Một trong 20 người giàu nhất châu Âu thiệt mạng trong vụ rơi trực thăng ở Alaska

(PLVN) - Người giàu nhất CH Czech, tỷ phú Petr Kellner, đã thiệt mạng trong một vụ rơi máy bay trực thăng ở Alaska, Mỹ.

Theo Reuters, ngày 29/3 (giờ địa phương), tập đoàn tài chính PPF của tỉ phú Petr Kellner thông báo về sự việc đã xảy ra từ ngày 27/3. Petr Kellner là một trong 5 người thiệt mạng trong vụ rơi trực thăng ở Alaska, Mỹ.

Tỷ phú Kellner là người giàu nhất Cộng hòa Czech.
 Tỷ phú Kellner là người giàu nhất Cộng hòa Czech.

Theo tạp chí Forbes, tỷ phú Kellner nằm trong danh sách 70 người giàu nhất thế giới năm 2020 với tài sản ròng trị giá 17,5 tỷ USD. Ngoài ra, ông là người giàu nhất của CH Czech, cũng là một trong 20 người giàu nhất châu Âu. 

Báo Washington Post dẫn nguồn tin từ Bộ An toàn cộng đồng Alaska cho biết lực lượng cứu hộ đã tìm thấy thi thể ông Kellner và 4 người khác là Gregory Harms (52 tuổi), Benjamin Larochaix (50 tuổi), Sean McManamy (38 tuổi) và Zachary Russell (33 tuổi, là phi công lái trực thăng).

Nhóm cứu hộ không tìm thấy người nào sống sót khác.

Tập đoàn PPF được thành lập năm 1991 với nhiều lĩnh vực kinh doanh như đầu tư tài chính, viễn thông, công nghệ sinh học, bất động sản và cơ khí.

Đọc thêm

Cộng đồng quốc tế đánh giá cao thành tựu của Việt Nam về bảo vệ, thúc đẩy quyền con người

Đoàn đại biểu Việt Nam tại Phiên Đối thoại.
(PLVN) - Ngày 7/5, tại Trụ sở Liên hợp quốc (LHQ) tại Geneva, Thụy Sỹ, Đoàn đại biểu Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt dẫn đầu đã tham gia Phiên đối thoại về Báo cáo quốc gia của Việt Nam theo Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền LHQ.

Việt Nam chuẩn bị đối thoại về Báo cáo UPR tại Hội đồng Nhân quyền LHQ

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu Việt Nam tham gia phiên đối thoại.
(PLVN) - Ngày 7/5, tại Trụ sở Liên hợp quốc (LHQ) ở Geneva (Thụy Sỹ), Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu Việt Nam tham gia phiên đối thoại về Báo cáo quốc gia của Việt Nam về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người theo cơ chế Rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền LHQ.