Quản lý, kiểm tra, giám sát chặt chẽ nguồn lực nhà nước tại doanh nghiệp

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu tại phiên họp.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Đây là ý kiến được Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đưa ra tại phiên họp sáng nay, 7/10, cho ý kiến về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp (DN).

Tăng cường phân cấp mạnh gắn với trách nhiệm giải trình của DN

Trình bày Tờ trình, Thứ trưởng Bộ Tài chính Cao Anh Tuấn cho biết, thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước trong việc nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại DN, trước yêu cầu mới từ thực tiễn quản lý và hội nhập quốc tế, kịp thời khắc phục những hạn chế, tồn tại của Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại DN hiện hành (Luật số 69/2014/QH13), bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật Việt Nam, Chính phủ trình dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại DN thay thế Luật số 69/2014/QH13 là cần thiết.

Về phạm vi điều chỉnh, dự thảo Luật quy định theo hướng việc sử dụng vốn, tài sản được quy định theo hướng “đầu tư vốn nhà nước tại DN”; các quy định về huy động vốn; mua, bán, sử dụng tài sản cố định; quản lý nợ phải thu, phải trả được giao cho DN quyết định nhằm xác định rõ Nhà nước là chủ sở hữu đầu tư vốn, quản lý theo phần vốn góp tại DN, không can thiệp hành chính vào hoạt động của DN; tăng cường phân cấp mạnh gắn với trách nhiệm giải trình của DN.

Thứ trưởng Bộ Tài chính Cao Anh Tuấn trình bày tờ trình tại phiên họp.

Thứ trưởng Bộ Tài chính Cao Anh Tuấn trình bày tờ trình tại phiên họp.

Về đối tượng áp dụng, tại Điều 2 dự thảo Luật về đối tượng áp dụng gồm DN nhà nước theo quy định của luật DN, tổ chức tín dụng do nhà nước nắm giữ từ 50% vốn điều lệ trở lên; cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn, người đại diện chủ sở hữu vốn và tổ chức tín dụng có vốn đầu tư của nhà nước; cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Dự thảo Luật gồm 8 chương và 62 điều.

Phát biểu tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nêu rõ yêu cầu, việc sửa đổi Luật phải trên tinh thần cụ thể hoá đầy đủ quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước về thay đổi cơ cấu, phát triển DN nhà nước có vốn nhà nước; tách bạch, phân định rõ chức năng, chủ sở hữu tài sản vốn nhà nước với chức năng quản lý vốn nhà nước đối với mỗi loại hình DN, chức năng quản trị kinh doanh DN; đảm bảo nguyên tắc nhà nước không can thiệp trực tiếp vào hoạt động sản xuất kinh doanh, quản trị DN, tăng cường phân cấp phân quyền.

“Sửa luật lần này nhấn mạnh vào phân cấp, phân quyền”, Chủ tịch Quốc hội nói.

Đồng thời, Chủ tịch Quốc hội cũng yêu cầu rà soát, tách bạch những nội dung Quốc hội quy định, nội dung Chính phủ quy định; đảm bảo tính đồng bộ của các quy định tại dự thảo Luật với hệ thống pháp luật, nhất là các luật có liên quan như Luật Đầu tư, Luật DN, Luật Xây dựng.

Cùng với đó, làm rõ những nội dung luật hiện hành còn phù hợp với thực tế, có tác động tích cực đến sự phát triển của DN có vốn nhà nước có tiếp tục được giữ lại hay không; làm rõ dự thảo Luật đã xử lý hết dứt điểm hay 1 phần các vướng mắc tại Luật hiện hành, các khó khăn, vướng mắc, các vấn đề phát sinh trong thực tiễn trong thời gian quan liên quan đến vốn đầu tư nhà nước tại DN hay chưa?

Tránh tạo khoảng trống pháp lý

Đánh giá đây là dự án Luật khó, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh chỉ ra rằng, dự thảo Luật thay thế toàn bộ bố cục, cách tiếp cận, điều chỉnh rất nhiều nội dung cụ thể, bổ sung nhiều quy định mới so với Luật số 69/2014/QH13, trong đó có nhiều nội dung quy định hạn chế hơn đối với hoạt động của các DN do nhà nước nắm giữ từ trên 50% đến 100% vốn điều lệ.

