Phật tử nguyện cầu trước hương linh Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Quang cảnh lễ viếng theo nghi lễ Phật giáo tại Việt Nam Quốc tự. Ảnh: Xuân Khu/TTXVN
Quang cảnh lễ viếng theo nghi lễ Phật giáo tại Việt Nam Quốc tự. Ảnh: Xuân Khu/TTXVN
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Sáng 26/7/2024, nhiều chùa đã tổ chức Lễ tưởng niệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với không khí trang nghiêm.

Lễ tưởng niệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Việt Nam Quốc Tự

Sáng 26/7/2024, tại Việt Nam Quốc Tự, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh trang trọng tổ chức lễ tưởng niệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng theo nghi thức Phật giáo.

Tham dự lễ tưởng niệm có đức pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thích Trí Quảng, trưởng lão hòa thượng Viên Minh - phó pháp chủ Hội đồng chứng minh Giáo hội Phật giáo Việt Nam, trưởng lão hòa thượng Thích Minh Thông - phó thư ký kiêm giám luật Ban thường trực Hội đồng chứng minh Giáo hội Phật giáo Việt Nam, hòa thượng Thích Lệ Trang - trưởng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam TP.HCM, trưởng ban tổ chức;

Ông Dương Ngọc Hải - phó chủ tịch UBND TP.HCM, ông Nguyễn Mạnh Cường - trưởng Ban Dân vận Thành ủy TP.HCM… cùng hơn 1.000 tăng ni, Phật tử.

Hòa thượng Thích Trí Quảng, Pháp chủ Hội đồng Chứng minh Giáo hội Phật giáo Việt Nam, dâng trà tưởng niệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: Xuân Khu/TTXVN

Hòa thượng Thích Trí Quảng, Pháp chủ Hội đồng Chứng minh Giáo hội Phật giáo Việt Nam, dâng trà tưởng niệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: Xuân Khu/TTXVN

Lễ tưởng niệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng diễn ra trong không khí trang nghiêm với các nội dung chính: niệm Phật cầu gia bị, phút tưởng niệm, lời tưởng niệm của đức pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam, nghi thức tưởng niệm…

Trưởng lão hòa thượng Thích Trí Quảng - đức pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam - đọc lời tưởng niệm.

"Thay mặt cho tăng ni, Phật tử, tất cả mọi người hiện diện trong lễ tưởng niệm hôm nay, xin nghiêng mình trước anh linh của ngài.

Tôi nhớ tâm nguyện của ngài phải phấn đấu trở thành hoa hướng dương, luôn luôn nhìn về phía trước, nhìn mặt trời, trí tuệ mà đi tới.

Hòa thượng Thích Trí Quảng, Pháp chủ Hội đồng Chứng minh Giáo hội Phật giáo Việt Nam, xúc động ôn lại cuộc đời và sự nghiệp vẻ vang, những đóng góp to lớn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: Xuân Khu/TTXVN

Hòa thượng Thích Trí Quảng, Pháp chủ Hội đồng Chứng minh Giáo hội Phật giáo Việt Nam, xúc động ôn lại cuộc đời và sự nghiệp vẻ vang, những đóng góp to lớn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: Xuân Khu/TTXVN

Ngài cũng là đá kim cương mà ngài đã chọn, trong suốt, không tì vết, có nghĩa cuộc đời của ngài rất thanh khiết từ khi ấu thơ đến khi làm lãnh đạo.

Ngài cũng là chim bồ câu trắng, luôn luôn nghĩ đến, mang lại hòa bình cho đất nước và cho thế giới.

Ngài có mối quan hệ đặc biệt với tất cả các cường quốc trên thế giới, cũng như các nước trong khu vực, có những tư tưởng và hành động đoàn kết chẳng những nhân dân Việt Nam mà cả nhân dân thế giới, để mang lại hòa bình trên trái đất.

Ngài ra đi để lại cho dân tộc Việt Nam một thành tích vĩ đại, tất cả mọi người hôm nay luôn nhìn về tấm gương sáng của ngài mà đi tới, phấn đấu đi theo con đường của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng…"

Người dân Cà Mau tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại chùa Phật Tổ

Ngày 25 - 26/7, chùa Phật Tổ (Sắc Tứ Quan Âm Cổ Tự) tọa lạc tại số 84/4, đường Rạch Chùa (Phường 4, TP. Cà Mau, tỉnh Cà Mau) đã lập bàn thờ, tổ chức lễ tưởng niệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Theo đó, di ảnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được chùa Phật Tổ đặt lên bàn thờ từ ngày 25- 26/7, nhằm tạo điều kiện cho người dân Cà Mau đến thăm viếng, tưởng nhớ đến vị lãnh đạo của nước nhà.

Di ảnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được đặt trang trọng tại chùa Phật Tổ (Sắc Tứ Quan Âm Cổ Tự) phường 4, TP. Cà Mau, tỉnh Cà Mau.

Di ảnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được đặt trang trọng tại chùa Phật Tổ (Sắc Tứ Quan Âm Cổ Tự) phường 4, TP. Cà Mau, tỉnh Cà Mau.

