Phóng viên thường trú: Trèo đèo, lội suối, băng rừng để tiếp cận thông tin

PV Văn Định (đi đầu) cuốc bộ qua những điểm sạt lở.
PV Văn Định (đi đầu) cuốc bộ qua những điểm sạt lở.
(PLVN) - Nghề báo vốn đã vất vả nhưng với những phóng viên “cắm rễ” ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa càng vất vả do địa hình cách trở, xa xôi, đường đi lại khó khăn, thiếu thốn... Nhưng với lòng yêu nghề, bầu nhiệt huyết, họ đã nỗ lực vượt qua khó khăn, đóng góp sức mình để truyền tải những thông tin mang hơi thở cuộc sống từ cơ sở đến với độc giả và đưa các chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước tới người dân.

Chuyện của Vì Văn Định (Sơn La)

Nói đến Tây Bắc, nhiều người sẽ hình dung về một vùng núi “ở cao” và “ở xa”, núi cao, vực sâu, đèo dốc quanh co, khó khăn về kinh tế - xã hội, cách trở về giao thông. Dù Tây Bắc luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm đầu tư, cùng với sự nỗ lực vượt khó vươn lên của nhân dân các dân tộc, vùng đất này đang trên đà phát triển, thay đổi mạnh mẽ, nhưng những khó khăn vẫn chưa hết, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, biên giới.

Đường sá đi lại là một trong những trở ngại đầu tiên đối với những phóng viên tác nghiệp ở vùng đất này, nhiều hôm phải đi bộ cả chục cây số, sóng điện thoại chập chờn, thậm chí nhiều lúc mất hẳn. Rồi những cơn mưa rừng đột ngột, rồi lũ ống, lũ quét, sạt lở đất, ngập lụt... Hay việc phóng viên “mỏi gối” vì đường sóc, “tê tay” vì đèo dốc mới tìm được nhà người dân nhưng đến được nơi thì người cần gặp lại đi nương, đi vắng… Công sức trèo non, lội suối thành về không.

Phóng viên Vì Văn Định đã có thời gian dài gắn bó với mảnh đất Tây Bắc chia sẻ “bí kíp” tác nghiệp: Trước những chuyến đi, các phóng viên phải chuẩn bị kỹ lưỡng, phải tự trang bị cho bản thân để ứng phó với điều kiện tác nghiệp khắc nghiệt ở vùng cao, từ quần áo, giày dép, mũ nón đến trang thiết bị phục vụ tác nghiệp...

Nghề báo ở vùng cao đã cho Vì Văn Định nhiều kỷ niệm. Một trong những kỷ niệm đáng nhớ nhất là chuyến đi bộ hàng giờ đồng hồ qua những đỉnh núi cheo leo để tới bản Sáng Tùng (xã Tả Ngảo, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu) bị sạt lở đất nghiêm trọng trong trận mưa lũ lịch sử năm 2018.

“Ngày ấy, cả bản Sáng Tùng gần như bị “xóa sổ”, đường vào bản bị chia cắt, cô lập hoàn toàn. Khoảng 6h sáng chúng tôi đi xe máy xuất phát từ TP Lai Châu, đến 3h chiều mới vào đến trung tâm huyện Sìn Hồ, còn cách bản Sáng Tùng gần 20km nữa. Con đường dài hơn 70km nhưng có đến hơn chục điểm sạt lở, đất đá lấp hết lối đi, phải đợi hàng giờ đồng hồ chờ máy xúc gạt bùn đất mới có thể lách qua để đi tiếp”, Văn Định kể.

Sau gần 1 giờ đồng hồ băng qua những cung đường đèo dốc, đất đá lởm chởm đến cách bản Sáng Tùng khoảng 5km, anh phải bỏ xe máy lại để đi bộ hàng giờ đồng hồ nữa, vượt qua con dốc dài bị sạt lở, bùn đất chặn hết lối đi, đến bản Sáng Tùng cũng là lúc trời đã chập tối. Tranh thủ chụp ảnh, ghi hình, thu thập thông tin về cảnh ngộ của những người dân bị ảnh hưởng, công việc xong xuôi lại đi bộ ra lấy xe trở về trung tâm huyện Sìn Hồ, để nhanh chóng hoàn thành bài viết gửi về cơ quan đăng tải cho kịp tính thời sự.

