Phó thủ tướng Vũ Đức Đam: TP HCM cần áp dụng mô hình robot tự động gọi điện hỏi thăm sức khỏe người dân

Hình minh họa
Hình minh họa
“TP Hồ Chí Minh phải có các giải pháp quản lý công nhân trong khu công nghiệp thông qua sự trợ giúp của công nghệ và phải siết thật chặt, bởi nếu không may xảy ra ca nhiễm ở khu công nghiệp rồi thì trở tay không kịp” - Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh tại buổi họp với Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 TP Hồ Chí Minh ngày 2/6.

Báo cáo tại buổi làm việc, lãnh đạo Sở Y tế TP HCM cho biết, qua hơn 12 ngày, ổ dịch ở quán bánh canh quận 3 không có phát sinh ca mới. Ổ dịch ở Điểm nhóm sinh hoạt truyền giáo Phục Hưng phát hiện từ ngày 26/5, từ 3 trường hợp chỉ điểm phát hiện ra chuỗi lây nhiễm, những trường hợp này khai ban đầu có 22 người, lên đến 55 người, trong đó có 40 người dương tính chiếm tỉ lệ 70% lây lan ra các trường hợp khác và đã xuất hiện 16/22 quận, huyện của TP.

TP HCM đã triển khai quyết liệt, tất cả những ca mắc Covid-19 đã lấy F1, F2 nghi ngờ, mở rộng lấy mẫu tầm soát ra khu phố và các tổ bầu cử. Ngoài ra, TP cũng đã mở rộng lấy mẫu xét nghiệm ra khu công nghiệp, trước mắt là khu cung ứng, nơi sản xuất chuỗi linh kiện điện tử với 25.000 mẫu, dần dần sẽ mở rộng ra 280.000 công nhân.

“Hiện về cơ bản, TP đã biết được mức độ phát tán của ổ dịch này và nhận định nguy cơ lây nhiễm còn rất cao, vì chưa chắc chắn còn thành viên nào hoặc thành viên trong nhóm có liên quan nhóm truyền giáo khác hay không?", GS-TS Nguyễn Tấn Bỉnh thông tin.

Phát biểu chỉ đạo tại điểm cầu Chính phủ, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng, việc lây nhiễm từ Điểm nhóm sinh hoạt truyền giáo Phục Hưng ra ngoài cộng đồng, vào khu công nghiệp... rất nguy hiểm. TP HCM có dân cư đông đúc, không thể lấy mẫu xét nghiệm toàn bộ TP, mà phải thực hiện tầm soát có tính toán; trong đó việc khai báo y tế rất quan trọng.

“TP HCM cần áp dụng mô hình robot tự động gọi điện hỏi thăm sức khỏe người dân. Trước hết là tại những nơi có nguy cơ cao; nhất là tại các khu công nghiệp, khu chế xuất. Robot này sẽ cập nhật dữ liệu sức khỏe của người dân và phát hiện những ai có triệu chứng dịch để ngành Y tế kịp thời nắm bắt, xét nghiệm. “Chúng tôi đã chỉ đạo anh em công nghệ triển khai và sẽ phối hợp với TP HCM lấy toàn bộ dữ liệu người dân, phân nhóm ra khu vực nguy hiểm để tiến hành gọi điện bằng robot, để ai có triệu chứng chủ động đến xét nghiệm”, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đề xuất.

Theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, các biện pháp truyền thống thì TP HCM đã triển khai rồi như yêu cầu tất cả cơ sở y tế, nhà thuốc ai đến khám có triệu chứng thì phải khai báo để y tế tiếp cận, thông tin số điện thoại khi có triệu chứng thì điện cho nhân viên y tế; có cơ chế để cho người dân khi phát hiện ai có triệu chứng thì thông báo cho cơ quan y tế.

“Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ cùng Bộ Thông tin và Truyền thông (tổ chức nhà mạng) hỗ trợ phối hợp TP HCM để thêm một kênh tầm soát nhanh nhất có thể. Cố gắng tránh đừng để trùng lặp, người dân rất khó chịu”, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh và đề nghị TP HCM phải có các giải pháp quản lý công nhân trong khu công nghiệp thông qua sự trợ giúp của công nghệ và phải siết thật chặt, bởi nếu không may xảy ra ca nhiễm ở khu công nghiệp rồi thì trở tay không kịp.

