Phú Thọ ước tính thiệt hại 250 tỷ đồng do bão số 3

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Theo số liệu rà soát, báo cáo nhanh tình hình thiên tai, thiệt hại do ảnh hưởng của Bão số 3 và mưa lũ trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, tổng giá trị thiệt hại đến thời điểm hiện tại của địa phương ước tính trên 250 tỷ đồng (chưa bao gồm thiệt hại do sập cầu Phong Châu).

Do ảnh hưởng từ cơn bão số 3, trên địa bàn tỉnh Phú Thọ từ ngày 7 – 11/9/2024 đã có mưa to, có nơi mưa rất to. Lũ từ thượng nguồn đổ về kết hợp với các hồ thuỷ điện xả lũ làm mực nước các sông trên địa bàn tỉnh lên nhanh. Ghi nhận vào 17h00 ngày 10/9, mực nước sông Thao tại Ấm Thượng, huyện Hạ Hoà ở mức +28,72 (trên báo động III là 2,72m và vượt lũ lịch sử năm 1971 là 1,4m).

Bão số 3 gây thiệt hại nặng nề cho một số huyện trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, nhiều địa phương bị cô lập: Ảnh Ngọc Phúc

Bão số 3 gây thiệt hại nặng nề cho một số huyện trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, nhiều địa phương bị cô lập: Ảnh Ngọc Phúc

Tại tỉnh Phú Thọ, thiên tai đã khiến 1 người tử vong do sạt lở đất, 6 người bị thương, 9 người mất tích (trong đó có 8 người mất tích do sập cầu Phong Châu). Đã có 280 nhà dân bị hư hỏng do cây đổ, tốc mái (trong đó có 6 nhà bị thiệt hại hoàn toàn).

Tại huyện Đoan Hùng, sạt lở đất đã khiến 4 nhà bị ảnh hưởng. Ngập lụt và sạt lở đất cũng đã khiến 6.801 hộ dân thuộc các huyện Hạ Hoà, Tam Nông, Cẩm Khê, Tân Sơn, Thanh Sơn, Thanh Ba, Đoan Hùng, Phù Ninh phải di dời khẩn cấp.

300 người xuyên đêm khắc phục sự cố đê sông Lô.

300 người xuyên đêm khắc phục sự cố đê sông Lô.

Bão lũ cũng đã khiến 27 công trình y tế, văn hoá, giáo dục trên địa bàn tỉnh Phú Thọ bị thiệt hại. Cùng với đó là hàng loạt thiệt hại về nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, đê điều… Về giao thông, mưa lũ đã gây sạt lở khoảng 26.500m3 đất trên các tuyến đường. Ngày 9/9/2024, trụ T7 và 2 nhịp cầu Phong Châu trên quốc lộ 32C đã gây thiệt hại về người và tài sản.

Cùng với đó, nhiều cơ sở hạ tầng của nhà nước, nhà cửa tài sản của nhân dân trên địa bàn tỉnh bị thiệt hại, hư hỏng. Tuy nhiên, do tình hình thiên tai diễn biến phức tạp, nhiều vùng bị ngập sâu, chia cắt nên còn nhiều thiệt hại chưa thống kê đầy đủ, vì vậy, tỉnh Phú Thọ đang tiếp tục chỉ đạo rà soát, thống kê, tổng hợp thiệt hại.

Giá trị thiệt hại đến thời điểm hiện tại của địa phương ước tính trên 250 tỷ đồng (chưa bao gồm thiệt hại do sập cầu Phong Châu). Ảnh: Ngọc Phúc

Giá trị thiệt hại đến thời điểm hiện tại của địa phương ước tính trên 250 tỷ đồng (chưa bao gồm thiệt hại do sập cầu Phong Châu). Ảnh: Ngọc Phúc

Nhằm khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3, UBND tỉnh Phú Thọ đã chỉ đạo các Sở, ngành, các tổ chức chính trị, UBND các huyện, thành, thị tập trung lực lượng hỗ trợ chính quyền các xã vệ sinh trường học, trụ sở giúp nhân dân dọn dẹp nhà cửa, hỗ trợ lương thực, thực phẩm, nước uống… Đồng thời triển khai các biện pháp khử trùng, tiêu độc, vệ sinh môi trường các khu vực bị tràn ngập.

Đối với trường hợp bị tử vong, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và TKCN huyện đã kịp thời đến thăm hỏi, động viên và hỗ trợ theo quy định, chỉ đạo chính quyền địa phương phối hợp với gia đình tổ chức tang lễ. Chính quyền các địa phương đang tiếp tục hỗ trợ người dân các khu vực bị ảnh hưởng do ngập lụt, hỗ trợ đưa người dân nơi ở cũ để sớm ổn định cuộc sống, tiếp tục tham gia sản xuất…

Tin cùng chuyên mục

Cần Thơ: Nhiều cơ hội để doanh nghiệp mở rộng kinh doanh tại Hoa Kỳ

Cần Thơ: Nhiều cơ hội để doanh nghiệp mở rộng kinh doanh tại Hoa Kỳ

(PLVN) -  Ngày 21/11, tại TP Cần Thơ, Tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TP HCM phối hợp với Trung tâm Xúc tiến Đầu tư - Thương mại và Hội chợ Triển lãm Cần Thơ tổ chức hội thảo Mở rộng kinh doanh tại Hoa Kỳ. Tại hội thảo, các đại biểu đã trao đổi về các vấn đề liên quan đến việc doanh nghiệp Việt Nam mở rộng kinh doanh tại Hoa Kỳ.

Đọc thêm

Chuyển đổi số tại BQL Dự án Đầu tư xây dựng công trình NN&PTNT tỉnh Hưng Yên

Chuyển đổi số tại BQL Dự án Đầu tư xây dựng công trình NN&PTNT tỉnh Hưng Yên
(PLVN) - Chuyển đổi số đang trở thành xu thế không thể đảo ngược, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn. Nhận thức rõ điều này, Ban Quản lý (BQL) Dự án Đầu tư xây dựng công trình Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Hưng Yên đã và đang triển khai mạnh mẽ các kế hoạch và hoạt động nhằm hiện thực hóa mục tiêu xây dựng chính quyền điện tử, hướng tới phát triển kinh tế số và xã hội số.