Sư Cô Diệu Quang - Ban Trị sự chùa Phật Tổ (Sắc Tứ Quan Âm Cổ Tự) bày tỏ: “Hoà cùng niềm tiếc thương sâu sắc của cả nước đến Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, người đã dâng trọn cuộc đời, tâm huyết vì đất nước Việt Nam bình yên phát triển. Tăng Ni Phật Tử Chùa Phật Tổ cùng với người dân Cà Mau lập bàn thờ thắp nén hương trang trọng tưởng niệm tiễn đưa vong linh của người an nghỉ, thành kính bày tỏ niềm tiếc thương mất mát vô hạn tri ân đối với nhà lãnh đạo dùng cái tâm cái tài để gánh vác đưa đất nước Việt Nam bình yên thịnh vượng phát triển”.

Tăng Ni, Phật tử và nhiều người dân đã đến chùa Phật Tổ để cầu siêu cũng như thắp nén hương tưởng nhớ, tỏ lòng biết ơn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Tăng Ni, Phật tử và nhiều người dân đã đến chùa Phật Tổ để cầu siêu cũng như thắp nén hương tưởng nhớ, tỏ lòng biết ơn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

“Bác Nguyễn Phú Trọng ra đi là nỗi mất mát vô cùng to lớn, đối với người dân trên cả nước. Bản thân tôi đến chùa nơi lập bàn thờ để thắp nén hương tưởng niệm tiễn đưa và bày tỏ niềm tiếc thương tri ân người lãnh đạo thanh liêm trong sáng một lòng vì dân vì nước. Xin thành kính tri ân thương tiếc sâu sắc đối với người.” – chị Trần Ngọc Phượng (42 tuổi, ngụ ở phường 9, thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau), xúc động nói.

Đặc biệt, đây là việc làm để bày tỏ niềm tiếc thương trước sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - một nhà lãnh đạo lỗi lạc, một trí tuệ lớn và là nhà tư tưởng, nhà văn hóa kiệt xuất của đất nước, hiến dâng trọn cuộc đời phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân...

Nhiều chùa thuộc Giáo hội Phật giáo tỉnh Hà Tĩnh đã lập bàn thờ di ảnh Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tại tỉnh Hà Tĩnh, Các cơ sở tôn giáo (Chùa) thuộc Giáo hội Phật giáo tỉnh Hà Tĩnh đã lập bàn thờ di ảnh Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng để người dân có thể đến thắp nén tâm hương bày tỏ tình cảm, lòng biết ơn, thành kính đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Bàn thờ di ảnh Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Chùa Thanh Phúc (xã Kỳ Nam, Thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh)

Bàn thờ di ảnh Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Chùa Thanh Phúc (xã Kỳ Nam, Thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh)

Chia sẻ với báo Pháp luật Việt Nam, Ông Nguyễn Tiến Phứng (phường Kỳ Thịnh, Thị xã Kỳ Anh) cho biết: “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là một nhà lãnh đạo kiệt xuất. Không chỉ riêng với Việt Nam chúng ta mà cả thế giới cũng đã công nhận. Đây là những ngày đại tang, đau buồn của đất nước. Do điều kiện ở xa không thể ra Hà Nội để viếng bác, được biết chùa Thanh Phúc có lập bàn thờ để tưởng nhớ đến bác, Tôi đến đây, trước bàn thờ di ảnh của bác, thắp cho bác nén hương, cầu mong cho bác về nơi an nghỉ cuối cùng được bình yên, phù hộ cho quốc thái dân an, đất nước hạnh phúc”.

Ông Nguyễn Tiến Phứng (phường Kỳ Thịnh, Thị xã Kỳ Anh)

Ông Nguyễn Tiến Phứng (phường Kỳ Thịnh, Thị xã Kỳ Anh)

Chị Kim Liên (Can Lộc, Hà Tĩnh) không giấu được sự xúc động khi đứng trước di ảnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Chị cho biết bản thân vô cùng đau xót trước sự ra đi của Tổng Bí thư và rất tiếc khi không thể ra quê nhà để đưa tiễn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

“Khi nghe tin bác Trọng từ trần, tôi cảm thấy bàng hoàng, xót xa như mất đi chính người thân của mình. Đó là mất mát vô cùng lớn đối với đất nước. Chúng tôi may mắn được sống trong thời bình, được cơm ngon, áo đẹp cũng là nhờ vào công lao to lớn của bác Trọng, Người chiến sỹ cộng sản dành trọn cuộc đời cho Đảng, cho nhân dân. Mấy hôm nay lên mạng nhìn những hình ảnh về bác, lúc nằm viện điều trị cũng phải lo việc nước, việc dân thật sự rất xót xa. Tôi nguyện cầu cho bác an yên nơi cõi vĩnh hằng”.

