Quốc hội sẽ giám sát nạn xâm hại trẻ em

Đại biểu Quốc hội thống nhất chọn chuyên đề việc thực hiện chính sách pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em là nội dung giám sát trong năm 2020.
Đại biểu Quốc hội thống nhất chọn chuyên đề việc thực hiện chính sách pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em là nội dung giám sát trong năm 2020.
(PLVN) - Hôm qua (3/6), bước sang tuần làm việc thứ ba, Tổng Thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc trình bày tờ trình về dự kiến chương trình giám sát của Quốc hội năm 2020. Đã có 383/426 Đại biểu Quốc hội (ĐB) có mặt (chiếm 79,13%) thống nhất chọn chuyên đề việc thực hiện chính sách pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em là nội dung giám sát trong năm 2020.

Những con số đáng lưu ý

Tổng Thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, tiêu chí lựa chọn nội dung giám sát phải là vấn đề bức xúc, nổi lên ở tầm vĩ mô hoặc ảnh hưởng lớn đến đời sống kinh tế - xã hội, được đại biểu Quốc hội, cử tri và nhân dân quan tâm; gắn với việc xây dựng, thi hành pháp luật. 

Tính đến ngày 23/3/2019, Tổng Thư ký Quốc hội đã nhận được văn bản trả lời của 77 cơ quan với 183 nội dung kiến nghị, đề xuất nội dung chuyên đề giám sát. Trên cơ sở dự kiến số lượng, tiêu chí lựa chọn và nghiên cứu kiến nghị, đề xuất của các cơ quan, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đề nghị Quốc hội xem xét, quyết định 1 trong 2 chuyên đề: Chuyên đề 1: Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em (dự kiến giao Ủy ban Tư pháp chủ trì về nội dung). Chuyên đề 2: Việc thực hiện các Hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam là thành viên (dự kiến giao Ủy ban Đối ngoại chủ trì về nội dung).

Đồng tình với chuyên đề 1, ĐB Tô Văn Tám (Kom Tum) cho biết, trẻ em chiếm 1/4 dân số thế giới. Việc bảo vệ, chăm sóc, giáo dục, đảm bảo quyền trẻ em được sống an toàn, hạnh phúc là đảm bảo cho tương lai phát triển bền vững của đất nước.

Tuy nhiên, ĐB bày tỏ lo lắng trước tình trạng bạo lực trẻ em, xâm hại tình dục trẻ em. “Thống kê cho thấy, từ năm 2011- 2015 có 5.300 vụ xâm hại tình dục được phát hiện và xử lý; năm 2018 có 1.269 vụ xâm hại tình dục trẻ em được phát hiện và xử lý, đó chỉ là phần nổi của tảng băng chìm”, ĐB Tám dẫn chứng.

Cũng theo ĐB Tám, một khảo sát cho thấy khoảng 1,75 triệu trẻ em chưa đến tuổi trưởng thành phải làm việc nặng nhọc hoặc làm việc trong điều kiện độc hại với mức lương rẻ mạt, phải làm việc trong môi trường không đảm bảo sức khỏe và thời gian làm việc bị ép từ 11-12 tiếng, thậm chí 16 tiếng/ngày. Ngoài ra, trẻ em còn là nạn nhân của buôn bán người, bị bỏ rơi, sát hại. 

Cùng quan điểm, ĐB Triệu Thị Thu Phương (Bắc Kạn) cũng bày tỏ lo ngại về vấn đề bảo vệ trẻ em hiện nay. “Đáng chú ý, trẻ em bị xâm hại tình dục bởi người thân trong gia đình chiếm tỷ lệ cao với 21,3%; gần 60% số trẻ em bị xâm hại bởi người quen, hàng xóm, ước tính khoảng 68,4% trẻ em từ 1 đến 14 tuổi phải chịu ít nhất một hình phạt về thể chất hoặc tâm lý bởi các thành viên trong gia đình”, ĐB phân tích và cho biết những số liệu trên chỉ là phần nổi của tảng băng chìm, vì nhiều trường hợp trẻ em bị xâm hại nhưng do gia đình e ngại không tố giác.

