Phía sau "đẳng cấp" của một cuộc chơi tận diệt

“Đẳng cấp” nhà gỗ, thú chơi đồ gỗ làm rừng tự nhiên cạn kiệt… (Ảnh chỉ có tính minh họa)
“Đẳng cấp” nhà gỗ, thú chơi đồ gỗ làm rừng tự nhiên cạn kiệt… (Ảnh chỉ có tính minh họa)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Xưa nay, gỗ vừa là vật trang trí đồng thời cũng thể hiện đẳng cấp của gia chủ. Thế nên người chơi luôn muốn sở hữu những món đồ vừa độc, vừa lạ, vừa có giá trị. Cùng với đó là xu hướng bỏ phố lên rừng, những ngôi nhà gỗ nơi phố núi, các vùng ngoại thành đang hiện hữu… Dễ hiểu khi những cánh rừng luôn “chảy máu”, kéo theo nhiều hệ quả mà chính con người phải gánh chịu…

Sự vơ vét tàn khốc!

Cùng với những cánh rừng đại ngàn tự nhiên đang dần trơ trọi, đến Tây Nguyên, người ta có thể thấy đồ gỗ được bán khắp mọi nơi, kín đáo có và cả vỉa hè cũng có. Trong đó chủ yếu là đồ gỗ trang trí nội thất, giá cả cũng phong phú bởi có món chỉ tiền trăm, cũng có món lên đến bạc tỷ.

Chơi đồ gỗ mĩ nghệ phổ biến nhất phải kể đến các loại tượng gỗ: tượng Tam Đa, Thần Tài, Đạt Ma, Quan Vân Trường…, hay bàn ghế Minh Đào, trúc, lục bình… Có chiếc chỉ vài triệu, nhiều hơn lên đến vài chục triệu hoặc một số trường hợp lên đến một vài trăm triệu.

Hàng đẳng cấp phụ thuộc vào loại gỗ, độ lớn và mức độ độc đáo, hiếm có như những bộ gốc hương, cà te, cẩm… cổ thụ đã tạo thành lũa được phát hiện và đưa về, qua đục đẽo tạo dáng thế… Những gốc cây từng nằm giữa rừng hoang đã trở thành món hàng lên tới vài trăm triệu với giới săn gỗ.

Để có được những món hàng đồ gỗ độc và đẹp, tất nhiên người ta phải lặn lội tìm kiếm tận tới những cánh rừng sâu. Khi nhu cầu cao thì những cây gỗ quý vài trăm năm tuổi hay kể cả mới vài chục năm cũng đều bị đốn hạ không thương tiếc để phục vụ thú chơi và nhu cầu sử dụng đồ gỗ. Đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng phá rừng diễn ra tới mức báo động thời gian qua.

Thống kê của ngành chức năng cho thấy, tình trạng suy giảm diện tích rừng Tây Nguyên đang diễn ra ở mức độ cao, trung bình giảm khoảng 25.737 ha/năm. Chất lượng rừng cũng suy giảm rõ rệt khi diện tích rừng có trữ lượng chỉ còn lại rất ít, chỉ khoảng 1,7 triệu ha (tỉ lệ che phủ 32,4%), diện tích còn lại là rừng chưa có trữ lượng hoặc trữ lượng thấp.

Ngoài chơi đồ gỗ thông thường, giới giàu sang còn săn lùng những món hàng độc và gắn liền với những quan niệm về tài lộc. Đỉnh cao của sự xa xỉ này là trầm hương. Khai thác trầm hương cũng là một trong những nguyên nhân khiến rừng xanh “chảy máu” và hủy hoại hệ thực vật rừng tàn bạo bậc nhất.

Thực tế cho thấy, tại địa bàn các huyện Kông Chro, Mang Yang, Đak Pơ (Gia Lai), nơi thỉnh thoảng vẫn xuất hiện lời đồn về kỳ nam đã khiến cho những cánh rừng nơi đây trở nên náo loạn bởi từng đoàn người ồ ạt đổ về tìm kiếm ước vọng đổi đời nhờ “lộc rừng”.

Cùng với đồ gỗ, vô số quán cà phê, nhà rường được thiết kế với không gian bằng gỗ đẹp, to lớn mọc lên ở TP Pleiku (Gia Lai) và tỉnh Đắk Lắk.

Rồi hai năm trước, dư luận xôn xao về dinh thự gỗ của một nữ đại gia. Toàn gỗ quý, hiếm ước giá ngàn tỷ đồng. Gỗ có tuổi đời trăm năm thì không thể gia đình trồng. Nó phải có xuất xứ ở những cánh rừng nguyên sinh Tây Nguyên hoặc một nơi nào đó.

Thói quen và văn hóa sử dụng nhà gỗ, đồ dùng bằng gỗ cũng góp phần làm rừng “chảy máu” và cạn kiệt. Còn bao nhiêu nhà đang say mê đồ gỗ từ rừng, mà không biết rừng “chảy máu” và hiểm họa một phần từ cái nhà gỗ, dinh thự gỗ mình đang ở mà vô tình gián tiếp gây ra lũ lụt?

