Quân đội lao vào bão cứu nạn nhiều tàu cá và ngư dân trên biển

Các đơn vị quân đội tham gia kéo tàu cá bị nạn vào bờ.
Các đơn vị quân đội tham gia kéo tàu cá bị nạn vào bờ.
(PLO) - Bão số 12 đổ bộ vào các tỉnh Nam Trung bộ đã gây thiệt hại không nhỏ đối với việc làm ăn, sản xuất của ngư dân trên biển. Bão đã khiến nhiều tàu cá bị chìm và hư hỏng nặng. Một số tàu cá ngư dân hỏng máy, hết nhiên liệu, trôi dạt trên biển. Lực lượng Quân đội thường trực trên biển gồm Hải quân, Biên phòng và Cảnh sát Biển đã nhanh chóng triển khai lực lượng, phương tiện, vật lộn với bão gió tìm kiếm, cứu nạn ngư dân và tàu cá.

Đại tá Trần Văn Kim - Chỉ huy trưởng Trung tâm quốc gia Điều hành Tìm kiếm Cứu nạn, Văn phòng Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn cho biết: (Từ trưa 3/11 đến sáng 4/11 đã có 8 vụ tai nạn nghiêm trọng liên tiếp trên biển, liên quan đến 9 tàu thuyền. Hiện vẫn còn người mất tích”.

Bình Định có số lượng lớn tàu thuyền gặp nạn. 5 tàu hàng ở phao số 0 thuộc vùng biển Quy Nhơn đã bị sóng đánh chìm hoàn toàn. 2 tàu bị sóng đánh dạt vào bờ hư hỏng nặng. 11 tàu cá bị sóng đánh chìm, trong đó có 9 chiếc ở phường Hải Cảng và 2 chiếc ở xã Nhơn Hải. Ngoài ra, còn 1 tàu sắt mang số hiệu của tỉnh Phú Yên bị đứt dây neo trôi dạt vào vùng biển ở đường Xuân Diệu và 1 tàu sắt khác đang chở hàng cũng bị trôi dạt, mắc kẹt tại Bãi Dại, phường Ghềnh Ráng, TP Quy Nhơn. Các lực lượng chức năng đã cứu vớt 35 thuyền viên, trong đó có 20 thuyền viên quốc tịch Việt Nam, 15 thuyền viên nước ngoài, hiện các thuyền viên đang được điều trị tại các bệnh viện trong tỉnh.

Tàu cá BĐ 95956TS, công suất 730CV do ông Đỗ Văn Mốt (ở xã Hoài Hương, huyện Hoài Nhơn, Bình Định) làm thuyền trưởng bị hết nhiên liệu, thả trôi ngày 3/11 cách Đông Chóp Chài, tỉnh Phú Yên khoảng 23 hải lý. Trên tàu có 2 ngư dân. Ngày 3/11, Bộ Tư lệnh (BTL) Hải quân đã chỉ đạo Vùng 3 Hải quân khẩn trương điều tàu Hải quân 799 đang tránh bão tại Quy Nhơn tìm kiếm, cứu nạn tàu BĐ 95956TS.

Tàu 799 rất vất vả mới tiếp cận được tàu cá bị nạn vào 23h40 cùng ngày. Do sóng to, gió lớn, tàu cá bị phá nước, chìm dần, chủ tàu đã đồng ý bỏ tàu để bảo đảm an toàn. 0h 20 ngày 4/11, cán bộ, chiến sĩ tàu 799 đã đưa 2 ngư dân tàu cá bị nạn lên tàu, tổ chức chăm sóc sức khỏe 2 ngư dân. 15h30, ngày 4/11, tàu 799 đã đưa 2 ngư dân cập cảng Vùng 4 Hải quân để bàn giao. Lãnh đạo BTL Vùng 4 đã thăm hỏi, động viên, tặng quà 2 ngư dân. Đại tá Trần Văn Kim cho biết: “Hệ thống liên lạc trên tàu không còn hoạt động. Rất may là thuyền trưởng còn điện thoại di động để liên lạc”.

