Quân dân đều khỏe nhờ thực hiện tốt phòng chống dịch bệnh sau lũ

Tổ quân y cơ động, Phòng Hậu cần Bộ CHQS tỉnh Yên Bái cấp thuốc miễn phí cho người dân bản Mười, xã Sơn Lương, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái.
Tổ quân y cơ động, Phòng Hậu cần Bộ CHQS tỉnh Yên Bái cấp thuốc miễn phí cho người dân bản Mười, xã Sơn Lương, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái.
(PLO) - Trong các đợt mưa lũ vừa qua, Quân khu 2 có 8 tổ quân y cơ động của các đơn vị, phối hợp chặt chẽ với y tế địa phương giúp nhân dân vệ sinh môi trường, xử lý ô nhiễm. Nhờ làm tốt công tác phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ, không riêng gì người dân mà hàng nghìn cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang (LLVT) tham gia khắc phục hậu quả lũ quét dài ngày trên địa bàn Quân khu 2 không có trường hợp nào mắc bệnh, quân số khỏe đều bảo đảm theo quy định.

Vệ sinh môi trường, xử lý ô nhiễm 

Các trận lũ ống, lũ quét xảy ra trên địa bàn các tỉnh Quân khu 2 vừa qua đã gây thiệt hại rất lớn về người và của cho nhân dân. Với sự chung tay, góp sức của nhiều tổ chức, cá nhân, đặc biệt là sự vào cuộc rất sớm, tận tình, hiệu quả của LLVT Quân khu 2, việc khắc phục hậu quả sau lũ, tìm kiếm người mất tích đã đạt được nhiều kết quả tích cực.

Tuy nhiên, việc giải quyết hậu quả sau lũ còn rất nhiều khó khăn, nan giải, nhất là nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Bởi do tác động của lũ, hầu hết nguồn nước sinh hoạt của đồng bào đều bị thiếu và ô nhiễm cao, môi trường thì bị ảnh hưởng do các chất thải, xác động vật chết, ruồi muỗi phát sinh nhiều. 

Bên cạnh đó, sau lũ, rất nhiều hộ dân bị mất nhà cửa phải sống trong cảnh tạm bợ, thiếu đồ dùng sinh hoạt, lương thực, thực phẩm khó khăn, rất dễ phát sinh một số dịch bệnh như: Lỏng, lỵ, thương hàn, bệnh ngoài da (ghẻ, nấm), các bệnh theo mùa như cúm, đau mắt đỏ. Đặc biệt, trước tình hình dịch sốt xuất huyết đang bùng phát tại các tỉnh trên địa bàn cả nước hiện nay, ở các vùng sau lũ càng dễ phát sinh dịch.

Những loại dịch bệnh này nếu xảy ra sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, đời sống của nhân dân, nếu lây lan vào đơn vị sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt cũng như quá trình thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu của bộ đội.

Đại tá, Bác sĩ Đỗ Xuân Trường-Chủ nhiệm Quân y Quân khu 2 cho biết: “Việc tham gia khắc phục hậu quả sau lũ như phòng, chống dịch bệnh, xử lý nguồn nước, vệ sinh, thanh khiết môi trường đều nằm trong kế hoạch, dự kiến trước của chúng tôi.

Hàng năm, chúng tôi đều có rà soát lại kế hoạch phòng, chống bão lũ, kế hoạch tham gia tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn ngay từ đầu năm; các tổ, đội phòng, chống dịch; tổ quân y cơ động tham gia phòng chống bão lũ thường xuyên được kiện toàn; trang thiết bị thường xuyên được bổ sung, cấp mới. Do đó, khi có tình huống xảy ra, lực lượng này lập tức lên đường tham gia được ngay.

Hiện nay, trên địa bàn Quân khu 2, hậu quả sau mưa lũ cơ bản đã khắc phục xong, đời sống, sinh hoạt của đồng bào vùng lũ đã tạm ổn định, tuy nhiên, nguy cơ phát sinh dịch bệnh vẫn còn tiềm ẩn. Nhất là khả năng phát sinh dịch sốt xuất huyết, bệnh đường tiêu hóa, đau mắt đỏ.

Do đó, các đơn vị quân đội và bà con nhân dân phải thực hiện nếp sống vệ sinh khoa học, nằm màn tránh muỗi đốt, tích cực vệ sinh môi trường; diệt loăng quăng, bọ gậy; tuân thủ nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo mùa, theo hướng dẫn của quân y và y tế địa phương”.

Tổ quân y cơ động, Phòng Hậu cần, Bộ CHQS tỉnh Sơn La phun thuốc phòng dịch tại xã Ngọc Chiến (Mường La)
Tổ quân y cơ động, Phòng Hậu cần, Bộ CHQS tỉnh Sơn La phun thuốc phòng dịch tại xã Ngọc Chiến (Mường La)

Trong các đợt mưa lũ vừa qua, đã có 8 tổ quân y cơ động của các đơn vị, phối hợp chặt chẽ với y tế địa phương cùng với các cơ quan chức năng, cấp ủy, chính quyền địa phương giúp nhân dân vệ sinh môi trường, xử lý ô nhiễm như: Phun thuốc, khử trùng, diệt ruồi, muỗi, đồng thời tuyên truyền, hướng dẫn đồng bào vùng lũ thực hiện nếp sống vệ sinh khoa học, khơi thông cống, rãnh, ăn chín, uống sôi; cung cấp miễn phí các viên cloramin B để khử trùng nguồn nước. 

