Tự truyện - chạy theo trào lưu vì danh tiếng hay tìm về bản ngã của 'sao'?

Tự truyện Lê Vân, Công Vinh gây ồn ào không chỉ “người trong cuộc”.
Tự truyện Lê Vân, Công Vinh gây ồn ào không chỉ “người trong cuộc”.
(PLO) - Mới đây tự truyện của Lê Công Vinh đang ồn ào dư luận bởi chính những cá nhân được nhắc đến. Cả Lê Vân trong “Yêu và Sống” (nghệ sỹ khởi đầu cho dòng tự truyện này năm 2006) và Lê Công Vinh với “Phút 89” đều gặp phản bác gay gắt khi ra tự truyện, bởi sự thật theo cách họ thấy không phải sự thật như cách người khác thấy. 

­­­­­­­­­Xã hội đang “đói” sự thật hay các nghệ sĩ “thức thời” đang chớp cơ hội làm thương hiệu bằng mọi giá, bởi danh tiếng đã trở thành "liều ma túy" đầy ma mị của họ?.

Hứng “gạch đá” vì tự truyện

Mở đầu trào lưu này là tự truyện “Lê Vân - Yêu và Sống”, tiếp đó là hồi ký “Thương Tín - Một đời giông bão”, hồi ký Sơn Nam... Tiếp đó là các nghệ sĩ trẻ như Hương Giang Idol với “Tôi vẽ chân dung tôi”, Đức Phúc với “I believe i can fly”, Sơn Tùng MTP với “Chạm tới giấc mơ”, Hoàng Thùy Linh với “Vàng anh và Phượng hoàng”... Mới đây nhất là cuốn tự truyện “Vì một ngôi sao” của ông Dương Nghiệp Khôi, cựu Phó Tổng Thư ký VFF, “Phút 89” của Công Vinh.

Cuốn tự truyện “Lê Công Vinh - Phút 89” hiện khiến dư luận xôn xao, thậm chí có những phản đối gay gắt cũng như cuốn “Lê Vân - Yêu và Sống” năm xưa. Những câu chuyện liên quan đến các ngôi sao bóng đá, những huấn luyện viên, ông bầu nổi tiếng nhận được sự quan tâm của giới hâm mộ. Trong tự truyện, Công Vinh dành hẳn một chương nói về Văn Quyến. Văn Quyến trong cuốn sách này là hiện thân của một cầu thủ tài hoa, “lắm tài nhiều tật”, điều gì cũng muốn chạm tới đỉnh, và sau khi đạt đỉnh thì trượt dài. Đọc những thông tin vừa ca ngợi, vừa nói về sự sa ngã của mình, Văn Quyến “xin được miễn bình luận”. Tấn Tài thì nói không “nhìn mặt Công Vinh” nữa. Huỳnh Đức đội trưởng khi đó cũng giải thích về việc Công Vinh bị cư xử đơn độc khi đó là bởi Công Vinh có đặc  thù riêng…

Còn huấn luyện viên (HLV) Alfred Riedl cho rằng tự truyện của Công Vinh cần đính chính nhiều điểm. Đơn cử, Công Vinh kể chi tiết khi anh được gọi lên Đội tuyển Quốc gia, dù đã đạt Quả bóng vàng từ năm 19 tuổi, nhưng vị huấn luyện viên vẫn cho anh ngồi dự bị. HLV Riedl cho rằng thời điểm ấy, Văn Quyến và Phan Thanh Bình là những tiền đạo chủ lực của U23 Việt Nam. Văn Quyến lúc đó là lựa chọn số một của đội tuyển. Trước các đối thủ mạnh, HLV này thường dùng Văn Quyến và một tiền đạo khác hỗ trợ tuyến tiền vệ. Giữa Công Vinh và Thanh Bình, Thanh Bình là người hỗ trợ phòng ngự tốt hơn.