Trong ngày 4/11, tại phường Hải Cảng, TP Quy Nhơn, Bình Định, 4 người ra kiểm tra bè nuôi trồng thủy sản thì bị chìm ghe, trong đó có 2 người đã được cứu nạn, còn 2 người đang trôi dạt trên biển. 5 người trên bè cá tại khu vực biển phường Ghềnh Ráng bị hỏng máy, trôi dạt trên biển. 5 người này, chiều 3/11 lực lượng biên phòng đã ra cưỡng chế, sơ tán đưa vào bờ nhưng sau đó lại đi ghe trốn ra để vớt tôm. Đến 3h ngày 4/11, thấy sóng to, các ngư dân mới xuống ghe chạy vào bờ nhưng chạy được nửa đường thì hỏng máy. Từ đêm đến rạng sáng 4/11, các lực lượng rất vất vả, vật lộn để tìm cách cứu 5 người này. 

Tàu cá BĐ 95184TS của ông Võ Minh Vương (ở xã Hoài Hương, huyện Hoài Nhơn, Bình Định) bị gãy bánh lái lúc 23h30 ngày 3/11 tại vùng biển cách Đông Cù lao Xanh 26 hải lý. Đã điều tàu hải quân đi từ đêm và rạng sáng 4/11. Các lực lượng đã liên lạc được với tàu bị nạn, hiện tàu bị nạn vẫn trôi dạt, tốc độ trôi dạt 5 hải lý/h.

Đêm 4/11, tàu 365, Vùng 3 Hải quân được lệnh điều từ Lý Sơn (Quảng Ngãi) vào Quy Nhơn. Trong đêm, tàu đã tiếp nhận và đưa 1 thuyền viên tàu Mushira và 4 thuyền viên tàu Việt Thuận vào bờ an toàn. Cán bộ, chiến sĩ tàu 365 đã chăm sóc sức khỏe cho thuyền viên và bàn giao cho cơ quan chức năng tỉnh Bình Định theo đúng quy định.

Lúc 16h30 ngày 4/11, đảo Thuyền Chài A phát hiện 4 ngư dân trôi dạt cách đảo 3,5 hải lý về hướng Đông Bắc. Đảo đã xin ý kiến hạ xuồng ra cứu người. Khi vào đảo, các ngư dân trong tình trạng đói và đuối sức. Cán bộ, chiến sĩ trên đảo đã sơ cứu và chăm sóc sức khỏe cho các ngư dân. Hiện sức khỏe các ngư dân ổn định. 3 trong 4 ngư dân bị nạn đã liên hệ được với gia đình, người thân ở đất liền. Đây là các ngư dân trên Tàu BV 98068 TS do ông Vũ Văn Lắng và bà Phùng Thị Lệ Thu ở TP Vũng Tàu làm chủ. Tàu 795, 792, Vùng 3 Hải quân đã cứu được 5 thuyền viên và vớt được 1 thi thể ngư dân.

7h45 ngày 4/11, tàu 22 và tàu 950, Vùng 4 Hải quân đã cứu nạn 2 xà lan và 3 thuyền viên của Công ty cung ứng nhựa đường ADCO - Hà Nội bị sự cố trôi dạt trong vịnh Cam Ranh. Đến 18 giờ 00, Tàu 22 và Tàu 950 đã hỗ trợ xà lan và đưa thuyền viên vào bờ an toàn. 17 giờ, ngày 3/11, Tàu 18, Vùng 4 Hải quân đã rời đảo Đá Tây cơ động đến đảo Song Tử Tây chuyển 34 ngư dân và 2 thi thể ngư dân của tàu cá QNa 91739TS bị lật ngày 1/11 vào bờ.

Sau nhiều giờ vật lộn với sóng to, gió lớn, các cán bộ, chiến sĩ Hải đội 302, BTL Vùng Cảnh sát Biển 3 đã giải cứu thành công 52 ngư dân bị mắc kẹt trên các đảo Hòn Dung, Hòn Mai, Hòn Trê, Đảo Cổ Cò thuộc xã đảo Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa.

