“Phiên chợ cô dâu” ở Ma Rốc

Một ngôi làng của người Berber ở Ma Rốc
Một ngôi làng của người Berber ở Ma Rốc
(PLO) - Mỗi quốc gia trên thế giới đều có những phong tục cưới hỏi riêng. Tuy nhiên, có rất nhiều phong tục cưới kỳ lạ, như tục cưới của người Berber ở đất nước Ma Rốc. Người đàn ông sẽ tìm kiếm ý chung nhân của mình ở một nơi gọi là “phiên chợ cô dâu” mỗi năm diễn ra một lần. 

Văn hóa độc đáo

Berber là tộc người thiểu số bản địa Bắc Phi sống ở phía tây thung lũng sông Nile. Họ sống phân bố từ Đại Tây Dương tới ốc đảo Siwa, ở Ai Cập và từ Địa Trung Hải đến sông Niger. Cho đến nay, nguồn gốc của người Berber chưa rõ ràng. Tuy nhiên, nhiều người Berber tin rằng tổ tiên của họ là người Atlantis và thành phố Atlantis trong truyền thuyết chính là quê hương của họ. Họ là tộc người du mục, xuất hiện từ rất lâu khoảng 2.000 năm TCN. Thuở sơ khai, người Berber có tên gọi là “Amazigh”- có nghĩa là “người tự do” hay “người đàn ông tự do và quý tộc”. Sau này, những người Hy Lạp đến xâm chiếm, họ đổi tên thành “Berber” với ý nghĩa là “nói không với Hy Lạp”. 

Người Berber có da trắng, mắt xanh và tóc sáng màu (vàng hoặc đỏ), mũi cao như những người phương Tây. Hầu hết người Berberđều không biết chữ, vậy nên họ sử dụng các biểu tượng để đánh dấu danh tính của mình. Ngoài ra, người Berber dùng âm nhạc để chuyển tải những câu chuyện và lưu truyền những truyền thống văn hóa từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Đám cưới của người Berber
Đám cưới của người Berber

Người Berber sống trong những túp lều. Lều của bộ tộc này thể hiện sự đơn giản trong cuộc sống của những người du mục. Lều được tạo thành bởi những sợi dây thừng và các tấm bạt, làm từ các vật liệu không thấm nước nên bên trong rất khô ráo. Trong căn lều được chia làm 2 phần, bên phải là khu vực dành cho đàn ông và cũng là nơi đón khách còn phụ nữ ở bên trái, nơi có lò sưởi.

Người Berber chào đón khách rất nồng nhiệt. Dù gặp nhiều khó khăn trong giao tiếp vì  bất đồng ngôn ngữ, nhưng họ luôn sẵn sàng đón khách nước ngoài vào nghỉ chân trong lều và mời khách dùng trà. Trà xanh là loại thức uống chủ yếu của người Berber, được làm từtrà bạc hà tươi pha với đường. 

Người Berber sống theo từng thị tộc, trong các thị tộc bao gồm nhiều gia đình. Phụ nữ cũng có quyền và sự tự do như đàn ông. Phụ nữ lớn tuổi trang điểm bằng hình xăm Hener ở trán hoặc cằm, từ đó có thể dễ dàng nhận biết họ thuộc tộc người nào. Những hình xăm là một phần của nghệ thuật quyến rũ và là biểu tượng cho sự may mắn. Ngoài ra, họ còn đeo trên mình những đồ trang sức được làm rất tinh tế, mang tính nghệ thuật cao, nhưng đồng thời nhằm truyền tải một thông điệp mang sức mạnh cùng bản sắc dân tộc mà họ đã quyết tâm gìn giữ cho thế hệ sau.

Phụ nữ Berber có vai trò cũng như ảnh hưởng lớn đến gia đình và thị tộc. Công việc hằng ngày của phụ nữ thường là trông trẻ và dệt thảm. Họ nuôi sống bản thân và gia đình bằng nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống. Thảm thủ công của người Berber, Morocco nổi tiếng khắp thế giới về độ bền, đẹp và chất lượng cao cùng những đường nét hoa văn tinh xảo, độc đáo và màu sắc ấn tượng. Chúng giống như những bức tranh trừu tượng kể về những câu chuyện khác nhau và mang cả tâm huyết của người dệt thảm.

Để dệt nên những tấm thảm với màu sắc sống động đó, người thợ dệt phải thực hiện rất nhiều công đoạn từ việc chọn lựa nguyên liệu, se sợi và nhuộm màu. Họ tiến hành rửa lông cừu và lạc đà được chọn ra và se chúng thành sợi. Sau đó, họ nhuộm chúng với những màu sắc tự nhiên chiết từ cây củ quả gắn liền với cuộc sống thường ngày của họ, chẳng hạn, màu vàng từ củ nghệ tây, xanh ánh bạc từ cây bạc hà, màu hồng nhạt từ quả lựu, màu đỏ từ lá cây huyết dụ... Họ khéo léo dệt các sợi màu khác nhau tạo thành những đường nét hoa văn độc đáo.

Màu chủ đạo của những tấm thảm Berber truyền thống là những gam màu nóng như đỏ vàng và nâu, màu bổ sung là gam màu lạnh như xanh lá cây, xanh dương... Bằng những màu sắc tươi sáng ẩn hiện trong các nét hoa văn có bố cục chiều sâu, mỗi tấm thảm là một câu chuyện kể, là tái hiện sự kiện quan trọng hay một buổi hành lễ, là những ước mong về sự an lành và thịnh vượng.

Kỹthuật dệt thảm của người Berber chỉ truyền lại cho những người trong cùng một gia đình. Thế hệ trẻ phải tự tìm hiểu cách nhuộm, dệt, pha màu và sáng tạo ra những hoa văn dệt từ những người thân trong gia đình như ông  bà, cha mẹ... 

Người Berber nổi tiếng làm ra dầu argan - một dược liệu quý hiếm. Dầu argan được ép lấy từ hạt của quả cây argan, một loài cây chỉ được tìm thấy ở Ma Rốc. Cây argan có tuổi thọ từ 150-200 năm, và chỉ bắt đầu ra quả khi 30-50 tuổi. Bởi loài cây này chỉ tìm thấy trong một khu vực hạn chế nên dầu argan là loại dầu vô cùng quý hiếm trên thế giới. Đặc biệt hơn, để thu hoạch hạt argan, phải nhờ đến loài dê Tamri, bởi chỉ có loài dê này mới có thể tới được những khu vực có cây argan và chỉ có dê Tamri mới ăn quả của cây argan. Những người phụ nữ Berber sau đó sẽ thu nhặt các hạt cây argan từ phân của dê Tamri. Sau đó cặm cụi đập vỡ hạt argan, phân loại chúng vào các rổ, rồi dùng các công cụ thủ công bằng đá để nghiền hạt, chiết dầu vì vẫn chưa có các máy móc thay thế.

Nhờ tính chất chữa bệnh, nấu ăn và chế mỹ phẩm, tinh dầu argan được ví như “vàng lỏng” của Ma Rốc và là mặt hàng xuất khẩu quan trọng của nước này sang phương Tây, nơi thứ nguyên liệu này được ứng dụng trong các sản phẩm chăm sóc tóc và kem dưỡng da chống lão hóa. Nhiều bằng chứng khoa học đã cho thấy tinh dầu argan có các tác dụng chữa bệnh, nhưng các nhà liệu pháp học thực vật còn cho rằng, loại dầu nhiều axít béo, vitamin E và các chất chống oxy hóa này còn đặc biệt hiệu quả đối với các loại tóc khô và làn da bị tổn thương.

“Chợ tình” lúc bình minh

Ở Berber có một ngôi làng là Aimo Mitchell, cứ mỗi năm một lần, ở đây lại diễn ra “Phiên chợ cô dâu”. Phiên chợ thường họp vào lúc bình minh. Các cô gái trẻ sẽ là nhân vật trung tâm của phiên chợ nên từ nhà họ phải trang điểm, đeo mặt nạ, chỉ để lộ đôi mắt. Các chàng trai sẽ xếp hàng trước mặt các cô gái, họ sẽ yêu nhau qua giọng nói và ánh mắt. Một cô gái có thể làm vị hôn phu tương lai si mê mình chỉ qua giọng nói ấm áp và đôi mắt long lanh. Thông thường, nếu cô gái cảm thấy hài lòng, họ sẽ cho phép người đàn ông đó nắm lấy tay mình.

Thảm thủ công của người Berber nổi tiếng khắp thế giới
Thảm thủ công của người Berber nổi tiếng khắp thế giới

“Phiên chợ cô dâu” cũng là một cơ hội để những người góa chồng hoặc đã li hôn đi tìm hạnh phúc mới. Vì đã có kinh nghiệm chăm sóc gia đình và sinh con nên việc tìm chồng mới đối với họ rất dễ dàng. Sau khi hai bên có cảm tình với nhau, và được sự đồng ý từ cha mẹ, họ sẽ tiến đến hôn nhân ngay sau đó, hoặc sẽ cũng có thể tìm hiểu nhau thêm một thời gian nữa.