Chuyện của Phàn Giào Họ (Hà Giang)

“Trước đây, tôi từng có thời gian ngắn quăng quật với mảng báo in, báo hình và đến năm 2017, tôi về “đầu quân” cho chuyên trang điện tử pháp luật Pháp luật + (Báo Pháp luật Việt Nam). Trong môi trường này, tôi mới cảm thấy mình đã chọn đúng nơi để gắn bó, để cống hiến sức trẻ của mình trong vai trò là phóng viên tại các tỉnh vùng cao Hà Giang, Tuyên Quang,...”, Phàn Giào Họ kể.

Được tác nghiệp trên chính quê hương, nơi sinh ra và lớn lên, với Phàn Giào Họ là niềm hạnh phúc, khi có thể dùng ngòi bút của mình để chia sẻ khó khăn với những phận người kém may mắn trên miền rẻo cao, núi đá. Cũng như có thể dùng chính ngòi bút ấy phản ánh những thực trạng bất cập, tiêu cực đang tồn tại.

Phàn Giào Họ tác nghiệp tại vùng caoHàGiang.

Phàn Giào Họ tác nghiệp tại vùng caoHàGiang.

Để có những thông tin hay, thời sự, bổ ích, để đưa thương hiệu tờ báo của ngành Tư pháp đến với đông đảo độc giả, bản thân mỗi phóng viên trên miền đá, nơi sinh sống của nhiều đồng báo dân tộc ít người, không chỉ liên tục phải đúc rút kinh nghiệm, mà còn phải học… cả tiếng của đồng bào để có thể tiếp cận thông tin gần gũi và chân thực nhất.

“Tôi còn nhớ, hồi Vừ Già Pó - nhân vật từng được báo chí gọi là “thánh phượt”, vượt 1.800km từ Việt Nam sang Trung Quốc làm thuê, rồi đi bộ “lạc” sang tận đất nước Pakistan xa xôi. Khi Vừ Già Pó về tới nhà ở Hà Giang, tôi có phỏng vấn anh, nhưng lần nào cũng phải nhờ cán bộ xã đi cùng phiên dịch. Hay như hỏi đường người dân, nếu không biết nói tiếng của đồng bào thì nhiều khi đành “chịu chết”. Vậy là, tôi quyết tâm tự học lấy vài thứ tiếng của đồng bào để đi tác nghiệp cho… tự tin”, Phàn Giào Họ cười cho biết.

Một “bí kíp” nữa mà Phàn Giào Họ cho rằng những phóng viên ở miền núi luôn phải trau dồi là phải có sức khỏe để… leo núi, băng rừng. Gần 7 năm gắn bó vùng Hà Giang, Tuyên Quang, Phàn Giào Họ đã viết rất nhiều loạt bài điều tra về phá rừng, về “vàng tặc” giấu mình sau những ngọn núi cao. “Có những lần bị “lâm tặc” đuổi, rồi “vàng tặc” chặn đường. Nếu không có sức khỏe, có lẽ tôi không còn được ngồi đây để trao đổi...”, anh phóng viên vùng cao hóm hỉnh.

Phóng viên Trọng Nghĩa (Bạc Liêu): “May mắn cho tôi khi được làm việc tại Báo Pháp luật Việt Nam, cũng chính nơi đây, tôi đã may mắn gặp được những người “thầy”, những người đã cho tôi kinh nghiệm, rèn giũa tôi từ những bài viết đầu tiên. Và hơn hết, truyền cho tôi ngọn lửa đam mê với nghề.

PV Trọng Nghĩa tác nghiệp trên cầu khỉ miền Tây sông nước.
PV Trọng Nghĩa tác nghiệp trên cầu khỉ

miền Tây sông nước.

Nghề báo là vinh quang nhưng cũng đầy rẫy những khó khăn, nguy hiểm, cám dỗ. Nghề báo đã cho tôi những trải nghiệm khó quên khi tác nghiệp. Mỗi chuyến đi không chỉ cho tôi thêm trải nghiệm về cuộc sống, mà còn là sự dấn thân, để “hiểu mình, hiểu người, hiểu đời”, để biết cảm thông, sẻ chia và gần gũi hơn với mỗi số phận; biết xót xa trước những hoàn cảnh khó khăn, sống tạm bợ trong những ngôi nhà lụp xụp và cảm nhận nụ cười, ánh mắt hạnh phúc của họ khi may mắn được mạnh thường quân giúp đỡ qua thông tin từ bài viết và biết đau hơn với nỗi đau của những người khi bị hàm oan…”.