Thói quen và văn hóa sử dụng nhà gỗ, đồ dùng bằng gỗ cũng góp phần làm rừng “chảy máu” và cạn kiệt.

Thói quen và văn hóa sử dụng nhà gỗ, đồ dùng bằng gỗ cũng góp phần làm rừng “chảy máu” và cạn kiệt.

Còn tại nhiều vùng ngoại ô, miền núi, nhiều người sẵn tiền tậu đất, lập vườn, làm trang trại rồi kỳ công mua những ngôi nhà sàn cổ đặt ở miếng đất đó chỉ để ngắm. Họ tậu cả nghìn mét vuông đất, trồng cây, làm vườn rồi bỏ ra cả tỷ đồng rước nguyên một nếp nhà sàn cổ của người dân tộc về đặt ở đó. Với mục đích chỉ để ngắm, cuối tuần đến hít thở. Để tăng thêm phần đẳng cấp, ngoài chơi nhà sàn cổ, một số đại gia bày đặt thiết kế vật dụng trong nhà sàn cổ giống với sinh hoạt của nếp nhà sàn.

Theo những người trong nghề, mỗi nếp nhà sàn loại thường mua tại gốc chỉ khoảng 50 đến 60 triệu đồng. Khi chở về xuôi, được thợ nhào nặn, lắp ghép - các ông chủ bỏ túi cả trăm triệu sau các chi phí. Tuy nhiên, giá nhà sàn dao động chóng mặt bởi những yếu tố như: chất liệu, tuổi đời và vận chuyển.

Có những nếp nhà cổ, gỗ quý như lim hay pơ mu lên tới 600-700 triệu, thậm chí 1 - 2 tỷ đồng. Bởi thế, các hộ dân tộc Thái, Mường, Tày thấy người mua nhà sàn đến được giá là bán. Và rồi, khi bán nhà họ lại kéo nhau lên rừng chặt cây gỗ mới về dựng. Với tốc độ “săn nhà sàn” chóng mặt như hiện nay không chỉ khiến vốn rừng ngày càng cạn kiệt, nạn buôn bán nhà sàn cổ còn làm bản sắc văn hóa độc đáo của các đồng bào dân tộc bị mai một.

Ngưng săn gỗ quý và hãy biết sợ thiên tai!

Hệ quả của việc khai thác lâm sản trái phép trong thời gian qua không chỉ phá vỡ hệ sinh thái, ảnh hưởng tới khả năng giữ nước và điều tiết dòng chảy mà còn gây ra các mối hiểm họa chết người, thiệt hại kinh tế nặng nề do sạt lở đất, lũ quét ngày càng nghiêm trọng hơn, điển hình là khu vực các tỉnh miền núi cao như Sơn La, Lai Châu, Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Điện Biên, Yên Bái…

Theo số liệu của Tổng cục Lâm nghiệp, mặc dù diện tích rừng bị thiệt hại giảm 270ha/năm, trong 4 năm từ 2016-2019, diện tích rừng bị thiệt hại đã lên tới 7.283ha. Như vậy, trung bình mỗi năm chúng ta mất đi 2.430ha rừng. Theo nhận định của Viện Điều tra và Quy hoạch rừng, lý do chính khiến diện tích rừng tự nhiên bị giảm sút là do việc chuyển đổi mục đích sử dụng, khai thác quá mức, đặc biệt là tại 2 khu vực duyên hải miền Trung và Tây Nguyên.

Cùng với nạn phá rừng, khai thác lâm sản trái phép, việc các dự án thủy điện, nhất là thủy điện nhỏ “mọc” lên ồ ạt như “nấm sau mưa”, được các nhà quản lý và giới chuyên gia nhận định là nguyên nhân khiến diện tích rừng tự nhiên trên cả nước ngày một suy giảm.

Theo nhà văn Sương Nguyệt Minh: “Hiện nay, Chính phủ đã ra lệnh đóng cửa rừng. Đã quá muộn nhưng muộn còn hơn không. Hãy hành động gấp chấm dứt phá rừng. Hãy từ bỏ tập quán sử dụng gỗ rừng làm nhà, làm đồ gia dụng. Chỉ sử dụng gỗ từ vườn trồng và rừng trồng. Đóng cửa rừng tuyệt đối! Cành cây mục, ngọn cỏ khô cũng không đưa ra khỏi rừng. Hãy mở Hội nghị Diên Hồng bàn cách chống phá rừng đầu nguồn và thảm họa xả nước của thủy điện”...

Hậu quả của đợt thiên tai ở miền Trung năm vừa qua là cách con người ứng xử với thiên nhiên. Tuy nhiên, “điều chúng ta cần làm là thay đổi cách ứng xử với thiên nhiên, đặc biệt với tài nguyên rừng tại Việt Nam hiện nay”, ông Đỗ Xuân Lập, Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (VIFOREST) nói.

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Lân Hiếu cho rằng, thảm họa sẽ xảy ra bất cứ nơi nào trên mảnh đất hình chữ S này nếu chúng ta không thay đổi tư duy và cách làm. Chúng ta hô hào trồng rừng nhưng vẫn cho phép những đại dự án khởi công ngay trong lõi rừng. Vì vậy, theo ông Nguyễn Lân Hiếu, chúng ta phải thay đổi cách làm và phải nhận thấy những sai lầm trong quá khứ.

