Phó Cục trưởng Cục khảo thí nói về đề tốt nghiệp THPT 2011

Từ ngày mai, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2011 chính thức bắt đầu. Trao đổi với PLVN, ông Trần Văn Nghĩa - Phó Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ Giáo dục và Đào tạo) cho biết, đề sẽ ra theo hướng tránh học tủ, học lệch nhưng học sinh trung bình cũng có thể vượt qua kì thi...

Từ ngày mai, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2011 chính thức bắt đầu. Trao đổi với PLVN, ông Trần Văn Nghĩa - Phó Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ Giáo dục và Đào tạo) cho biết, đề sẽ ra theo hướng tránh học tủ, học lệch nhưng học sinh trung bình cũng có thể vượt qua kì thi...

Nhiều câu hỏi phân hóa

- Thưa ông, có thể thấy là đề thi tốt nghiệp THPT trong những năm gần đây ngày càng có nhiều câu hỏi hơn. Xin ông cho biết, trong một đề thi, các câu hỏi khó chiếm tỷ lệ như thế nào?

- Đúng là những năm gần đây đều ra đề thi với nhiều câu hỏi hơn. Đương nhiên, đề thi tốt nghiệp THPT và đề thi tuyển sinh ĐH-CĐ sẽ có những câu hỏi dùng để phân hóa học sinh. Tuy nhiên, rất khó để nói chính xác có bao nhiêu phần trăm câu hỏi khó trong một đề thi, chỉ có thể khẳng định là phần lớn các câu hỏi tập trung vào những kiến thức, kỹ năng hết sức cơ bản. Mục đích của việc ra đề thi với nhiều câu hỏi là đảm bảo được việc đánh giá trên phạm vi kiến thức rộng hơn, tránh việc học lệch, học tủ của học sinh. 

Học sinh trong kỳ thi Tốt nghiệp THPT năm 2010
Học sinh trong kỳ thi Tốt nghiệp THPT năm 2010

- Thi tốt nghiệp THPT với mục đích công nhận tốt nghiệp cho tất cả các học sinh đã hoàn thành 12 năm học ở mức đạt yêu cầu tối thiểu của chuẩn kiến thức, kỹ năng chương trình. Vậy đề thi với 50% kiến thức dành cho yêu cầu thông hiểu, vận dụng kiến thức liệu có phải là một áp lực đối với học sinh trung bình không thưa ông?.

- Mặc dù đề thi có nhiều câu hỏi nhưng những câu hỏi để đánh giá học sinh khá, giỏi có số lượng không nhiều. Và các em học sinh cũng lưu ý, ngay trong các câu hỏi khó cũng có thể sẽ có những phần mà HS sức học trung bình cũng sẽ làm được. Về tổng thể, có thể khẳng định: Học sinh với sức học trung bình nếu chuẩn bị ôn thi tốt chắc chắn sẽ vượt qua kỳ thi tốt nghiệp.

Sẽ thanh tra chéo việc chấm bài thi

Điều khiến học sinh và các nhà trường tỏ ra lo lắng hiện nay là chủ trương của Bộ ra đề thi theo hướng “mở” nhưng đáp án lại “đóng”, khiến người chấm theo hướng cứng nhắc gây thiệt thòi cho thí sinh. Ông có thể nói gì về điều này?

- Thí sinh có thể hoàn toàn yên tâm vì Bộ đã chỉ đạo sẽ có sự thống nhất chặt chẽ giữa cách ra đề thi và đáp án cũng như khâu chấm thi. Đối với các câu hỏi “mở”, trong hướng dẫn chấm cũng đã chỉ ra cách thức cho điểm với những cách trả lời khác nhau của học sinh. Để đảm bảo giảm thiểu hiện tượng chấm “chặt” hay chấm “lỏng”, ba-rem điểm phải chi tiết. Trong ba-rem điểm, điểm một bài có thể được chia nhỏ ra nhiều phần, nếu làm trọn vẹn một phần nào đó, sẽ được điểm của phần đó. Bên cạnh đó, giáo viên được hướng dẫn kỹ hơn nữa trong cách chấm bài.  Trước khi bắt đầu chấm thi, người chấm phải nghiên cứu kỹ hướng dẫn chấm, tiếp đó là tổ chức chấm thử và thảo luận để thống nhất cách cho điểm.

Từ kỳ thi tốt nghiệp năm nay, Bộ GD&ĐT tiếp tục tổ chức  thanh tra chéo việc chấm bài thi: Đơn vị thứ 3 (không phải đơn vị có bài thi, cũng không phải là đơn vị chấm thi) sẽ tổ chức chấm thanh tra để kịp thời phát hiện những hiện tượng bất thường và báo cáo cấp có thẩm quyền xử lí.