Sau lũ, quân dân đều khỏe

Trở lại các địa phương thuộc huyện Văn Chấn (tỉnh Yên Bái) sau gần một tuần xảy ra trận lũ lịch sử, cùng với cán bộ, chiến sĩ các đơn vị giúp đỡ nhân dân khắc phục hậu quả thiên tai, lực lượng quân y cũng kịp thời mang theo thuốc men, trang thiết bị y tế, phối hợp chặt chẽ với lực lượng y tế địa phương về từng thôn, bản tuyên truyền, hướng dẫn người dân cách phòng, chống dịch bệnh sau lũ.

Nhận gói thuốc từ tay Thiếu tá Đào Huy Cường - Phụ trách Bệnh xá Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh Yên Bái trao, chị Sa Thị Hạnh (ở bản Tành Hanh, xã Sơn Lương, huyện Văn Chấn) xúc động: “Con tôi viêm họng, sốt cao mấy hôm nay. Thật may lại có các thầy thuốc đến khám bệnh, cấp thuốc cho cháu”.

Ở thôn La Hào Pành (xã Nậm Mười, huyện Văn Chấn), công tác vệ sinh phòng dịch được tổ quân y Trung đoàn 98 (Sư đoàn 316, Quân khu 2) tích cực triển khai. Với chủ trương nước rút đến đâu triển khai công tác vệ sinh, phòng dịch đến đó, các chiến sĩ quân y đã phối hợp chặt chẽ với lực lượng y tế xã phun thuốc khử trùng tại những hộ gia đình bị ngập úng; tiêu tẩy môi trường, xử lý xác động vật.

Các chiến sĩ quân y còn tích cực tuyên truyền cho nhân dân nếp sống vệ sinh, thực hiện ăn chín, uống sôi, có các biện pháp phòng chống dịch bệnh lây lan. Nhờ đó, dù bị ngập úng nhiều ngày nhưng do kiểm soát tốt môi trường, các địa phương của huyện Văn Chấn đã không để dịch bệnh lây lan. Các trường hợp nhân dân bị mắc bệnh được khám, chữa bệnh miễn phí, cách ly kịp thời.

Bên cạnh công tác giúp đỡ nhân dân phòng chống dịch bệnh sau lũ, những ngày vừa qua, chỉ huy các đơn vị cũng chú trọng quan tâm, chăm sóc sức khỏe cho cán bộ, chiến sĩ trực tiếp tham gia công tác cứu hộ, cứu nạn tại các địa phương xảy ra mưa lũ.

Thượng tá Nguyễn Văn Xuân - Phó Sư đoàn trưởng Sư đoàn 316 chia sẻ: “Mặc dù trong điều kiện bộ đội tham gia tìm kiếm cứu nạn, khắc phục hậu quả thiên tai không kể thời gian, nhưng đơn vị vẫn luôn bảo đảm đầy đủ các tiêu chuẩn, chế độ cho bộ đội, tuyệt đối không để bộ đội bị đói, bị khát; duy trì chế độ ngâm chân nước muối trước khi đi ngủ, giặt khăn mặt bằng nước nóng; hong, phơi quần áo tránh ẩm mốc…”.

Do ngành quân y các đơn vị thuộc LLVT Quân khu 2 có sự chủ động trong công tác phòng, chống dịch bệnh cho nhân dân, tại tất cả các địa phương có mưa lũ đã không xảy ra tình trạng bùng phát dịch bệnh; 100% người dân bị ốm đau đều được bộ đội phối hợp với y tế địa phương cứu chữa kịp thời, chăm sóc sức khỏe miễn phí.

Không riêng gì bà con nhân dân mà hàng nghìn cán bộ, chiến sĩ LLVT tham gia khắc phục hậu quả lũ quét dài ngày trên địa bàn khó khăn thời gian qua, nhưng không có trường hợp nào mắc bệnh tiêu hóa, ngoài ra, quân số khỏe đều bảo đảm theo quy định.

Đọc thêm

Báo cáo Nhân quyền của Hoa Kỳ nhận định không khách quan về thực tế tại Việt Nam

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng.
(PLVN) - "Báo cáo Nhân quyền thường niên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ngày 22/4/2024 mặc dù đã phản ánh các thành tựu và bước tiến của Việt Nam trong việc bảo vệ quyền con người nhưng rất tiếc vẫn tiếp tục đưa ra một số nhận định không khách quan dựa trên những thông tin không chính xác về tình hình thực tế tại Việt Nam".

Dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và Động viên công nghiệp: Bảo đảm xây dựng nền công nghiệp quốc phòng chủ động, lưỡng dụng

Đại tướng Phan Văn Giang tham quan Nhà máy Z131 (Tổng cục CNQP). (Ảnh: Lam Hạnh)
(PLVN) - Mới đây Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng các đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên đã có buổi tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và Động viên công nghiệp trên địa bàn Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.

Tạo sự đồng thuận, thống nhất trong tổ chức thực hiện biên chế

Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế đánh giá kết quả đạt được và hạn chế, đồng thời xác định một số nhiệm vụ trọng tâm đến năm 2026. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Hôm qua (24/4), tại Trụ sở Văn phòng Trung ương Đảng đã diễn ra Hội nghị Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế (Phiên họp thứ 3). Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế Trương Thị Mai chủ trì Hội nghị.

Cần xây dựng lộ trình kiểm soát giá

Phó Thủ tướng - Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá Lê Minh Khái chỉ đạo tại Hội nghị. (Ảnh: Thanh Hằng)
(PLVN) - Ngày 24/4, khi chủ trì cuộc họp đánh giá kết quả công tác quản lý, điều hành giá quý I/2024, định hướng công tác điều hành giá những tháng còn lại năm 2024, Phó Thủ tướng Chính phủ - Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá Lê Minh Khái đề nghị các Bộ, ngành cần xây dựng lộ trình tăng giá các mặt hàng dịch vụ một cách hợp lý, nhịp nhàng.

Lễ xuất quân Hành trình 'Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông'

Lễ xuất quân Hành trình 'Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông'
Sáng 24/4, tại Hà Nội, Trung ương Đoàn tổ chức Lễ xuất quân hành trình "Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông" với chuỗi các hoạt động thăm, tặng quà, tri ân các gia đình cựu chiến sĩ Điện Biên, các thương - bệnh binh, gia đình có công với cách mạng, Mẹ Việt Nam anh hùng, dâng hương tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ.

Báo chí Uruguay và Argentina khẳng định ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ

Báo chí Uruguay và Argentina khẳng định ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ
Trong không khí tưng bừng kỷ niệm 70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), trang El Popular của Đảng Cộng sản Uruguay và tờ Resumen Latinoamericano của Argentina đã đăng bài phỏng vấn Đại sứ Việt Nam tại Argentina Ngô Minh Nguyệt, trong đó khẳng định chiến thắng Điện Biên Phủ là chiến thắng của lòng yêu nước nồng nàn, ý chí bất khuất, kiên cường của dân tộc Việt Nam được hun đúc qua hàng nghìn năm lịch sử; là chiến thắng của đường lối kháng chiến, đường lối quân sự độc lập, đúng đắn, sáng tạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Phát triển mạng lưới đường sắt đô thị: tạo đà cho những bước tiến xa. Kỳ 3: Cần khung khổ pháp lý mới để hiện thực hóa mục tiêu đường sắt đô thị

Dự án tuyến ĐSĐT số 3, đoạn Nhổn - ga Hà Nội vừa hoàn thành tuần thứ tư của giai đoạn vận hành thử nghiệm. (Ảnh: Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội)
(PLVN) - Các chuyên gia cho rằng, mục tiêu xây dựng hệ thống đường sắt đô thị tại TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh vào năm 2035 là khả thi nếu có tư duy mới, thực sự đột phá cùng một khung khổ pháp lý mới, “may đo” riêng cho 2 TP tiệm cận với cơ chế phổ biến của các nước đã phát triển thành công hệ thống đường sắt đô thị.

84 giải pháp đoạt giải Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc

84 giải pháp đoạt giải Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc
Tối 23/4, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ sáng tạo kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC) phối hợp Bộ Khoa học và Công nghệ, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Trung ương Ðoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức tổng kết và trao giải thưởng Hội thi Sáng tạo kỹ thuật lần thứ 17 (2022-2023).

Quy định cụ thể về ngưỡng doanh thu không chịu thuế giá trị gia tăng

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Chiều 23/4, tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến về dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (GTGT) (sửa đổi), các đại biểu đề nghị Chính phủ tính toán, cân nhắc các yếu tố liên quan để quy định cụ thể mức ngưỡng doanh thu hàng năm thuộc diện không chịu thuế GTGT trong Luật để xác lập căn cứ pháp lý rõ ràng.

Thủ tướng đề xuất đưa ASEAN thành hình mẫu trong chuyển đổi số toàn cầu

Toạ đàm với doanh nghiệp ASEAN và các đối tác với chủ đề “Cộng đồng doanh nghiệp ASEAN, gắn kết, tự cường và bền vững: Nắm bắt thời cơ trong thời đại số”. Ảnh: Dương Giang/TTXVN.
Ngày 23/4, trong khuôn khổ Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone, nước Chủ tịch ASEAN 2024 đồng chủ trì tọa đàm với doanh nghiệp các nước ASEAN và các đối tác với chủ đề “Cộng đồng doanh nghiệp ASEAN gắn kết, tự cường và bền vững: Nắm bắt thời cơ trong thời đại số”.