Tự truyện của Công Vinh cũng có những điểm khiến các cầu thủ, HLV khác nổi giận. Trong sách, Công Vinh kể mang tiền tới để HLV Lê Thụy Hải cho đá chính. Nhưng vị HLV này phản bác: “Cỡ như Công Vinh, tên tuổi như thế, thường xuyên đánh bóng mà phải bỏ tiền ra vào đội hình chính thức thì nghe buồn cười lắm”. Hoặc chi tiết mà Công Vinh cho là cầu thủ Tấn Tài không chịu chuyền bóng cho mình khi ở câu lạc bộ lẫn đội tuyển. Theo Tấn Tài, quan hệ giữa anh và Công Vinh ở câu lạc bộ hoàn toàn bình thường, anh vẫn kiến tạo để Công Vinh ghi bàn. Còn khi ở đội tuyển, Tấn Tài đá tiền vệ, thấy đồng đội nào ở vị trí thuận lợi thì chuyền cho người đó, không có chuyện phân biệt người này người nọ…

Cuồng “đánh bóng” bản thân?

Tự truyện của người nổi tiếng luôn là thể loại hot trong giới xuất bản. Giới làm sách săn lùng những người nổi tiếng chịu kể câu chuyện đời tư, còn độc giả thì đón chờ những câu chuyện hậu trường thâm cung bí sử, những tâm sự mà người nổi tiếng rút ruột gan để kể trong tự truyện. Nhà báo Lê Anh Hoài (người chấp bút tự truyện Không lạc loài về một nhân vật đồng tính) nhận định, hiện nay còn có dạng viết tự truyện, hồi ký theo kiểu “công nghệ” làm đẹp. Thêm nữa, văn nghệ sĩ có đặc thù là cái tôi lớn. Bởi vậy nên các nghệ sĩ, ngôi sao có nhu cầu rất lớn được kể về cái tôi của mình cho công chúng. Trong khi chất liệu cuộc đời họ thì cũng sẵn có. Nên showbiz họ viết tự truyện là bình thường, bùng nổ tự truyện, hồi ký của các ngôi sao là đương nhiên.

Tuy nhiên nhà báo Lê Anh Hoài cũng cho rằng việc tràn ngập tự sự bản thân theo cách tự làm đẹp bản thân của các nghệ sĩ trên thị trường hiện nay khiến các nghệ sĩ mất nhiều hơn được. Nhiều người tận dụng cơ hội để đưa hình ảnh quá đẹp về bản thân. Thậm chí dùng uy tín của người khác, làm hại người khác để mình hay hơn, đẹp hơn dù nhiều người trong số họ cũng biết điều đó. Nhưng danh tiếng với các nghệ sĩ này không khác gì ma túy, nên “biết có hại nhưng đã chót dùng rồi, họ không cai được. Viết tự truyện như là liều “ma túy đá” với họ”.Thậm chí, chẳng cần là nghệ sỹ, nhiều doanh nghiệp, cá nhân tự bỏ hàng trăm triệu ra tự truyện để phát cho nhân viên công ty, cho người thân, bạn bè… “Cô bạn tôi kể cô ấy được một ông tướng về hưu mời viết tự truyện với giá 250 triệu-300 triệu, nhưng sau đó cô ấy đã từ chối vì thấy không thể làm được”. 

Đồng quan điểm trên, nhà phê bình Mai Anh Tuấn cũng cho rằng, ở đâu đó, có những bàn tay muốn dùng tự truyện để truyền thông, PR cho sản phẩm của mình.TS văn học Trần Ngọc Hiếu cũng có chung lo lắng về hệ lụy của trào lưu viết hồi ký theo công nghệ tự si bản thân của các nghệ sĩ Việt hiện nay. Anh cho rằng hồi ký bùng nổ thời gian gần đây do nhu cầu nói thật của các tác giả và “ăn” sự thật của công chúng. Đây là nhu cầu bất tận của con người. Anh tỏ ra hoài nghi liệu có sự thật không hay chỉ là những “sự thật được làm ra” trong các cuốn hồi ký của các nghệ sĩ Việt thời gian gần đây. Bởi “làm ra sự thật” là công việc làm thương hiệu cá nhân, làm hình ảnh cá nhân sao cho hình ảnh ấy phải đầy hấp dẫn, mê hoặc của những nghệ sĩ  trẻ rất thức thời hiện nay.