Thí sinh tránh mắc lỗi

- Để làm bài đạt hiệu quả cao nhất và không bị vi phạm quy chế thi, thí sinh cần phải nghi nhớ những gì, thưa ông?

- Có một điều mà cả các thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT và thi tuyển sinh đại học, cao đẳng rất hay mắc phải và có thể bị mất điểm đó là quy định vẽ hình: Trong quy chế ghi rõ chỉ những hình tròn vẽ bằng compa mới được sử dụng bút chì, còn toàn bài thi, kể cả hình vẽ, biểu đồ, đồ thị..., thí sinh đều phải kẻ vẽ bằng cùng một màu mực với chữ viết trong bài thi. Phần viết hỏng phải dùng thước gạch chéo; không được tẩy, xoá bằng bất kỳ cách gì.

Trong quá trình làm bài thi, thí sinh cần nhận dạng, phân loại đề thi thuộc loại nào, yêu cầu của đề là gì để định hướng làm bài, tránh bị lạc đề. Một điểm đáng chú ý là thí sinh cần bao quát đề thi, xem đề có mấy câu hỏi, biểu điểm thế nào để có hướng phân bổ thời gian làm bài, tránh tập trung vào một số câu mà bỏ qua các câu còn lại.

Thí sinh không nên mất quá nhiều thời gian nghiền ngẫm những câu quá khó đối với mình, có thể bỏ qua các câu khó để giải quyết những câu khác dễ hơn rồi sẽ quay trở lại lần hai để làm những câu đã tạm thời bỏ qua.

Đối với bài thi trắc nghiệm, kinh nghiệm khi làm bài là thí sinh nên bắt đầu làm từ câu đầu tiên, lần lượt lướt nhanh, quyết định làm những câu cảm thấy dễ và chắc chắn, đồng thời đối với những câu chưa làm được cũng cần xem xét loại trừ các phương án sai, đánh dấu vào nháp. Lần lượt thực hiện đến câu trắc nghiệm cuối cùng trong đề, sau đó quay trở lại làm những câu đã tạm thời bỏ qua. Thí sinh cố gắng trả lời tất cả các câu trắc nghiệm của đề thi để có cơ hội giành điểm cao nhất, không nên bỏ trống một câu nào.

- Xin cảm ơn ông!

64 đoàn thanh tra chấm thi, phúc khảo

Bộ GD&ĐT cho biết, tổng số thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2011 trên cả nước là 1.053.081 em, trong đó có 918.282 thí sinh hệ THPT và 134.799 thí sinh hệ giáo dục thường xuyên. Các thí sinh sẽ thi ở 44.449 phòng với 2.432 hội đồng coi thi, tăng 48 hội đồng so với năm 2010. Số cụm trường năm nay cũng tăng so với năm trước 59 cụm với tổng số 1.292 cụm trường trên cả nước. Để đảm bảo Kỳ thi tốt nghiệp THPT an toàn, nghiêm túc ngành GD-ĐT đã huy động 132.303 cán bộ và giáo viên tham gia coi thi; 22.860 cán bộ giáo viên tham gia chấm thi, tăng hơn so với năm 2010.

Bộ GD&ĐT cũng đã thành lập 64 đoàn thanh tra để tiến hành thanh tra chấm thi, phúc khảo kì thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2011 tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Cục Nhà trường - Bộ Quốc phòng. Trong đó có 600 thanh tra uỷ quyền đến từ các trường ĐH, CĐ trên cả nước.

 Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay sẽ được tổ chức vào các ngày 2, 3, 4/6/2011. 6 môn thi bắt buộc đối với giáo dục THPT là: Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ, Vật lí, Sinh học, Địa lí. Trong đó, các môn: Ngoại ngữ, Vật lí, Sinh học thi theo hình thức trắc nghiệm. Đối với giáo dục thường xuyên sẽ thi 6 môn: Ngữ văn, Toán, Vật lí, Sinh học, Lịch sử, Địa lí. Trong đó, các môn: Vật lí, Sinh học thi theo hình thức trắc nghiệm.

Uyên Na (thực hiện) 

Đọc thêm

Khẩn trương phân bổ, giải ngân vốn các dự án giao thông trọng điểm

Khẩn trương phân bổ, giải ngân vốn các dự án giao thông trọng điểm
(PLVN) -  Để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước năm 2024, Bộ Tài chính vừa có Công văn số 4426/BTC-VĐT gửi Bộ Giao thông vận tải và UBND các tỉnh, thành phố yêu cầu khẩn trương phân bổ vốn và giải ngân vốn cho các dự án trọng điểm quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải.