Theo ĐB Phương, một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do công tác bảo vệ trẻ em ở nhiều nơi chưa được quan tâm đúng mức, kịp thời, không ít trẻ em vẫn chưa nhận được sự chăm sóc, giáo dục, bảo vệ cần thiết nên bị xâm hại cả về thể xác lẫn tinh thần; nhiều vụ việc, hành vi xâm hại trẻ em chưa được phát hiện, ngăn chặn kịp thời, có vụ việc xử lý chưa nghiêm; văn bản quy phạm pháp luật còn có những “khoảng trống” nhất định, còn thiếu các quy định triển khai chính sách về bảo vệ trẻ em; thiếu đội ngũ cán bộ làm công tác trẻ em và còn thiếu sự quan tâm, giám sát của các cơ quan dân cử.

Nâng cao chất lượng và hiệu quả giám sát

ĐB Nguyễn Thanh Hồng (Bình Dương) cho rằng, cần truyền thông tốt hơn nữa trong quá trình Quốc hội giám sát tại địa phương vì thực tế việc truyền thông chưa tương xứng với cuộc giám sát tối cao của Quốc hội. Cùng với đó, trên thực tế khi xuống địa phương có những đoàn rất lớn, số lượng xe trên chục chiếc, nhưng hiệu quả không cao.

ĐB Lê Thanh Vân (Cà Mau) nhận định, công cụ hỗ trợ cho hoạt động giám sát tối cao của Quốc hội còn khiêm tốn, việc huy động các chuyên gia, phương tiện, thậm chí trưng cầu giám định để làm rõ những vấn đề nghi vấn mà các vị ĐBQH nêu ra để hỗ trợ cho việc đánh giá chính xác diễn biến thực tiễn trong việc thực thi chính sách pháp luật còn yếu.

“Ví dụ khi chúng ta xem xét sự tác động của chính sách pháp luật đối với đất đai đô thị thì các thành viên đoàn giám sát chỉ có thể tiếp cận các báo cáo mà những vấn đề chuyên sâu trong đánh giá về khung giá đất cần thiết phải trưng dụng các chuyên gia chuyên ngành, thậm chí các chuyên gia bên ngoài, để đánh giá cho sát, chúng ta làm điều này còn rất hạn chế”, ĐB Lê Thanh Vân nói.

Dẫn kinh nghiệm của mình, ĐB Nguyễn Anh Trí (Hà Nội) cho biết, đến chỗ nào mà ở đó địa phương chuẩn bị tốt thì đoàn giám sát biết được nhiều hơn, kết luận của đoàn giám sát tốt hơn. Còn chỗ nào họ không muốn nói thì rất khó biết.

Chẳng hạn, khi đặt câu hỏi ở địa phương có phổ biến tình trạng người Việt Nam lấy tên của mình nhưng mua đất, mua dự án cho nước ngoài không, thường họ chỉ mỉm cười bảo “có”, nhưng bao nhiêu thì không biết. “Nhưng tôi biết chắc chắn họ biết, nhưng không nói”, ĐB Trí nói và đề nghị các địa phương, các bộ, ngành phải hợp tác nghiêm túc và đầy đủ hơn khi Quốc hội giám sát. 

Đọc thêm

Báo chí Uruguay và Argentina khẳng định ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ

Báo chí Uruguay và Argentina khẳng định ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ
Trong không khí tưng bừng kỷ niệm 70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), trang El Popular của Đảng Cộng sản Uruguay và tờ Resumen Latinoamericano của Argentina đã đăng bài phỏng vấn Đại sứ Việt Nam tại Argentina Ngô Minh Nguyệt, trong đó khẳng định chiến thắng Điện Biên Phủ là chiến thắng của lòng yêu nước nồng nàn, ý chí bất khuất, kiên cường của dân tộc Việt Nam được hun đúc qua hàng nghìn năm lịch sử; là chiến thắng của đường lối kháng chiến, đường lối quân sự độc lập, đúng đắn, sáng tạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Phát triển mạng lưới đường sắt đô thị: tạo đà cho những bước tiến xa. Kỳ 3: Cần khung khổ pháp lý mới để hiện thực hóa mục tiêu đường sắt đô thị