Bởi thế, TS Trần Ngọc Hiếu khẳng định: “Hoàng Thúy Linh, Hương Giang Idol, … đều là các nghệ sĩ thức thời hơn cô Lê Vân. Bởi Lê Vân viết hồi ký là để cô thú nhận. Còn các nghệ sĩ trẻ gần đây thì họ không có nhu cầu thú nhận, họ chỉ “làm ra một sự thật” như là cách để làm thương hiệu cho bản thân”.

Hay đi tìm bản ngã?

12 năm trước, khi tự truyện “Lê Vân yêu và sống” ra mắt, nghệ sĩ Lê Vân đã phải hứng chịu rất nhiều chỉ trích. Theo TS Trần Ngọc Hiếu, phản ứng của công chúng có lẽ không chỉ vì những gì Lê Vân nói không tốt về cha mình (NSND Trần Tiến), mà còn bởi những câu chuyện vượt qua “thang đạo đức” thông thường, như quyết định làm người thứ 3, hay việc cô không biết đứa con trong bụng mình là của ai.

Theo nhận định của nhà nghiên cứu văn học Mai Anh Tuấn, sự thật có thể làm tổn thương người khác, mặt khác, khi bối cảnh xã hội còn tồn tại nhiều thiết chế, khuôn mẫu đạo đức, thì chừng đó, sự thật vẫn bị những vòng kim cô kìm kẹp khi muốn thoát ra. Mặc dù dễ gây ra tranh cãi, nhưng sự thật được đưa ra trong hồi ký, tự truyện cho thấy nhiều giá trị xã hội và văn hóa, trong đó có những giá trị về lịch sử, thời đại.

Và ở góc độ khác, nhà báo Lê Anh Hoài chia sẻ câu chuyện chấp bút cho hồi ký của một người đồng tính. Khi anh đang viết thì gia đình người yêu của nhân vật ( cũng là một đồng tính nam đã mất) phản ứng rất dữ dội vì họ không muốn đưa tên tuổi con họ lên, họ phải xấu hổ với xóm làng…

Thế nhưng, sau nhiều năm, nhân vật của anh vẫn đi lại thăm hỏi và chung tình với người yêu đoản mệnh thì họ cũng đã hiểu ra sự thật, rằng con trai họ không phải bị lôi kéo, dụ dỗ sống “lạc loài”. Mà sự thật, đó là con người thật, là bản ngã không cần che giấu để được sống đúng mình của những người đồng tính… Rằng họ cũng sống, yêu và lao động hết mình, chỉ là trong sâu thẳm của họ, giới tính về tình yêu, cảm xúc không như yêu dị tính mà thôi…

Nếu cuốn sách không ra đời, thì gia đình đã mãi mãi không thể hiểu và không thể chấp nhận sự thật về thế giới đồng giới và con mình đã khổ sở, vật vã ra sao khi phải sống “hồn Trương Ba, da hàng thịt”…

TS Trần Ngọc Hiếu cũng bày tỏ thêm về cuốn tự truyện của ca sĩ Đức Phúc. Anh nói rằng không thích và cũng không hiểu tại sao cháu mình lại thích chàng ca sĩ này nhiều như vậy nên anh tò mò đọc. Mặc dù người chắp bút viết không hay, nhưng đó là một cuốn hồi ký về chuyện Đức Phúc đã chịu nhiều đau đớn để trải qua phẫu thuật thẩm mỹ. Những khó khăn không chỉ trong showbiz khi ai cũng mong muốn và được kì vọng phải xuất hiện thật đẹp đẽ, lộng lẫy đã tác động tới một con người như thế nào, mà ngay từ nhỏ Đức Phúc đã bị bạn bè kì thị... 

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Phim “Địa đạo” cán mốc 130 tỷ

Phim “Địa đạo” cán mốc 130 tỷ
(PLVN) - Tuần qua, phim “Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối” tiếp tục đứng đầu phòng vé. Sự quan tâm của khán giả được dự đoán sẽ giúp bộ phim của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên trụ rạp lâu dài.

