Bao giờ cửa biển Đà Diễn mới được khơi thông?

Bao giờ cửa biển Đà Diễn mới được khơi thông?
(PLO) - Nhiều năm qua, tàu cá ngư dân TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên liên tục gặp khó khăn khi ra vào cửa biển Đà Diễn do tái diễn tình trạng bồi lấp, ảnh hưởng lớn đến việc đưa tàu cá vào khu vực cảng cá Đông Tác. Không chỉ gây thiệt hại về kinh tế do hư hại tàu cá, do ngư dân phải neo đậu ở cảng cá khác, việc bồi lấp cửa biển còn gián tiếp gây ra thiệt hại về tính mạng ngư dân. 

Khoảng 16h30 ngày 28/10, 3 tàu cá gồm tàu cá PY 91273TS của ngư dân Phan Văn Thi, tàu cá PY 91568 TS của ngư dân Lê Duy Việt và tàu cá PY 91008 TS của ngư dân Đặng Cu Em sau khi khai thác hải sản ngoài biển trở về cảng Đông Tác thì mắc cạn. Tàu cá PY 91568 TS của ngư dân Lê Duy Việt đã cố gắng thoát cạn. Khi ra khỏi vùng cạn thì ngư dân Đinh Văn Đồng (SN 1991, phường Phú Đông, thành phố Tuy Hòa) buông neo để giữ tàu. Không may dây neo cuốn vào chân khiến Đồng rơi xuống cửa biển mất tích. Hai tàu cá còn lại bị phá nước vẫn nằm sâu trên bãi cát chờ cứu hộ. 17 ngư dân trên 3 tàu cá này đã được đưa vào bờ. Số hải sản khai thác được trên tàu đã chuyển xuống cảng cá phường 6 đưa đi tiêu thụ.

Lực lượng tìm kiếm cứu hộ cứu nạn của Ban Chỉ huy quân sự TP Tuy Hòa và Đồn Biên phòng TP Tuy Hòa đã huy động hơn 30 cán bộ, chiến sĩ và 2 ca nô chuyên dụng để tìm kiếm ngư dân Đinh Văn Đồng bị mất tích. Do sóng to, gió lớn nên việc tìm kiếm nạn nhân bị mất tích gặp rất nhiều khó khăn. Doanh nghiệp Tư nhân Bảo Châu đã điều động 2 tàu kéo công suất lớn và 10 người hỗ trợ khẩn trương lai dắt 3 tàu cá ra khỏi vùng mắc cạn của cửa biển Đà Diễn.

Tình trạng bồi lấp cửa biển Đà Diễn (TP Tuy Hòa, Phú Yên) tái diễn nhiều năm qua, nhất là những năm dòng chảy trên sông Đà Rằng mùa lũ yếu, kết hợp triều cường diễn biến bất thường, không đẩy được cát ra biển khiến tốc độ bồi lấp nhanh hơn. Do vậy, cần có giải pháp lâu dài cho cửa Đà Diễn để ngư dân yên tâm sản xuất và ổn định các khu dân cư trong khu vực cửa sông Đà Rằng, nơi được các nhà khoa học đánh giá là một trong những vùng xung yếu nhất của tỉnh Phú Yên do tác động của biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, với nguồn kinh phí hạn hẹp, tỉnh Phú Yên không thể đầu tư cho các giải pháp công trình có tính ổn định lâu dài.  

Vậy là ngư dân TP Tuy Hòa phải “sống chung với lũ”, chịu rủi ro khi cửa biển liên tục bị bồi lấp. Đỉnh điểm là các đợt triều cường liên tiếp diễn ra trong 10 ngày vào trung tuần tháng 12/2015 khiến cửa biển Đà Diễn và cảng cá phường 6, TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên bị bồi lấp nặng. Trước kia, cảng cá phường 6 vẫn còn đón thuyền về nhưng sáng 14/12/2015, nơi tàu thuyền cập cảng đã trở thành một bãi cát khổng lồ. Luồng lạch ra vào cửa bị thu hẹp và cạn chỉ còn bằng con kênh. Tình trạng bồi lấp cửa Đà Diễn khiến mực nước nơi sâu nhất chỉ còn không quá 1 mét. Trong khi mớn nước tàu cá khi đã lấy vật tư ít nhất là 1,8 mét. Hàng trăm chiếc tàu công suất lớn phải gác neo vì không còn cách xoay trở.

2 năm sau, vào tháng 1/2017, tại bờ nam hạ lưu sông Ba gần cửa biển Đà Diễn lại xuất hiện một luồng cát dài khoảng 400m nổi trên mặt nước, cắt ngang con lạch, cửa ngõ ra vào cảng cá Đông Tác, phường Phú Đông, TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên làm hơn 200 tàu câu cá ngừ đại dương của ngư dân không thể ra khơi.

Chỉ tính từ đầu năm 2017 đến nay, tại vị trí cửa biển Đà Diễn đã xảy ra 25 vụ tàu cá mắc cạn và hàng trăm tàu cá khác phải nằm bờ. Nguyên nhân chính là do bị cát bồi lấp. 

