Quảng Ninh - Khánh Hòa phải sẵn sàng ứng phó với khả năng bão trên biển Đông

Quảng Ninh - Khánh Hòa phải sẵn sàng ứng phó với khả năng bão trên biển Đông
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Hôm nay đến 6/10, khu vực từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và dông với lượng mưa phổ biến 100-200mm, có nơi trên 250mm; nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại khu vực vùng núi và ngập úng cục bộ các vùng trũng, thấp, ven sông...

Rãnh áp thấp có trục ở khoảng 8-10 độ vĩ Bắc hiện nối với một vùng áp thấp trên khu vực miền Nam Philippines. 13h hôm nay, hình thái nàyở khoảng 8,0-9,0 độ vĩ Bắc, 125,5-126,5 độ kinh Đông.

Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia dự báo, khoảng chiều và tối mai, 5/10, vùng áp thấp này đi vào Biển Đông và có khả năng mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới. Những ngày sau đó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão trên khu vực giữa và Nam Biển Đông.

Do ảnh hưởng của rãnh áp thấp phân tích trên kết hợp với nhiễu động trong đới gió Đông trên cao nên trong đêm nay và ngày mai, vùng biển Nam Vịnh Bắc Bộ, vùng Biển từ Quảng Trị đến Cà Mau, khu vực giữa và Nam Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Trường Sa) có mưa rào và dông mạnh. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc xoáy và gió giật mạnh.

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia đồng thời nhận định, hôm nay đến 6/10, khu vực từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và dông với lượng mưa phổ biến 100-200mm, có nơi trên 250mm; nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại khu vực vùng núi và ngập úng cục bộ các vùng trũng, thấp, ven sông.

Sáng 4/10, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai có văn bản gửi các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Khánh Hòa về ứng phó với khả năng xuất hiện áp thấp nhiệt đới, bão trên Biển Đông và mưa lớn diện rộng.

Để chủ động ứng phó, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai đề nghị Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các tỉnh, thành phố ven biển theo dõi chặt chẽ bản tin dự báo, cảnh báo về khả năng xuất hiện áp thấp nhiệt đới, bão trên biển Đông và diễn biến mưa, lũ để chủ động rà soát, chuẩn bị sẵn sàng phương án ứng phó với mưa lớn, ngập lụt, lũ, lũ quét, sạt lở đất, dông lốc có thể xảy ra.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Nhiệt độ Hà Nội và cả nước hôm nay, 19/1

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, ngày 19/1, miền Bắc vẫn duy trì trời rét, có nơi rét đậm; sáng sớm có sương mù; trưa chiều giảm mây trời nắng. Khu vực Trung Trung Bộ có mưa vài nơi, trưa chiều trời nắng. Nhiệt độ trong ngày tại Hà Nội cao nhất dao động 20 - 22 độ C...

Cháy nhà ở Hà Nội, 2 người tử vong

Lực lượng chức năng triển khai dập tắt đám cháy. Ảnh: Công an TP Hà Nội.
Lực lượng chức năng đã phát hiện, đưa 2 người bị thương tại tầng 2 ra ngoài và bàn giao lực lượng y tế đưa đến bệnh viện cấp cứu. Tuy nhiên, 2 nạn nhân không qua khỏi.

Ô nhiễm không khí kéo dài đe dọa sức khỏe người dân

Người tham gia giao thông bảo vệ sức khỏe bản thân bằng cách đeo khẩu trang. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Thời gian qua, tình trạng ô nhiễm không khí ở hai đô thị lớn nhất nước là Hà Nội và TP HCM liên tục ở mức báo động đỏ, với những chỉ số về ô nhiễm ở tốp đầu thế giới. Trong bối cảnh ô nhiễm không khí kéo dài và ngày càng nghiêm trọng, việc người dân chủ động bảo vệ sức khỏe trước tác động của ô nhiễm trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.

Nhếch nhác Bãi Đá Ông Địa

Nhếch nhác Bãi Đá Ông Địa
(PLVN) -Bãi Đá Ông Địa, tọa lạc tại phường Phú Hài, TP Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, từ lâu đã trở thành một trong những điểm đến yêu thích của du khách và người dân địa phương.

Bước tiến trong bảo tồn động vật hoang dã

Hành trình truy tìm dấu vết tự nhiên và bảo tồn sao la là minh chứng về nỗ lực bảo tồn dài hơi, bền bỉ với sự chung tay của cả hệ thống chính trị, toàn xã hội. (Ảnh sao la trong tự nhiên: WWF Việt Nam)
(PLVN) - Mới đây, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký phê duyệt Quyết định số 49/QĐ-TTg, chính thức khởi động Chương trình Quốc gia về bảo tồn các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ đến năm 2030, tầm nhìn 2050. Đây là một bước tiến lớn nhằm thúc đẩy các nỗ lực bảo tồn động vật hoang dã, bảo vệ đa dạng sinh học, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội theo hướng bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu.