Phiên chợ đưa hàng Việt về nông thôn huyện Lập Thạch, Vĩnh Phúc

Phiên chợ đưa hàng Việt về nông thôn huyện Lập Thạch.
Phiên chợ đưa hàng Việt về nông thôn huyện Lập Thạch.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Tuyên truyền, vận động nhân dân, cơ quan, doanh nghiệp hưởng ứng cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, tạo điều kiện cho người dân được tiếp cận với các mặt hàng Việt Nam, đảm bảo về chất lượng, có giá cả hợp lý phù hợp với thu nhập của người dân, đảm bảo mục tiêu an sinh xã hội, tạo cơ hội cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh tiếp cận nhiều hơn với thị trường nông thôn” là thông điệp chính tại Phiên chợ Hàng Việt về nông thôn do Trung tâm phát triển Công thương tỉnh Vĩnh Phúc phối hợp với UBND huyện Lập Thạch tổ chức.

Phiên chợ có quy mô 60 gian hàng, trưng bày các mặt hàng thiết yếu phục vụ cho nhu cầu đời sống hàng ngày được sản xuất tại Việt Nam, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng gồm: Đồ gia dụng, hàng thực phẩm chế biến; vật tư nông nghiệp; quần áo, may mặc; da giầy... giúp cho người dân tiếp cận hàng Việt chất lượng đảm bảo, với giá cả phải chăng, kết nối nhà phân phối, người tiêu dùng và doanh nghiệp sản xuất để có cơ hội làm ăn lâu dài.

Trong thời gian diễn ra phiên chợ, ngoài tham quan mua sắm, còn có chương trình văn nghệ hàng đêm tại sân khấu của phiên chợ để phục vụ.

Đa dạng hàng Việt về nông thôn huyện Lập Thạch.

Đa dạng hàng Việt về nông thôn huyện Lập Thạch.

Với nhiều doanh nghiệp, lý do chính tham gia bán hàng tại nông thôn không phải vì doanh số, mà điều quan trọng là nắm bắt nhu cầu, thị hiếu của người dân để xây dựng mạng lưới phân phối, phát triển thị phần tại khu vực nông thôn. Còn với người tiêu dùng nông thôn sẽ được tiếp cận nhiều hơn với những sản phẩm mang thương hiệu Việt chất lượng cao, giá cả phù hợp.

Hiện nay, hàng Việt đã chiếm hơn 80% số lượng sản phẩm được bày bán tại chợ ở nông thôn, tập trung chủ yếu ở các nhóm hàng: lương thực, thực phẩm, hàng may mặc, đồ gia dụng, hóa mỹ phẩm...

Chương trình đưa hàng Việt về nông thôn được xem là một hoạt động xúc tiến thương mại quan trọng, nhằm thúc đẩy sản xuất, kích cầu tiêu dùng, đóng góp tích cực vào thành công của Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam".

Những phiên chợ hàng Việt nói riêng và chương trình đưa hàng Việt về nông thôn nói chung, còn kết nối và tạo ra động lực cho lưu thông và phát triển chuỗi tiêu dùng trong nước; góp phần tạo mối liên kết bền chặt giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng. Đây còn là hành động thiết thực, cụ thể nhằm nâng cao ý thức, từng bước củng cố lòng tự hào về chất lượng sản phẩm trong nước, thay đổi thói quen "sính ngoại", hình thành thói quen tiêu dùng tốt trong nhân dân.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Quảng Ngãi hiện thực hóa giấc mơ nhà ở cho người nghèo

Quảng Ngãi hiện thực hóa giấc mơ nhà ở cho người nghèo
(PLVN) - Với sự đồng lòng của cả hệ thống chính trị, người dân, các mạnh thường quân, tỉnh Quảng Ngãi đang tích cực hiện thực hóa giấc mơ nhà ở cho người nghèo trên địa bàn. Đây không chỉ là những ngôi nhà được xây dựng bằng gạch ngói xi măng… mà còn được xây bởi những tấm lòng.

Cụm Trại Tạm giam Công an 11 tỉnh thành khu vực ĐBSCL trao đổi nghiệp vụ

Quang cảnh Hội nghị
(PLVN) - Tại TP Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang, Cụm Trại Tạm giam Công an 11 tỉnh, thành phố khu vực ĐBSCL gồm: An Giang, Bạc Liêu, Bến Tre, Cần Thơ, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng, Tiền Giang, Trà Vinh và Vĩnh Long (do Trại Tạm giam Công an Kiên Giang làm Cụm trưởng), mới tổ chức Hội nghị trao đổi nghiệp vụ trong công tác thi hành tạm giữ, tạm giam, thi hành án phạt tù và xây dựng Đảng, xây dựng lực lượng Trại Tạm giam giai đoạn 2023 - 2024.

Tín dụng chính sách góp phần đưa Quảng Bình phát triển toàn diện

Tín dụng chính sách góp phần đưa Quảng Bình phát triển toàn diện
(PLVN) - Nhờ được vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), người dân nghèo tỉnh Quảng Bình có thêm nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế. Nguồn vốn tín dụng chính sách trở thành “đòn bẩy” giúp người dân phát triển sản xuất, góp phần giảm nghèo bền vững, từng bước làm giàu, bảo đảm an sinh xã hội gắn với xây dựng nông thôn mới.