Trong khu vực cửa biển Đà Diễn, hiện tại có 2 cảng cá chính. Trong đó cảng cá phường 6 đã xuống cấp nặng. Còn cảng cá Đông Tác với mức đầu tư hơn 54 tỷ đồng dù khánh thành đưa vào hoạt động đã lâu nhưng đến nay rất ít hoạt động. Lý do tàu thuyền không ra vào được bởi một cồn cát dài chắn ngang. Hiện tại cửa biển Đà Diễn vào cảng Đông Tác có trên 800 tàu đánh bắt xa bờ và 100 ghe nhỏ, với trên 5.000 nhân khẩu của ngư dân phường 6 và phường Phú Đông (TP Tuy Hòa) sống nhờ nghề biển.

Trước thực trạng cảng cá bị bồi lấp nặng, làm hàng trăm tàu cá phải nằm bờ vào tháng 2/2017, UBND tỉnh Phú Yên đã có chủ trương cho phép nạo vét thông luồng tạm thời đoạn từ cửa biển Đà Diễn đến cảng cá Đông Tác. Nhờ vậy mà hơn 230 tàu của ngư dân mới có thể ra khơi. Tuy nhiên, khi lượng cát nạo vét luồng lạch mới đạt khoảng 250.000 m3, đến giữa tháng 6/2017, UBND tỉnh Phú Yên chỉ đạo tạm dừng việc nạo vét lại vì nhiều lý do khác nhau  khiến ngư dân hết sức lo lắng, vì thực tế cát bồi lấp ở khu vực này còn quá nhiều so với khối lượng mà chính quyền nạo vét được.

Mấy tháng trước, tại cửa biển Đà Diễn xảy ra hiện tượng cát tái bồi lấp, làm tàu thuyền đi qua khu vực này rất khó khăn. Ngư dân cầu cứu các ngành chức năng vào cuộc, khẩn cấp nạo vét cửa biển tạo điều kiện để ngư dân vươn khơi bám biển. Mới nhất, sau những đợt sóng lớn do ảnh hưởng của bão số 10 đổ bộ vào tháng 10/2017 và các đợt triều cường, cửa Đà Diễn lại bị bồi lấp, tàu thuyền tiếp tục gặp nguy hiểm.

Hiện hai phường Phú Đông và phường 6, TP Tuy Hoà có trên 800 tàu cá công suất từ 90CV trở lên thường xuyên ra vào cửa Đà Diễn để khai thác hải sản nay không biết đậu vào đâu. Cửa biển bồi lấp, gây thiệt hại về kinh tế và ảnh hưởng lớn đến đời sống đối của ngư dân. Cửa biển Đà Diễn, Phú Yên tiếp tục bồi lấp tàu khiến thuyền ngư dân ra vào khó khăn.

Hiện khu vực này còn hai cồn cát lớn, chỉ khi nước thủy triều lên, tàu cá của ngư dân mới ra vào được, còn ở mực nước bình thường thì không thể. Trước mắt, chính quyền địa phương đã đề nghị tiếp tục nạo vét hai cồn cát này.

Không riêng gì tại cửa biển này, tình trạng bồi lấp cửa biển ở khu vực miền Trung xảy ra từ nhiều năm qua với 19 cửa biển bị bồi lấp. Mức độ bồi lấp càng trầm trọng trong những năm khô hạn như năm nay, nước sông không đủ mạnh để đưa những doi cát ra biển.

Đọc thêm

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
HĐND tỉnh Quảng Ninh nhất trí bầu bà Trịnh Thị Minh Thanh – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, làm Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh; ông Phạm Đức Ấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV...

Hiệu quả từ tư duy đổi mới, đột phá

Hiệu quả từ tư duy đổi mới, đột phá
(PLVN) -  Tại cuộc họp Chính phủ thường kỳ tháng 11/2024 tổ chức ngày 7/12 vừa qua, nhìn lại 11 tháng của năm 2024, cho thấy cả nước đã vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, nên tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội của đất nước đều phục hồi và phát triển tốt. Đặc biệt, kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm và có thặng dư cao.

Hình thành thiết chế luật sư công tại Việt Nam từ góc nhìn thực tiễn hành nghề

Luật sư Nguyễn Thị Thu Hoài. (Ảnh: Nhân vật cung cấp)
(PLVN) - Đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và phát triển kinh tế - xã hội hiện nay, hệ thống pháp luật Việt Nam ngày càng hoàn thiện. Tuy nhiên, một thực tế không thể phủ nhận là quyền tiếp cận công lý của người dân, đặc biệt là những nhóm yếu thế còn những hạn chế. Từ góc nhìn thực tiễn hành nghề luật sư, việc hình thành thiết chế luật sư công trong hoạt động trợ giúp pháp lý là một giải pháp cần thiết để bảo đảm quyền lợi pháp lý cho mọi tầng lớp Nhân dân.