Không chỉ có phong tục chọn vợ độc đáo, lễ cưới của người Berber cũng không kém phần thú vị. Người phụ nữ khi xuất giá sẽ được mẹ mình dùng nước ép từ hoa móng tay chấm lên hai chân, bởi người Berber tin rằng làm như thế sẽ giúp cô gái trừ được ma quỷ và tai hoạ. Trước khi bước ra khỏi nhà, cô dâu sẽ được mẹ hôn vào đầu gối. Sau đó, cô dâu phải ở phòng một mình rồi cưỡi la hoặc loại gia súc nào đó (loại gia súc được cho là không có giới tính) về nhà chồng.

Một người phụ nữ có họ hàng với cô dâu sẽ trở thành phù dâu. Khi cô dâu tới nhà chồng, phù dâu sẽ bế cô dâu lên giường, 2 chân cô dâu không được chạm đất, nếu không sẽ bị ma quỷ nhập vào người. Ở tộc người Berber, hôn nhân theo chế độ 1 vợ 1 chồng, người chồng có vai trò chủ đạo trong gia đình, song địa vị người phụ nữ cũng khá cao. Do vậy trong đêm tân hôn, khi cô dâu vào nhà, tiệc rượu kết thúc, chú rể phải thề với trời đất sẽ bảo vệ vợ của mình đến suốt đời.

Đọc thêm

Việt Nam – Hoa Kỳ thúc đẩy việc triển khai các thỏa thuận cấp cao

Hình ảnh tại Đối thoại.
(PLVN) - Nhận lời mời của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken và triển khai thực hiện Tuyên bố chung giữa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden tháng 9/2023 về nâng cấp quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ lên Đối tác chiến lược toàn diện, ngày 25/3, tại thủ đô Washington D.C., Hoa Kỳ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và Ngoại trưởng Antony Blinken đã đồng chủ trì Đối thoại cấp Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam - Hoa Kỳ lần thứ nhất.

Pháp nâng cảnh báo khủng bố lên mức cao nhất

Tháp Eiffel là biểu tượng nổi tiếng và hấp dẫn nhất của thủ đô Paris, Pháp. Ảnh: REUTERS/Sarah Meyssonnier.
(PLVN) - Chính phủ Pháp đã nâng cảnh báo khủng bố lên mức cao nhất sau vụ xả súng đẫm máu tại nhà hát ở ngoại ô Moscow, Nga. Thông báo được đưa ra sau cuộc họp giữa các quan chức an ninh và quốc phòng cấp cao của Pháp với Tổng thống Emmanuel Macron.

Lái máy bay khi say rượu, phi công Mỹ bị kết án tù

Ông Lawrence Russell Jr bị phát hiện uống rượu vượt quá giới hạn cho phép của hãng hàng không gấp gần 2,5 lần.
(PLVN) - Phi công Lawrence Russell (63 tuổi), một công dân Mỹ, vừa bị kết án 10 tháng tù tại Scotland sau khi bị phát hiện có nồng độ cồn vượt quá mức cho phép trong máu trước khi tiến hành chuyến bay xuyên Đại Tây Dương vào ngày 16 tháng 6 năm 2023.

Chưa ghi nhận công dân Việt Nam gặp nạn trong vụ tấn công khủng bố tại Nga

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng.
(PLVN) - Theo Đại sứ quán Việt Nam tại Nga, đến nay, chưa ghi nhận có công dân Việt Nam là nạn nhân trong vụ việc. Thực hiện chỉ đạo của Bộ Ngoại giao, Đại sứ quán đang khẩn trương phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng sở tại bám sát tình hình, sẵn sàng các biện pháp bảo hộ cần thiết trong trường hợp có công dân Việt Nam gặp nạn.

Hiện trường vụ tấn công khủng bố ở Nga

Hiện trường vụ tấn công khủng bố ở Nga
(PLVN) - Ít nhất 60 người thiệt mạng và hơn 100 người bị thương sau vụ xả súng vào đoàn người tham dự hòa nhạc ở Nga. Đây là một trong những vụ tấn công đẫm máu nhất ở Nga trong nhiều thập kỷ.