Đèo Pha Đin - Con đường huyền thoại

Đèo Pha Đin huyền thoại.
(PLVN) - Những ngày tháng 5 lịch sử, hòa chung không khí cả nước đang hướng về Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, chúng tôi có dịp trở lại đèo Pha Đin huyền thoại. Đây là tuyến đường huyết mạch, chứng kiến hàng ngàn bộ đội, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến đã vượt bao gian khổ, hiểm nguy để vận chuyển vũ khí, đạn dược, lương thực, thực phẩm... phục vụ cho chiến trường và làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Mở rộng đoạn cao tốc TP HCM-Long Thành là cấp thiết

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng việc quyết định phương án đầu tư mở rộng đoạn cao tốc TPHCM-Long Thành cần dựa trên tiến độ và hiệu quả kinh tế, từ đó mới có thể triển khai các bước tiếp theo - Ảnh: VGP/MK
(PLVN) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh như vậy khi chủ trì cuộc họp nghe báo cáo, cho ý kiến về phương án đầu tư mở rộng đoạn TP HCM-Long Thành thuộc Dự án đường bộ cao tốc TPHCM-Long Thành-Dầu Giây, sáng 3/5.

Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Điện Biên

Quang cảnh buổi làm việc.
(PLVN) - Chiều 2/5, Đoàn công tác Ban Tuyên giáo Trung ương do đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước trong ba năm 2023 - 2025 làm Trưởng đoàn đã làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Điện Biên về công tác chuẩn bị kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sỹ: Nhiệm vụ chính trị thiêng liêng!

Ông Lã Mạnh Tùng (bìa trái) - người lính đặc công năm xưa với 50 năm đau đáu đưa bạn về đất mẹ.
(PLVN) - Giữa không gian trang nghiêm của những ngày tháng tư hào hùng, câu chuyện về việc tìm kiếm liệt sĩ cứ nối dài. Đó là câu chuyện của người lính già hơn 50 năm với lời hứa đưa người bạn trở về đất mẹ; là câu chuyện của anh sĩ quan ngày ngày đi tìm, quy tập hài cốt liệt sĩ như một cách để báo đáp cuộc đời…

Ông Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động của Quốc hội

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn.
(PLVN) - Ủy ban Thường vụ Quốc hội phân công ông Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội cho đến khi kiện toàn được chức danh Chủ tịch Quốc hội khóa XV theo quy định.

Thượng tướng Nguyễn Văn Nghĩa kiểm tra hợp luyện diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Thượng tướng Nguyễn Văn Nghĩa điều hành kiểm tra hợp luyện.
(PLVN) -  Sáng 2/5, Thượng tướng Nguyễn Văn Nghĩa, Phó Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, Trưởng Ban Tổ chức diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ của Bộ Quốc phòng đã kiểm tra hợp luyện diễu binh, diễu hành tại thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên).

Việt Nam là sứ giả của hòa bình

LHQ đánh giá cao tỷ lệ nữ quân nhân của Việt Nam tham gia vào lực lượng GGHB LHQ. (Ảnh trong bài: Cục GGHB).
(PLVN) - Sau 10 năm kể từ khi cử những sĩ quan đầu tiên làm nhiệm vụ cho đến nay, lực lượng Gìn giữ hòa bình Việt Nam ngày càng phát triển và lớn mạnh, qua đó khẳng định nỗ lực và cam kết của một thành viên tích cực, có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, sẵn sàng đóng góp nhiều hơn vào việc xây dựng nền hòa bình và an ninh toàn cầu.

Quốc hiệu Việt Nam khẳng định vị thế của một nước độc lập, thống nhất

Tháng 7/1976, tại Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa VI đã quyết định đổi tên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thành nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. (Ảnh: TL/Nguồn: BTLSQG)
(PLVN) - Trải qua những thăng trầm trong hơn 220 năm, quốc hiệu Việt Nam (1804 - 2024) đã khẳng định vị thế của một đất nước độc lập và thống nhất. Sự ra đời của quốc hiệu Việt Nam dưới triều Nguyễn là dấu mốc lịch sử quan trọng của dân tộc để rồi từ đó hai tiếng Việt Nam trở thành tên gọi thiêng liêng, quen thuộc ăn sâu vào tiềm thức, vào máu thịt của mỗi người dân đất Việt.

Thiêng liêng Lễ Thượng cờ 'Thống nhất non sông' tại đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải

Lễ Thượng cờ diễn ra trong không khí trang nghiêm và xúc động.
(PLVN) - Sáng 30/4, tại Kỳ đài ở khu Di tích Quốc gia Đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải, tỉnh Quảng Trị long trọng tổ chức Lễ Thượng cờ “Thống nhất non sông” nhân dịp Kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), 52 năm Ngày giải phóng tỉnh Quảng Trị (1/5/1972 - 1/5/2024).