Phi công người Việt Nam được trả thêm tiền lương

Việc xác định nguồn tiền lương bổ sung cho phi công là người Việt Nam phải phù hợp với khả năng đáp ứng tài chính của VNA. (Ảnh minh họa)
Việc xác định nguồn tiền lương bổ sung cho phi công là người Việt Nam phải phù hợp với khả năng đáp ứng tài chính của VNA. (Ảnh minh họa)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Chính phủ ban hành Nghị định 64/2023/NĐ-CP bổ sung Nghị định số 87/2021/NĐ-CP ngày 29/9/2021 của Chính phủ về kéo dài thời gian thực hiện và sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 20/2020/NĐ-CP ngày 17/02/2020 của Chính phủ thực hiện thí điểm quản lý lao động, tiền lương, tiền thưởng đối với một số tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước.

Trong đó, bổ sung quy định xác định nguồn tiền lương bổ sung để trả thêm cho người lái máy bay là người Việt Nam.

Cụ thể, đối với Công ty mẹ - Tổng công ty Hàng không Việt Nam (VNA), sau khi trả lương cho người lái máy bay là người Việt Nam làm việc theo hợp đồng lao động cho VNA từ quỹ tiền lương thực hiện của người lao động và Ban điều hành theo quy định tại Nghị định số 20/2020/NĐ-CP ngày 17/02/2020 của Chính phủ và khoản 3, khoản 4 Điều 2 Nghị định này (quỹ tiền lương thực hiện) mà mức tiền lương của người lái máy bay là người Việt Nam thấp hơn mức tiền lương của người lái máy bay là người nước ngoài cùng làm việc cho VNA thì được xác định nguồn tiền lương bổ sung để trả thêm cho người lái máy bay là người Việt Nam theo quy định sau:

Nguồn tiền lương bổ sung tối đa hằng năm được căn cứ vào mức độ chênh lệch giữa mức tiền lương trước khi được bổ sung của người lái máy bay là người Việt Nam và mức tiền lương (gồm lương cơ bản, lương theo giờ bay và lương theo giờ giảng dạy) của người lái máy bay là người nước ngoài, tính bình quân tương ứng theo nhóm chức danh trong cùng đội bay và thời gian làm việc thực tế của người lái máy bay.

Mức tiền lương trước khi được bổ sung của người lái máy bay là người Việt Nam là mức tiền lương được hưởng từ quỹ tiền lương thực hiện hằng năm, theo quy chế trả lương của VNA. Việc phân bổ quỹ tiền lương thực hiện hằng năm để trả lương cho người lái máy bay là người Việt Nam được lấy theo tỷ lệ (%) giữa phần tiền lương thực tế năm 2022 trả cho người lái máy bay là người Việt Nam so với quỹ tiền lương thực hiện của năm 2022.

Việc xác định nguồn tiền lương bổ sung phải phù hợp với khả năng đáp ứng tài chính của VNA, bảo đảm VNA hoàn thành chỉ tiêu lợi nhuận kế hoạch do Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp giao hằng năm (nếu VNA lỗ thì phải giảm lỗ so với thực hiện của năm trước liền kề).

Nguồn tiền lương bổ sung được hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh của VNA theo quy định của pháp luật và được sử dụng để trả cho người lái máy bay là người Việt Nam đang làm việc theo hợp đồng lao động cho VNA tại thời điểm trả thêm tiền lương, không chi trả cho các đối tượng khác hoặc sử dụng vào mục đích khác. Việc trả thêm tiền lương cho người lái máy bay là người Việt Nam được căn cứ vào chức danh và thời gian làm việc thực tế của người lái máy bay theo quy chế của VNA.

Đọc thêm

Nhiều điểm mới đáng chú ý trong dự thảo Luật Nhà giáo

Ảnh minh họa
(PLVN) - Tăng lương, tăng phụ cấp, giảm tuổi nghỉ hưu, chính sách bảo vệ, thu hút nhà giáo... là một số điểm mới đáng chú ý trong dự thảo Luật Nhà giáo sẽ trình Quốc hội xem xét cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá 15.

Phí sử dụng đường cao tốc do Nhà nước đầu tư cao nhất là 5.200 đồng/xe.km

Phí sử dụng đường bộ cao tốc từ 900 đồng/xe.km đến 5.200 đồng/xe.km. (Ảnh: Hồng Thương)
(PLVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định 130/2024/NĐ-CP quy định về thu phí sử dụng đường bộ cao tốc đối với phương tiện lưu thông trên tuyến đường bộ cao tốc thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và trực tiếp quản lý, khai thác.Theo đó, có 5 nhóm đối tượng chịu phí sử dụng đường bộ cao tốc do Nhà nước đầu tư, với mức thu thấp nhất 900 đồng/xe.km và cao nhất là 5.200 đồng/xe.km.

Quy định mới về giám sát trong bảo đảm trật tự, an toàn giao thông

Từ ngày 15/11/2024, bỏ quy định giám sát CSGT bằng thiết bị ghi âm, ghi hình. (Ảnh: Hồng Thương)
(PLVN) - Bộ Công an đã ban hành Thông tư 46/2024/TT-BCA sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 67/2019/TT-BCA quy định về thực hiện dân chủ trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, trong đó sửa đổi, bổ sung quy định hình thức giám sát của Nhân dân trong bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.