Điều ít biết về những nét vẽ đầu tiên của phim hoạt hình Việt Nam

“Đáng đời thằng Cáo” - bộ phim hoạt hình đầu tiên của ngành hoạt hình Việt Nam. (Ảnh: Tư liệu)
(PLVN) - Tại Việt Nam, hành trình phát triển của phim hoạt hình tựa như một bức tranh sống động, rực rỡ sắc màu và đầy cảm xúc. Từ nét vẽ đầu tiên cho đến thành công rực rỡ như hiện tại, đó là công sức của biết bao thế hệ nghệ sĩ đầy đam mê, miệt mài cống hiến với bộ môn được gọi là môn nghệ thuật thứ 8.

Dalat Best Dance Crew vươn tầm quốc tế

Dalat Best Dance Crew 2024 quy tụ nhiều nhóm nhảy chuyên nghiệp.

(PLVN) -  Ngày 11/4, thông tin tại Hội nghị cung cấp thông tin cho báo chí, bà Trần Diệp Mỹ Dung - Phó Bí thư Tỉnh đoàn Lâm Đồng khẳng định: “Dalat Best Dance Crew đã tạo dấu ấn lớn không chỉ trong nước mà còn vươn tầm quốc tế. Cuộc thi không chỉ là sân chơi nghệ thuật mà còn là nguồn cảm hứng sống tích cực, sáng tạo cho giới trẻ”.

Tiếp thêm lòng yêu nước qua những bộ phim chiến tranh, lịch sử

Phim “Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối” kỳ vọng sẽ mở ra hướng đi mới cho dòng phim chiến tranh Việt. (ảnh trong phim)
(PLVN) - Những bộ phim chiến tranh, lịch sử Việt Nam giúp khán giả cảm nhận về lòng yêu nước và sự kiên cường, niềm tự hào của dân tộc Việt Nam. Các bộ phim ấy góp phần giữ gìn, phát huy giá trị, bản sắc văn hóa, góp phần tích cực vào phát triển Chiến lược công nghiệp văn hóa Việt Nam.

Trách nhiệm của KOLs, KOCs khi 'vượt giới hạn' trong quảng cáo

Ông Vũ Văn Trung - Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam.
(PLVN) - Không ít trường hợp KOLs (Key Opinion Leaders - “người dẫn dắt dư luận chủ chốt” hay “người có sức ảnh hưởng”), KOCs (Key Opinion Consumers - “người tiêu dùng chủ chốt, có sức ảnh hưởng lớn trên thị trường”) đã lợi dụng lòng tin của khán giả để quảng cáo sai sự thật, “thổi phồng” công dụng, khiến người tiêu dùng phải sử dụng sản phẩm không đúng như cam kết.

Phim chiến tranh 'Địa đạo' gây sốt

Phim chiến tranh 'Địa đạo' gây sốt
(PLVN) - “Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối” của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên là bộ phim Việt đầu tiên chào sân trong tháng 4. Tác phẩm nhanh chóng được chú ý sau 1 ngày chiếu sớm.

Vì sao phim gia đình Việt vẫn có sức hút với khán giả?

Vì sao phim gia đình Việt vẫn có sức hút với khán giả?
(PLVN) - Sau "Hương vị tình thân", "Thương ngày nắng về", "Gia đình mình vui bất thình lình"... dòng phim gia đình Việt tiếp tục duy trì vị thế vững chắc trên "khung giờ vàng", trở thành "món ăn tinh thần" yêu thích của nhiều khán giả.

"Âm dương lộ" gây tranh cãi vẫn đứng đầu phòng vé

"Âm dương lộ" gây tranh cãi vẫn đứng đầu phòng vé
(PLVN) - Dù dẫn đầu phòng vé Việt tuần qua với doanh thu gần 15 tỷ đồng, song "Âm dương lộ" vẫn chưa tạo được nhiều sức hút. Việc ê-kíp để dàn diễn viên tham dự buổi ra mắt bằng xe cứu thương cũng khiến bộ phim đối mặt làn sóng tẩy chay trên mạng xã hội.

Kỳ vọng ở 2 bộ phim chiến tranh sắp ra rạp Việt

Kỳ vọng ở 2 bộ phim chiến tranh sắp ra rạp Việt
(PLVN) - “Địa đạo” và “Mưa đỏ” - 2 bộ phim điện ảnh lấy đề tài chiến tranh lần lượt ra rạp vào dịp kỷ niệm những sự kiện trọng đại của đất nước đang nhận được sự quan tâm của đông đảo công chúng.