Phó Chủ tịch UBND TP HCM Dương Anh Đức cho biết, hiện TP HCM đang trong quá trình hoàn thiện danh sách các công nhân tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, yêu cầu họ bổ sung đầy đủ các thông tin liên lạc gồm số điện thoại, địa chỉ tạm trú tạo nguồn dữ liệu khai thác dịch tễ khi cần.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới Việt Nam - Lào: Thúc đẩy hợp tác thực chất giữa lực lượng bảo vệ biên giới hai nước

Hai Bộ trưởng BQP thực hiện nghi lễ chào cột mốc. (Ảnh: Phạm Cường)
(PLVN) -  Chương trình Giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới (HNQPBG) Việt Nam - Lào lần thứ 2 diễn ra tại tỉnh Sơn La (Việt Nam) và tỉnh Hủa Phăn (Lào) đã để lại ấn tượng sâu đậm. Thành công của chương trình góp phần củng cố tăng cường quan hệ hữu nghị, đoàn kết, thúc đẩy hợp tác thực chất giữa lực lượng quản lý, bảo vệ biên giới, chính quyền địa phương và Nhân dân khu vực biên giới hai nước cũng như quan hệ giữa hai Quân đội Việt Nam - Lào.

Không thể phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng đối với xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Bài 2: Đảng lãnh đạo - Tất yếu lịch sử đối với Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Không thể phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng đối với xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Bài 2: Đảng lãnh đạo - Tất yếu lịch sử đối với Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
(PLVN) -  Vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là yêu cầu khách quan, có tính quy luật bảo đảm cho Nhà nước ta là “Nhà nước pháp quyền XHCN của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân”. Cho nên, việc giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam là lương tâm và trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Phó Thủ tướng LB Nga Alexander Novak

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Phó Thủ tướng LB Nga Alexander Novak
Sáng 23/10 (giờ địa phương), ngay sau khi đến Kazan, Cộng hoà Tatarstan, Liên bang Nga, để dự Hội nghị các Nhà lãnh đạo Nhóm BRICS mở rộng năm 2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Phó Thủ tướng Chính phủ Liên bang Nga Alexander Novak; cùng dự có Bộ trưởng Bộ Phát triển Kinh tế Maksim Reshetnikov và Bộ trưởng Công Thương Anton Alikhanov.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Kazan, bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị BRICS mở rộng

Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Kazan, bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị BRICS mở rộng
Sau hơn 8 giờ bay, vào lúc 10h23, theo giờ địa phương (tức 14h23 giờ Hà Nội), ngày 23/10, chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Kazan, Cộng hòa Tatarstan, Liên bang Nga, bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị các Nhà lãnh đạo Nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRICS) mở rộng theo lời mời của Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin, Chủ tịch Nhóm BRICS năm 2024.

Bảo đảm tính răn đe, đề cao tính nhân văn trong xử lý người chưa thành niên phạm tội

Đại biểu Phạm Văn Hoà phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Sáng 23/10, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên. Qua thảo luận, các đại biểu thống nhất cao việc dự thảo Luật quy định giáo dục tại Trường giáo dưỡng là biện pháp xử lý chuyển hướng và quy định rõ từng trường hợp được áp dụng biện pháp này.

Đưa Việt Nam thành điểm đến không thể thiếu trong bản đồ Halal toàn cầu

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chào mừng các đại biểu quốc tế tới dự Hội nghị. (Ảnh: QĐND).
(PLVN) - Dự Hội nghị Phát huy nội lực, tăng cường hợp tác quốc tế để đẩy mạnh phát triển ngành Halal Việt Nam, chiều 22/10, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định Việt Nam định hướng phát triển ngành Halal Việt Nam trở thành một ngành thế mạnh, đưa Việt Nam trở thành một điểm đến không thể thiếu trong bản đồ Halal toàn cầu, một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng các sản phẩm, dịch vụ Halal trên thế giới.

Thủ tướng dự BRICS mở rộng: Minh chứng cho khát vọng vươn lên của dân tộc Việt Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính - Ảnh: VGP.
(PLVN) - Nhận lời mời của Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin, Chủ tịch Nhóm BRICS năm 2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị các Nhà lãnh đạo Nhóm BRICS mở rộng tại Kazan, Liên bang Nga, từ ngày 23 đến ngày 24/10. Chuyến công tác của Thủ tướng tiếp tục minh chứng cho khát vọng vươn lên của dân tộc Việt Nam, khẳng định vị thế là đối tác tin cậy, có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế...

Phát triển Trung tâm dữ liệu quốc gia

Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang trình bày tờ trình tại phiên họp.
(PLVN) - Trung tâm dữ liệu quốc gia khi đưa vào triển khai hoạt động sẽ là tiền đề để thúc đẩy quá trình phát triển và đẩy mạnh khai thác các cơ sở dữ liệu quốc gia phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; góp phần thực hiện mục tiêu nâng tầm chiến lược phát triển kinh tế số của Việt Nam theo kịp các quốc gia trên thế giới, bảo đảm điều kiện cho Việt Nam phát triển và hòa nhập với nền kinh tế số của thế giới.