Dự án tuyến ĐSĐT số 3, đoạn Nhổn - ga Hà Nội vừa hoàn thành tuần thứ tư của giai đoạn vận hành thử nghiệm. (Ảnh: Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội)
(PLVN) - Các chuyên gia cho rằng, mục tiêu xây dựng hệ thống đường sắt đô thị tại TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh vào năm 2035 là khả thi nếu có tư duy mới, thực sự đột phá cùng một khung khổ pháp lý mới, “may đo” riêng cho 2 TP tiệm cận với cơ chế phổ biến của các nước đã phát triển thành công hệ thống đường sắt đô thị.

84 giải pháp đoạt giải Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc

84 giải pháp đoạt giải Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc
Tối 23/4, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ sáng tạo kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC) phối hợp Bộ Khoa học và Công nghệ, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Trung ương Ðoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức tổng kết và trao giải thưởng Hội thi Sáng tạo kỹ thuật lần thứ 17 (2022-2023).

Quy định cụ thể về ngưỡng doanh thu không chịu thuế giá trị gia tăng

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Chiều 23/4, tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến về dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (GTGT) (sửa đổi), các đại biểu đề nghị Chính phủ tính toán, cân nhắc các yếu tố liên quan để quy định cụ thể mức ngưỡng doanh thu hàng năm thuộc diện không chịu thuế GTGT trong Luật để xác lập căn cứ pháp lý rõ ràng.

Thủ tướng đề xuất đưa ASEAN thành hình mẫu trong chuyển đổi số toàn cầu

Toạ đàm với doanh nghiệp ASEAN và các đối tác với chủ đề “Cộng đồng doanh nghiệp ASEAN, gắn kết, tự cường và bền vững: Nắm bắt thời cơ trong thời đại số”. Ảnh: Dương Giang/TTXVN.
Ngày 23/4, trong khuôn khổ Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone, nước Chủ tịch ASEAN 2024 đồng chủ trì tọa đàm với doanh nghiệp các nước ASEAN và các đối tác với chủ đề “Cộng đồng doanh nghiệp ASEAN gắn kết, tự cường và bền vững: Nắm bắt thời cơ trong thời đại số”.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước gặp mặt cựu chiến binh, cựu TNXP tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Các cựu chiến binh, cựu TNXP dự buổi gặp mặt. Ảnh: Trọng Đức/TTXVN
Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), sáng 23/4, tại Hà Nội, Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam phối hợp cùng Bộ Quốc phòng, Trung ương Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam, Thành ủy Hà Nội, trang trọng tổ chức cuộc gặp mặt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước với đại diện cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Tiếp tục củng cố cơ sở về giao thông thông minh

Quang cảnh phiên họp.
(PLVN) - Tiếp tục phiên họp thứ 32, sáng 23/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến bước đầu về dự thảo Báo cáo kết quả bước đầu giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) từ năm 2009 đến hết năm 2023” về lĩnh vực bảo đảm TTATGT đường bộ.

Tăng cường kết nối hai nền kinh tế Việt Nam - Lào

Thủ tướng Phạm Minh Chính đón Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone.
(PLVN) - Theo tin từ Bộ Ngoại giao, chiều 22/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc gặp làm việc với Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone nhân dịp tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN tại Hà Nội.

Tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Phó Chủ tịch QH Nguyễn Khắc Định điều hành nội dung thảo luận.
(PLVN) - Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đề nghị Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các bộ, ngành và các cơ quan hữu quan nâng cao chất lượng hiệu quả công tác xây dựng pháp luật gắn với việc theo dõi thi hành pháp luật; khẩn trương khắc phục những hạn chế, vướng mắc, tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL).

Giám sát các dự án trọng điểm quốc gia: Có giải pháp để tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ

Phó Chủ tịch QH Nguyễn Đức Hải nội dung thảo luận.
(PLVN) - Sáng 22/4, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 32, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) xem xét kết quả giám sát Việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/1/2022 của QH về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và các nghị quyết của QH về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023.