Phóng viên Đình Phùng (Bình Định)

“Theo học ngành Sư phạm Ngữ văn nhưng đến cuối năm 2 đại học, tôi “bén duyên” với nghề báo, bằng việc viết bài gửi cộng tác với một số báo, trong đó nhiều nhất là Báo Pháp luật Việt Nam. Hành trang của những chuyến đi là chiếc xe máy cà tàng của ba tôi và chiếc máy ảnh đã hỏng 1/4 màn hình.

Hành trình gần 10 năm làm phóng viên của Báo Pháp luật Việt Nam đã để lại trong tôi nhiều kỷ niệm gắn với những chuyến đi tác nghiệp, đặc biệt là những mùa mưa lũ ở Bình Định. Chính những chuyến đi ấy đã giúp tôi càng thêm gắn bó, yêu mảnh đất, con người ở “xứ Nẫu”. Với tôi, mỗi chuyến đi về với bà con vùng lũ đã trở thành kỷ niệm khó quên trong nghề. Trong đợt mưa lũ kéo dài từ ngày 27 - 30/11/2021, huyện Tuy Phước (tỉnh Bình Định) có 13 ngôi nhà bị sập hoàn toàn. Còn nhớ, trong những ngày mưa lũ ấy, tôi cùng một số cán bộ địa phương chòng chành trên chiếc thuyền nhỏ, bốn bề chỉ thấy nước, những con đường, đồng ruộng chìm trong biển nước mênh mông, mọi hiểm nguy đều có thể ập đến bất cứ lúc nào.

PV Đình Phùng trên hành trình vào“tâm lũ”.

PV Đình Phùng trên hành trình vào“tâm lũ”.

Thế nhưng, khi vào “tâm lũ”, thấy những ngôi nhà bị sập, bị ngập tới nóc, những đôi bàn tay chới với giơ ra đón nhận hàng cứu trợ, mọi vất vả, lo lắng trong tôi như đều tan biến. Lúc này, tôi hiểu rằng, nhiệm vụ của mình là phải làm sao để có những hình ảnh chân thực, thông tin chính xác nhất về những đau thương mà người dân vùng lũ đang phải chịu đựng để chuyển tới bạn đọc. Và, không có niềm vui nào lớn lao hơn là khi mỗi bài viết của mình trở thành “cầu nối” để bạn đọc chia sẻ với người dân, giúp họ sớm vượt qua mất mát”.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Cục THADS tỉnh Long An trao tặng Mái ấm tình thương (ảnh Cục THADS tỉnh).

Hệ thống thi hành án dân sự chung sức xây dựng nông thôn mới

(PLVN) - Cùng với việc triển khai các giải pháp nâng cao kết quả công tác chuyên môn, năm vừa qua, các cơ quan Thi hành án dân sự (THADS) trên cả nước c ũng đã tổ chức nhiều việc làm thiết thực góp phần thực hiện hiệu quả phong trào thi đua “Ngành Tư pháp chung sức góp phần xây dựng nông thôn mới”.

Đọc thêm

Bổ sung một số nguyên tắc về kiểm soát quyền lực trong xây dựng và thi hành văn bản quy phạm pháp luật

Luật Ban hành VBQPPL đang được đề xuất sửa đổi theo hướng đặt người dân và doanh nghiệp làm trung tâm ( Ảnh Minh hoạ)
(PLVN) - Kế thừa có bổ sung nguyên tắc bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác xây dựng và thi hành pháp luật, đặt người dân và doanh nghiệp là trung tâm, là một trong các điểm mới tại Dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) đang được Chính phủ trình ra Quốc hội.

BÁO PHÁP LUẬT VIỆT NAM MỞ CHUYÊN MỤC “LUẬT BAN HÀNH VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT (SỬA ĐỔI)"

BÁO PHÁP LUẬT VIỆT NAM MỞ CHUYÊN MỤC “LUẬT BAN HÀNH VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT (SỬA ĐỔI)"
(PLVN) - Từ hôm nay (24/1), Báo Pháp luật Việt Nam mở chuyên mục “Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (Sửa đổi) ” (VBQPPL) để đăng tải các thông tin mới nhất về quá trình xây dựng Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) đáp ứng yêu cầu đổi mới tư duy về xây dựng pháp luật, phục vụ Kỷ nguyên mới của dân tộc.

Thường trực Ủy ban Pháp luật thẩm tra sơ bộ các dự án luật, dự thảo Nghị quyết

Thường trực Ủy ban Pháp luật thẩm tra sơ bộ các dự án luật, dự thảo Nghị quyết
(PLVN) -Sáng 23/1, tại Nhà Quốc hội, Thường trực Ủy ban Pháp luật thẩm tra sơ bộ dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội quy định về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp, tổ chức bộ máy Nhà nước. Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng chủ trì phiên họp.