5h ngày 04/11, tàu CSB 6001, Hải đội 201, BTL Vùng Cảnh sát Biển 2 đang thực hiện nhiệm vụ trực tìm kiếm cứ hộ, cứu nạn tại khu vực biển đảo Lý Sơn phát hiện lồng bè của ngư dân trôi dạt đã kịp thời cứu giúp tài sản cho ngư dân.

Đọc thêm

Đẩy mạnh hoàn thiện thể chế, tạo môi trường thuận lợi cho tăng trưởng

Quang cảnh phiên họp. (Ảnh trong bài: quochoi.vn)
(PLVN) -   Ngày 4/11, tại phiên thảo luận tại hội trường của Quốc hội, các Đại biểu đánh giá cao những kết quả đã đạt được trong công tác xây dựng thể chế thời gian qua; đồng thời kiến nghị nhiều giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện thể chế, tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của đất nước trong thời gian tới.

'Doanh nghiệp cần có hoài bão lớn và khát vọng phát triển'

'Doanh nghiệp cần có hoài bão lớn và khát vọng phát triển'
(PLVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn, doanh nghiệp có hoài bão lớn và khát vọng phát triển, trở thành hình mẫu của tinh thần doanh nghiệp, kinh doanh liêm chính, nhân văn và có trách nhiệm. Đồng thời, tăng cường hơn nữa công tác thông tin truyền thông; bảo vệ bản quyền, giá trị thương hiệu...

Cần các biện pháp mạnh mẽ ứng phó với thiên tai

Đại biểu Nguyễn Thị Thu Hà phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Chiều 4/11, tại phiên thảo luận ở hội trường của Quốc hội về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025…, một số ý kiến đại biểu đề cập đến những hậu quả nặng nề do thiên tai thời gian qua và đề nghị cần có các giải pháp mạnh mẽ để ứng phó.

Đại biểu Quốc hội đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng văn bản pháp luật

Quang cảnh phiên họp.
(PLVN) - Để hạn chế tối đa tình trạng ban hành các thủ tục hành chính rồi lại rà soát để cắt giảm, Đại biểu Quốc hội cho rằng, giải pháp hiệu quả nhất là cần tập trung rà soát ngay từ khâu xây dựng ban hành quy phạm pháp luật, trong đó cần đặc biệt chú trọng vào việc xin ý kiến của các tầng lớp Nhân dân, các cơ quan, tổ chức vào các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật và tổng hợp ý kiến góp ý.

Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên: Cần rà soát, đánh giá thêm về tính hiệu quả

Đại biểu Phạm Thị Kiều – Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông. (Ảnh trong bài: quochoi.vn)
(PLVN) -  Tại phiên thảo luận tại hội trường của Quốc hội về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) vừa qua, một số đại biểu đề nghị rà soát, đánh giá thêm về chi phí bỏ ra và tính hiệu quả xã hội của việc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên để có quy định cho phù hợp.

Để pháp luật là 'điểm tựa' cho phát triển

Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội sẽ thảo luận, thông qua nhiều dự án luật. (Ảnh: Quochoi.vn).
(PLVN) - Nhiều Đại biểu Quốc hội cho rằng, những chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV về chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật là hoàn toàn đúng đắn, là “điểm mốc” rất quan trọng, định hướng thay đổi cơ bản công tác xây dựng pháp luật trong thời gian tới; bảo đảm các văn bản luật khi được ban hành vừa đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, vừa giúp khơi thông nguồn lực phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội.

Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5-8/11 tại Trung Quốc

Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5-8/11 tại Trung Quốc
Nhận lời mời của Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Cường, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.

Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Chiều 2/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính - Chủ tịch Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo chủ trì Phiên họp năm 2024 của Ủy ban để thảo luận về dự thảo Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Kết luận số 91-KL/TW ngày 12/8/2024 của Bộ Chính trị tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế”.