Tuy nhiên, Cơ quan soạn thảo chưa có báo cáo giải trình về lý do nội dung sửa đổi, bổ sung, thay thế và đánh giá tác động các nội dung sửa đổi này tới hoạt động của DN, chưa thiết kế hết các chi tiết và quy định chuyển tiếp.

Về đối tượng áp dụng, theo Phó Chủ tịch Quốc hội, Điều 2 dự thảo Luật quy định đối tượng áp dụng bao gồm DN do nhà nước nắm giữ từ trên 50% đến dưới 100% vốn điều lệ là không phù hợp.

Bởi, khác với các DN do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, nhà nước không nắm quyền kiểm soát tuyệt đối các DN trên 50% vốn điều lệ mà đóng vai trò là cổ đông, là thành viên góp vốn. Việc quản lý vốn nhà nước tại DN được thực hiện thông qua việc có ý kiến để người đại diện chủ sở hữu vốn biểu quyết, quyết định tại cuộc họp Hội đồng quản trị, hội đồng thành viên, đại hội cổ đông mà không quản lý trực tiếp đối với pháp nhân của DN.

Mặt khác, đây không phải là luật về DN nhà nước mà là luật quản lý đầu tư vốn nhà nước tại DN. “Do đó, quy định tại dự thảo Luật đang tạo ra khoảng trống pháp lý đối với các DN do nhà nước nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ - đang là đối tượng áp dụng của Luật số 69/2014/QH13, đặc biệt là các DN do nhà nước nắm giữ từ trên 36 % đến 50% vốn điều lệ nhà nước có quyền phủ quyết theo quy định của DN. Đồng thời, thiếu vắng các quy định pháp luật điều chỉnh việc quản lý vốn nhà nước tại các tổ chức kinh tế, tổ chức tài chính thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật chuyên ngành có vốn đầu tư của Nhà nước nắm quyền kiểm soát”, Phó Chủ tịch Quốc hội cho hay.

Vì vậy, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh đề nghị nghiên cứu, cân nhắc việc bổ sung đối tượng này để bảo đảm tính bao quát các trường hợp có vốn đầu tư nhà nước; quản lý, kiểm tra, giám sát chặt chẽ nguồn lực nhà nước tại DN, tránh nguy cơ thất thoát, lãng phí và tránh tạo khoảng trống pháp lý; cụ thể hóa yêu cầu tại Nghị quyết số 12-NQ/TW về tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả DN nhà nước, trong đó có yêu cầu nhà nước thực hiện đầy đủ trách nhiệm quyền chủ sở hữu đối với DN nhà nước, cổ phần, vốn góp của nhà nước tại DN thực sự đóng vai trò là nhà đầu tư, chủ sở hữu bình đẳng về quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm với các nhà đầu tư trong DN.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cũng nhấn mạnh một số yêu cầu đối với dự án Luật này. Đó là Nhà nước không can thiệp trực tiếp vào hoạt động sản xuất kinh doanh, quản trị của DN; cắt giảm, đơn giản hóa tối đa thủ tục hành chính, hạn chế cơ chế xin – cho; tăng cường phân cấp, phân quyền, xử lý triệt để những vướng mắc hiện nay; tách chức năng quản lý chủ sở hữu với chức năng quản lý nhà nước đúng tinh thần Nghị quyết số 12-NQ/TW, giảm các quy định quá chi tiết.

Đọc thêm

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp đại diện trí thức kiều bào thuộc cộng đồng Pháp ngữ

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu tại cuộc trò chuyện.
(PLVN) - Nhân chuyến công tác dự Hội nghị cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19 và thăm chính thức Pháp, sáng 5/10, theo giờ địa phương, tại Paris, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã có cuộc trò chuyện thân mật với gần 30 chuyên gia, trí thức kiều bào tiêu biểu từ các nước Pháp, Anh, Bỉ, Canada, Luxembourg và Thụy Sỹ.

