Quảng Nam: Đốc thúc hoàn thành dự án Trường Trần Đại Nghĩa

Dự án mới đã hoàn thành 90% khu nhà dạy học.
Dự án mới đã hoàn thành 90% khu nhà dạy học.
(PLVN) - Trong khi cô trò Trường THPT Trần Đại Nghĩa (ở huyện Quế Sơn, Quảng Nam) phải chen chúc dạy và học trong trường cũ xuống cấp, thì cách đó không xa, ngôi trường mới được thi công từ 2020 đến nay vẫn còn dở dang, chưa hẹn ngày hoàn thành.

Trường cũ “chờ” trường mới

Dự án xây dựng mới Trường THPT Trần Đại Nghĩa được UBND tỉnh Quảng Nam phê duyệt đầu tư tại Quyết định 3142 ngày 30/9/2019, với tổng kinh phí 61,1 tỷ đồng, do Ban Quản lý (BQL) dự án đầu tư xây dựng tỉnh làm chủ đầu tư. Công trình được triển khai trên phần đất thuộc địa bàn hai xã Quế Thuận và Quế Châu với các hạng mục chính gồm: khối nhà lớp học ba tầng, khối nhà bộ môn ba tầng, khối nhà hiệu bộ, nhà đa năng, nhà bảo vệ, nhà xe, sân nền, tường rào cổng ngõ...

Dự án do liên danh 3 nhà thầu Cty TNHH Thuận Gia, Cty CP Xây dựng và Kinh doanh nhà Tam Kỳ, Cty TNHH Đại Thiên ký hợp đồng thi công từ tháng 7/2020, dự kiến hoàn thành đầu năm học 2023. Thế nhưng, đến nay đã gần 3 năm triển khai, dự án chỉ thi công được hạng mục khối nhà lớp học. Các hạng mục còn lại vẫn “đứng bánh” do chưa được địa phương bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công.

Ông Phan Văn Thậm (78 tuổi, ngụ thôn Phước Thành, xã Quế Thuận), 1 trong 2 hộ dân vướng mặt bằng cho biết, toàn bộ 300m2 đất ở và đất vườn của gia đình đều nằm trong khu vực mặt bằng thi công trường học. Chính quyền địa phương có đưa ra mức giá đền bù hỗ trợ di dời nhưng mà so với giá thị trường chênh lệch quá cao, gần 150 triệu đồng. Hai vợ chồng sau đó cũng đồng ý vì dự án này xây dựng trường học mới cho các cháu, giờ đang chờ chính quyền bố trí tái định cư.

“Không phải tôi không chịu đi, nhà cũng sắp sập tới nơi rồi, nhưng mà từ tháng 5 đến nay cứ hẹn mãi vẫn chưa đền bù, biết lấy tiền đâu làm nhà mới để ở mà đi. Đã vậy, đất tái định cư cũng chưa có sổ, lên đó chẳng lẽ ở “chui”. Vợ chồng tôi cũng già rồi, mong muốn cơ quan thẩm quyền giúp đỡ hỗ trợ hoàn thiện giấy tờ để sớm di dời chứ cũng không làm khó dễ gì ai cả”, ông Thậm nói.

Gia đình ông Thậm mong mỏi sớm được di dời để giao đất xây trường.

Gia đình ông Thậm mong mỏi sớm được di dời để giao đất xây trường.

Kể từ khi dự án được khởi công, người dân địa phương cũng như thầy trò Trường THPT Trần Đại Nghĩa vô cùng phấn khởi vì các em học sinh sẽ được học tập trong một ngôi trường khang trang, đầy đủ các thiết bị. Nhưng mong mỏi bao nhiêu, nay mọi người lại thất vọng bấy nhiêu, bởi thi công thời gian dài nhưng trường mới vẫn còn ngổn ngang.

Cô Trần Thị Hồng Phượng (Hiệu trưởng Trường THPT Trần Đại Nghĩa) cho biết, trường cũ xây dựng hơn 20 năm nên nhiều hạng mục đã xuống cấp, không đạt chuẩn để phục vụ việc dạy học. Nhà trường đối mặt với nhiều khó khăn vì lâu nay cơ sở vật chất tại trường cũ không được đầu tư cải tạo, nâng cấp do chờ trường mới. “Toàn trường có hơn 560 học sinh theo học ở ba khối lớp, nhiều phòng bộ môn chật hẹp, trong khi số lượng học sinh khá đông dẫn đến nhiều lúc phải chen chúc nhau dạy học. Bên cạnh đó, mỗi lần có mưa lớn, nhà trường phải đóng cửa dãy nhà ngang đã xuống cấp, có thể đổ sập bất cứ lúc nào. Thật sự rất thiệt thòi cho các em, nhà trường cũng rất khó cho công tác dạy học, nâng cao chất lượng”, cô Phượng chia sẻ.