Mỗi năm khoảng 10-15 trận lũ quét!

Theo Tổng cục Phòng, chống thiên tai, mỗi năm nước ta xảy ra khoảng 10-15 trận lũ quét, sạt lở đất, đặc biệt là tại các vùng núi phía Bắc, Trung bộ, Tây Nguyên và Đông Nam bộ. Thời tiết cực đoan, mưa lớn, mưa kéo dài là nguyên nhân kích hoạt lũ quét và sạt lở đất, cuốn theo cây cối, đất đá, thậm chí tính mạng, tài sản của con người. Mưa bão lũ xảy ra ở nước ta ngày càng tăng; trở thành mối đe dọa nguy hại đến cuộc sống con người và nền kinh tế đất nước.

Ngoài do biến đổi khí hậu, đặc điểm địa lý thì tình trạng mưa lũ ở nước ta trở nên nghiêm trọng, khốc liệt hơn là do nạn chặt phá rừng. Chính điều này gây ra sự suy giảm thảm thực vật ở lưu vực; khả năng cản trở dòng chảy khi mưa lũ giảm, khiến tốc độ di chuyển của mưa lũ nhanh hơn.

Bên cạnh đó, còn vấn nạn phá rừng đầu nguồn để khai thác gỗ, phát triển nông nghiệp, thủy điện… Trong một thời gian dài, hậu quả của việc phá rừng đã khiến diện tích rừng phòng hộ, đầu nguồn tại các tỉnh, thành tại miền Trung bị san bằng để làm thủy điện, gây khó khăn khiến cho việc điều tiết nước ở khu vực thượng nguồn bị ảnh hưởng khi mưa lớn.

Diện tích rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn bị chặt phá gây mất khả năng điều tiết nước ở thượng nguồn khi xảy ra mưa lớn. Đây chính là nguyên nhân khiến mưa lũ, lũ lụt… nghiêm trọng hơn. Rừng đầu nguồn bị chặt phá cũng khiến cho cường độ của nước dâng lên cao hơn, lũ đi nhanh hơn.

Viện Nghiên cứu môi trường nông nghiệp nông thôn cũng chỉ ra rằng, thực tế rừng tăng diện tích, đồi núi trọc giảm dần, nhưng các năm qua nước ta vẫn bị lũ lụt tàn phá nghiêm trọng. Rừng trồng phòng hộ chất lượng, số lượng chưa đảm bảo. Rừng phòng hộ tự nhiên bị chặt phá, khai thác bừa bãi không duy trì được cấu trúc tự nhiên giảm thiểu khả năng phòng hộ.

Đọc thêm

Hành động cấp bách bảo vệ động vật hoang dã trước nguy cơ tuyệt chủng

Việc buôn bán trái phép các loài ngoại lai là mối đe dọa tiềm ẩn với đa dạng sinh học và sức khỏe con người. (Nguồn: ENV)
(PLVN) - Là nội dung tập tài liệu thường niên vừa được Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) ra mắt nhằm đánh giá và xác định những vấn đề cấp bách cần được ưu tiên để xử lý hiệu quả tình trạng buôn bán động vật hoang dã (ĐVHD) trái phép, góp phần bảo vệ các quần thể ĐVHD nguy cấp, quý, hiếm và từng bước xóa bỏ vai trò của Việt Nam trong mạng lưới buôn bán ĐVHD trái phép toàn cầu.

Nâng tiêu chuẩn khí thải xe máy - bước tiến xanh cho môi trường

Khí thải xe máy là vấn đề nhức nhối với ngành Giao thông và ngành Môi trường. (Nguồn: VGP)
(PLVN) - Đề xuất của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) về việc nâng tiêu chuẩn khí thải cho xe gắn máy dưới 50cc lên mức tương đương với xe mô tô trên 50cc đang được dư luận quan tâm. Theo xu thế chung, đây có thể sẽ là một giải pháp hữu hiệu để thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh trong ngành Giao thông vận tải.

Không khí lạnh tăng cường ở miền Bắc

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, khoảng chiều tối và đêm mai, bộ phận không khí lạnh tăng cường sẽ ảnh hưởng đến khu vực Bắc Bộ. Nhiệt độ có thể hạ thấp, vùng núi cao có nơi dưới 16 độ C.

Chưa khẳng định có hay không 18.000 lít dầu DO trên tàu hàng chìm ở biển Quảng Nam

Chưa khẳng định có hay không 18.000 lít dầu DO trên tàu hàng chìm ở biển Quảng Nam
(PLVN) - Theo các thuyền viên tàu hàng An Bình Phát 68, khi tàu gặp nạn, chìm ở vùng biển Quảng Nam thì trên tàu có 18.000 lít dầu DO. Tuy nhiên, Đại tá Trần Tiến Hiền cho hay, việc 18.000 lít dầu DO trên tàu hàng An Bình Phát 68 là thuyền trưởng khai báo như vậy, chứ không thể khẳng định được là có đúng hay không.