Thủ tướng: Đề xuất cơ chế đặc thù, đặc biệt cho Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, cuộc họp nhằm triển khai thực hiện Nghị quyết của Trung ương và Kết luận của Bộ Chính trị về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc-Nam - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Sáng 5/10, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải chủ trì họp Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc-Nam và tình hình triển khai các dự án đường sắt kết nối với Trung Quốc.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Không gian Pháp ngữ là mảnh đất tiềm năng cho hợp tác kinh tế, đầu tư và trao đổi thương mại

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Không gian Pháp ngữ là mảnh đất tiềm năng cho hợp tác kinh tế, đầu tư và trao đổi thương mại
Trong khuôn khổ chương trình tham dự Hội nghị cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19 và thăm chính thức CH Pháp từ ngày 3 - 7/10, sáng 4/10, tại Paris, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã dự và phát biểu tại Diễn đàn Doanh nghiệp Pháp ngữ về đổi mới, sáng tạo (FrancoTech).

Thủ tướng: Doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam thực hiện '5 tiên phong' phát triển cùng đất nước

Thủ tướng: Doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam thực hiện '5 tiên phong' phát triển cùng đất nước
Phát biểu kết luận buổi gặp mặt giữa Thường trực Chính phủ với các doanh nhân, đại diện doanh nghiệp nhân kỷ niệm 20 năm Ngày Doanh nhân Việt Nam sáng 4/10, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương sẽ thực hiện 6 nhiệm vụ trọng tâm và đề nghị doanh nghiệp, doanh nhân thực hiện 5 tiên phong để phát triển lớn mạnh cùng đất nước.

Khai mạc kỳ họp thứ 18 HĐND TP Hà Nội

Hình ảnh tại phiên khai mạc Kỳ họp.
(PLVN) - Kỳ họp này diễn ra trong 1 ngày và là kỳ họp chuyên đề khối lượng công việc lớn, với 20 nội dung, bao gồm 5 nội dung quy phạm pháp luật, 15 nội dung chuyên đề.

Đại hội đại biểu toàn quốc MTTQ Việt Nam lần thứ X: Hướng tới mục tiêu xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh

Ông Nguyễn Hữu Dũng, Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam thông tin về những điểm mới của Đại hội. Ảnh- PV
(PLVN) - Sáng 4/10, thông tin về Đại hội đại biểu toàn quốc MTTQ Việt Nam lần thứ X, nhiệm kỳ 2024-2029, ông Nguyễn Hữu Dũng - Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam cho biết, tiêu đề dự thảo Báo cáo chính trị của Đại hội đã thể hiện quan điểm mới về vai trò nòng cốt chính trị và nhiệm vụ bao trùm của Mặt trận trong giai đoạn cách mạng mới, hướng tới mục tiêu cao nhất là xây dựng đất nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh, Nhân dân ta có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm bắt đầu tham dự Hội nghị cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19 và thăm chính thức Pháp

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm bắt đầu tham dự Hội nghị cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19 và thăm chính thức Pháp
(PLVN) - Đúng 21h45 ngày 3/10 giờ địa phương (2h45 ngày 4/10 theo giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã hạ cánh xuống Sân bay Orly, thủ đô Paris, Pháp, bắt đầu các hoạt động tham dự Hội nghị cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19 và thăm chính thức Cộng hòa Pháp từ ngày 3-7/10 theo lời mời của Tổng thống Cộng hòa Pháp Emmanuel Macron.

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long nhận thêm nhiệm vụ mới

Phó Thủ tướng Lê Thành Long. (Ảnh: VGP)
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định số 1097/QĐ-TTg ngày 3/10/2024 phê duyệt danh sách thành viên Ban Chỉ đạo quốc gia về tìm kiếm, quy tập và xác định danh tính hài cốt liệt sĩ. Theo quyết định này, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long nhận thêm nhiệm vụ mới.

Tặng Bằng khen cho quân nhân BĐBP Cà Mau trong Chuyên án CM324

Tặng Bằng khen cho quân nhân BĐBP Cà Mau trong Chuyên án CM324
(PLVN) - Ngày 3/10, tại Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Cà Mau, ông Lê Văn Sử - Phó Chủ tịch UBND tỉnh trao thưởng Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho các quân nhân thuộc BĐBP Cà Mau vì có thành tích xuất sắc trong điều tra, xác minh vụ án “Tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh Việt Nam trái phép” (Chuyên án CM324).