Một đại diện một nhà thầu thi công dự án xây mới Trường THPT Trần Đại Nghĩa rất mong chính quyền đẩy nhanh giải phóng mặt bằng (GPMB) tạo điều kiện thuận lợi để cho đơn vị tiếp tục triển khai thi công công trình.

Tập trung gỡ vướng, đẩy nhanh tiến độ

Ghi nhận của PV PLVN, tại dự án xây Trường THPT Trần Đại Nghĩa mới, đến nay nhà thầu đã thi công xong khoảng 90% hạng mục khối nhà lớp học. Các hạng mục còn lại của dự án như nhà đa năng, nhà bộ môn, hiệu bộ, các hạng mục phụ trợ và đường vào công trình… vẫn chưa thể tiến hành. Trong khuôn viên trường, xe múc, đất cát, tôn che chắn nằm ngổn ngang. Nước mưa ùn ứ tạo thành vũng ao nằm ngay trước khu phòng học.

Theo ông Triệu Ngọc Chi, Giám đốc BQL dự án - quỹ đất Quế Sơn (đơn vị thực hiện công tác GPMB), trong phạm vi thực hiện dự án Trường THPT Trần Đại Nghĩa có vướng hai hộ dân ông Phan Thậm và Phan Toàn và hai ngôi mộ. Trong đó, hộ ông Thậm vướng nhà cửa, hộ còn lại vướng đất ở. Hai ngôi mộ đã được giải quyết xong. Các vướng mắc về GPMB dự án đã được tháo gỡ, phương án bồi thường đã được công khai với người dân, đất tái định cư cũng đã hoàn thành. Hiện chỉ chờ thủ tục phê duyệt phương án bồi thường tái định cư rồi giao đất cho người dân di dời, làm nhà ở thôi. BQL đang tập trung triển khai, dự kiến trong tháng 9 và 10 này sẽ hoàn thành.

Khu phòng học trường cũ xây hơn 20 năm trước đã xuống cấp.

Khu phòng học trường cũ xây hơn 20 năm trước đã xuống cấp.

Lý giải về nguyên nhân dự án còn dang dở, BQL dự án đầu tư xây dựng tỉnh Quảng Nam thông tin, tháng 7/2020 đơn vị đã hoàn thành xong các thủ tục đầu tư dự án và ký hợp đồng với nhà thầu thi công xây lắp. Tuy nhiên, đến ngày 14/2/2022, huyện Quế Sơn mới bàn giao được mặt bằng hạng mục khối nhà lớp học. Tiếp đó, đến ngày 20/5/2022, huyện tiếp tục bàn giao mặt bằng hạng mục khối nhà hiệu bộ.

“Do mặt bằng bàn giao chậm hơn 19 tháng kể từ ngày ký hợp đồng và hợp đồng theo giá cố định nên thời gian qua một số loại vật tư biến động lớn, gây rất nhiều khó khăn cho nhà thầu. Việc các hạng mục khác chưa có mặt bằng để triển khai thi công nên ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ dự án”, BQL cho hay.

Mới đây, tại buổi đi kiểm tra thực tế ở Trường THPT Trần Đại Nghĩa mới, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Trần Anh Tuấn yêu cầu UBND huyện Quế Sơn khẩn trương hoàn chỉnh hồ sơ, thủ tục và tích cực phối hợp với BQL dự án đầu tư xây dựng tỉnh, các sở, ngành liên quan để nhanh chóng phê duyệt phương án bồi thường, thu hồi đất, bố trí tái định cư, GPMB phần diện tích còn lại nhằm tạo điều kiện cho nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công công trình.

Theo ông Tuấn, Trường THPT Trần Đại Nghĩa là công trình có ý nghĩa xã hội của Quế Sơn. Những năm qua, công tác GPMB và thi công diễn ra khá chậm. Thời gian tới, chính quyền địa phương cùng các đơn vị liên quan tập trung khắc phục hạn chế này để sớm đưa công trình vào phục vụ việc dạy học.

Đọc thêm

Tỉnh Tuyên Quang kêu gọi ủng hộ xóa 6.000 nhà tạm, nhà dột nát

Tỉnh Tuyên Quang họp bàn chỉ đạo thực hiện ngay sau khi chỉ đạo của Chính phủ.
(PLVN) - Nhằm hỗ trợ, giúp đỡ, tạo điều kiện cho hộ nghèo gặp khó khăn về nhà ở có được ngôi nhà kiên cố, ổn định để yên tâm phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo bền vững, ngày 15/1, Bí thư tỉnh ủy Tuyên Quang Hà Thị Nga đã có thư ngỏ về việc kêu gọi ủng hộ xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh.