Thư của Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh gửi CBCCVC, người lao động ngành Tư pháp nhân dịp Tết cổ truyền Ất Tỵ

Thư của Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh gửi CBCCVC, người lao động ngành Tư pháp nhân dịp Tết cổ truyền Ất Tỵ
(PLVN) - Nhân dịp năm mới 2025 và đón Tết cổ truyền Ất Tỵ, Uỷ viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Ban cán sự đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh đã gửi thư đến các đồng chí cán bộ lão thành, cán bộ hưu trí, toàn thể công chức, viên chức, người lao động đã và đang công tác trong ngành Tư pháp. Báo Pháp luật Việt Nam trân trọng giới thiệu thư Bộ trưởng.

Bộ Tư pháp giao ban cấp Vụ tháng 1/2025

Bộ Tư pháp giao ban cấp Vụ tháng 1/2025
(PLVN) -Ngày 22/1, Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh chủ trì Hội nghị giao ban cấp Vụ tháng 01/2025. Tham dự Hội nghị có các đồng chí Thứ trưởng: Đặng Hoàng Oanh, Nguyễn Thanh Tịnh, MaiLươngKhôi; các đồng chí Lãnh đạo cấp Vụ các đơn vị thuộc Bộ.

Cụm Thi đua số III: Đẩy mạnh phong trào thi đua, thích ứng với tình hình mới

Cụm Thi đua số III: Đẩy mạnh phong trào thi đua, thích ứng với tình hình mới
(PLVN) -  Chiều 21/1, dự và chỉ đạo Hội nghị Tổng kết công tác thi đua khen thưởng năm 2024 của Cụm thi đua số III - Bộ Tư pháp, Thứ trưởng Mai Lương Khôi nhấn mạnh, năm 2025, các đơn vị cần chú trọng công tác chỉ đạo, tiến hành giải pháp cụ thể để cụm hoàn thành nhiệm vụ trọng tâm cùng những nhiệm vụ mới phát sinh trên tinh thần đảm bảo đoàn kết nội bộ, ổn định và thích ứng với tình hình mới.

Bộ trưởng Bộ tư pháp Nguyễn Hải Ninh gửi tặng 100 suất quà Tết cho công nhân, lao động nghèo huyện Khánh Vĩnh

Đoàn viên, người lao động huyện Khánh Vĩnh nhận quà Tết của Bộ trưởng Bộ Tư pháp gửi tặng.
(PLVN) - Ngày 19/1, thừa ủy quyền của ông Nguyễn Hải Ninh - Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Liên đoàn Lao động tỉnh Khánh Hòa phối hợp với Sở Tư pháp tổ chức trao 100 suất quà Tết, mỗi suất trị giá 1,3 triệu đồng (bao gồm 1 triệu đồng tiền mặt và túi quà Tết giá trị 300.000 đồng) cho công nhân, lao động nghèo trên địa bàn huyện Khánh Vĩnh.

Trường Đại học Luật Hà Nội: Công bố các Quyết định về tổ chức bộ máy và nhân sự sau sắp xếp

Bà Phan Thị Hồng Hà - Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ trao Quyết định của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Trường Đại học Luật Hà Nội.
(PLVN) - Sáng 20/1, Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Nghị quyết của Hội đồng Trường và Quyết định của Hiệu trưởng về chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức bộ máy và nhân sự của Trường. Đây là đơn vị đầu tiên trong Bộ Tư pháp đã hoàn thành công tác sắp xếp, tinh gọn bộ máy theo đúng chỉ đạo của Trung ương và Bộ Tư pháp.

Hoàn thiện pháp luật để xây dựng các doanh nghiệp dẫn dắt nền kinh tế, tạo điều kiện cho doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển

Hoàn thiện pháp luật để xây dựng các doanh nghiệp dẫn dắt nền kinh tế, tạo điều kiện cho doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển
(PLVN) - Nghị quyết 41-NQ/TW nêu rõ yêu cầu “có chính sách đột phá để hình thành, phát triển doanh nghiệp dân tộc, doanh nghiệp quy mô lớn, có vai trò dẫn dắt một số ngành, lĩnh vực then chốt, trọng yếu”. Tuy nhiên, thế nào là doanh nghiệp dân tộc hiện cũng còn nhiều cách hiểu khác nhau. TS Trần Minh Sơn, Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế, Bộ Tư pháp, đã có bài viết nêu quan điểm của mình về vấn đề này. Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.