Nông dân Bạc Liêu lao đao tìm thương lái mua lúa

Nông dân Bạc Liêu lao đao tìm thương lái mua lúa
(PLVN) - Theo thống kê của ngành Nông nghiệp tỉnh Bạc Liêu, nông dân tại các địa phương xuống giống hơn 46.800 ha lúa trên đất tôm (lúa - tôm), hơn 34.500 ha lúa Thu Đông. Đồng thời, Bạc Liêu có hơn 32 nghìn ha lúa lấp vụ Hè Thu và gần 2 nghìn ha giống lúa cao sản… Tuy nhiên, ngày cận Tết, giá lúa giảm sâu khiến nhiều hộ dân đứng ngồi không yên.

Thành phố Lào Cai: Điểm sáng trong công tác xóa nhà tạm, nâng cao chất lượng sống người dân

Thành phố Lào Cai: Điểm sáng trong công tác xóa nhà tạm, nâng cao chất lượng sống người dân
(PLVN) - Trong những năm gần đây, thành phố Lào Cai – trung tâm kinh tế, văn hóa của tỉnh Lào Cai – đã có những bước tiến vượt bậc trong công tác phát triển hạ tầng đô thị và nâng cao đời sống người dân. Một trong những thành tựu đáng ghi nhận nhất chính là việc triển khai hiệu quả phong trào xóa nhà tạm, giúp người dân an cư lạc nghiệp và góp phần thay đổi diện mạo của thành phố vùng cao này.

Lễ hội Gò Đống Đa sẽ diễn ra trong 3 ngày

Ông Nguyễn Thanh Tùng, Phó Chủ tịch UBND quận Đống Đa thông tin về Lễ hội
(PLVN) - Ngày 15/1, Quận ủy - HĐND - UBND quận Đống Đa tổ chức gặp mặt và thông tin tới báo chí về Lễ hội kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa (1789-2025) - Lễ hội Gò Đống Đa.

Tín dụng chính sách mang mùa xuân đến người nghèo miền núi Tân Sơn

Cuộc sống của người dân Tân Sơn, Phú Thọ đang ngày càng ổn định từ khi có nguồn vốn tín dụng chính sách.
(PLVN) - Những ngày cận Tết Ất Tỵ 2025, không khí giải ngân các chương trình tín dụng ưu đãi tại vùng miền núi phía tây nam tỉnh Phú Thọ trở nên tất bật và khẩn trương. Dù công việc bận rộn, ông Tăng Tiến Sỹ, Giám đốc Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) huyện Tân Sơn, vẫn dành thời gian đồng hành cùng các phóng viên đến thăm các bản làng xa xôi, gặp gỡ những hộ nghèo và các gia đình đồng bào dân tộc đang gặp khó khăn, lắng nghe câu chuyện của họ về cách sử dụng nguồn vốn ưu đãi của Nhà nước để đầu tư sản xuất và cải thiện đời sống.

Du lịch Cần Thơ thu hút 6,3 triệu du khách trong năm 2024

Du lịch Cần Thơ thu hút 6,3 triệu du khách trong năm 2024
(PLVN) - Ngày 14/1, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch TP Cần Thơ (Sở VH-TT&DL TP Cần Thơ) tổ chức Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Qua một năm triển khai thực hiện các nhiệm vụ, trên tinh thần trách nhiệm cao của Sở VH-TT&DL TP Cần Thơ và các đơn vị liên quan, lĩnh vực văn hoá, thể thao và du lịch của TP Cần đã gặt hái được nhiều kết quả tích cực, với những con số ấn tượng…

Khánh thành cột cờ Tổ quốc tại quần đảo Nam Du

Khánh thành cột cờ Tổ quốc tại quần đảo Nam Du
(PLVN) - Ngày 14/1, UBND huyện Kiên Hải (tỉnh Kiên Giang) phối hợp với các cơ quan, đơn vị, trường đại học cùng lực lượng vũ trang tổ chức lễ thượng cờ và khánh thành cột cờ Tổ quốc quần đảo Nam Du, tọa lạc tại xã An Sơn, huyện đảo Kiên Hải.

Công an tỉnh Sihanouk thăm, chúc Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 Công an tỉnh Kiên Giang

Toàn cảnh buổi thăm, tặng quà Tết
(PLVN) - Đoàn công tác Công an tỉnh Sihanouk (Vương quốc Campuchia), do Thiếu tướng Sô Bun Na Rith, Phó Giám đốc Công an tỉnh làm Trưởng đoàn, đã đến thăm và chúc Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 Công an tỉnh Kiên Giang. Tiếp đón đoàn có Đại tá Đào Hải Đăng, Phó Giám đốc Công an tỉnh Kiên Giang, cùng lãnh đạo một số phòng nghiệp vụ của Công an tỉnh.

Giám đốc Sở Du lịch Nghệ An xin nghỉ hưu trước tuổi

Giám đốc Sở Du lịch Nghệ An xin nghỉ hưu trước tuổi
(PLVN) - Việc ông Nguyễn Mạnh Cường, Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Nghệ An quyết định xin nghỉ hưu trước tuổi thể hiện tinh thần trách nhiệm của người đứng đầu, luôn đặt lợi ích tập thể lên đầu, tất cả vì sự nghiệp chung của đất nước.