Chị Kim Liên (Can Lộc, Hà Tĩnh)

Chị Kim Liên (Can Lộc, Hà Tĩnh)

Bà con nhân dân có thể đến thắp hương cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại các địa điểm sau:

Thị xã Kỳ Anh: Chùa Thanh Phúc (xã Kỳ Nam)

Huyện Kỳ Anh: Chùa Dền (xã Kỳ Châu), Chùa Hữu Lạc (xã Kỳ Bắc)

Huyện Cẩm Xuyên: Chùa Cầm Sơn (Thị trấn Thiên Cầm), Chùa Pháp Hải (xã Cẩm Hoà)

Tp Hà Tĩnh: Chùa Cảm Sơn (phường Đại Nài)

Huyện Lộc Hà: Chùa Phổ Độ (xã Hộ Độ)

Huyện Thạch Hà: Chùa Phúc Linh (xã Thạch Đài)

Huyện Can Lộc: Chùa Hương Tích (xã Thiên Lộc)

Huyện Nghi Xuân: Chùa Phong Phạm (Thị trấn Xuân An)

TX Hồng Lĩnh: Chùa Long Đàm (phường Đức Thuận)

Huyện Đức Thọ: Chùa Quả (Thị trấn Đức Thọ)

Huyện Vũ Quang: Chùa Phượng Hoàng (xã Đức Giang)

Huyện Hương Khê: Chùa Đại Giác (xã Gia Phố)

Huyện Hương Sơn: Chùa Nhiễu Long (Thị trấn Phố Châu).

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Hình minh họa

Ngày tốt, giờ đẹp tháng 3 âm lịch năm 2025

(PLVN) - Tháng 3 âm lịch năm 2025 (từ ngày 29/3 - 27/4 dương lịch), có nhiều ngày hoàng đạo, theo quan niệm dân gian, thích hợp cho các công việc quan trọng như cưới hỏi, khai trương, ký kết hợp đồng, động thổ... Bên cạnh đó, cũng có những ngày hắc đạo cần tránh để hạn chế điều không may.

Đọc thêm

Ngôi nhà mỗi ngày một màu xanh

Cần lựa chọn loài cây phù hợp với nhu cầu, điều kiện của gia đình. (Ảnh minh họa - Nguồn: Cây xanh)
(PLVN) - Giữa phố thị ồn ào, xô bồ, hiện nay, rất nhiều người đang “thèm” một chút không gian xanh tươi mát. Mỗi người sẽ có một cách làm riêng, từ việc thiết kế lại ngôi nhà gắn liền với thiên nhiên, cây cỏ, hay đơn giản chỉ cần mỗi ngày thay một bình hoa, thêm một chậu cây nho nhỏ.

TP Huế tổ chức lễ tế Xã Tắc cầu quốc thái dân an

Lễ tế Xã Tắc cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, nhân dân no ấm.
(PLVN) - Sáng 10/03, Thành phố Huế tổ chức lễ tế đàn xã tắc tại Di tích Đàn Xã Tắc (phường Thuận Hòa, quận Phú Xuân). Đây là nghi lễ truyền thống được duy trì để bày tỏ lòng thành kính đối với thần Đất (Xã) và thần Ngũ Cốc (Tắc).

Sự từ bỏ vĩ đại

Sự từ bỏ vĩ đại
Ngược dòng lịch sử trở về nơi xứ Ấn, cách đây hơn 2600 năm, có một sự kiện lịch sử trọng đại, đó là kỷ niệm ngày xuất gia của thái tử Tất Đạt Đa, phải chăng hành trình ra đi của Ngài là một sự từ bỏ vĩ đại?

Gen Z “xanh hóa” bữa ăn: Ăn chay không chỉ là tín ngưỡng

Nền tảng Tiktok tràn ngập những bữa ăn chay đẹp mắt. Ảnh: Tiktok
(PLVN) - Không còn là lựa chọn riêng của những người theo đạo, ăn chay đang dần trở thành một phần trong lối sống của Gen Z. Từ những trào lưu "healthy" trên mạng xã hội đến ý thức bảo vệ môi trường và động vật, thế hệ trẻ đang "xanh hóa" bữa ăn của mình bằng những lý do đa dạng và đầy ý nghĩa.

Mùa An cư Kiết hạ năm nay sẽ diễn ra như thế nào?

Mùa An cư Kiết hạ năm nay sẽ diễn ra như thế nào?
Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Phó Pháp chủ HĐCM, Chủ tịch HĐTS GHPGVN thay mặt Ban Thường trực HĐTS GHPGVN đã ấn ký ban hành Thông bạch số 42/TB-HĐTS ngày 1/3/2025 về tổ chức khóa An cư kết hạ - Phật lịch 2569.

Kỷ niệm ngày Đức Phật xuất gia

Kỷ niệm ngày Đức Phật xuất gia
Ngày lễ kỷ niệm Phật xuất gia là ngày kỷ niệm sự hy sinh cao cả nhất, vĩ đại nhất, có một không hai trong lịch sử loài người. Bởi nếu không có ngày này thì sẽ không có ngày Đức Phật thành đạo, không có sự xuất hiện của bậc toàn giác Phật Thích Ca Mâu Ni sau này.

Rằm tháng Giêng 2025 cúng gì, ngày và giờ nào tốt nhất?

Rằm tháng Giêng 2025 cúng gì, ngày và giờ nào tốt nhất?
(PLVN) - Rằm tháng Giêng hay còn gọi là lễ Thượng nguyên, tết Nguyên tiêu. Năm nay, ngày rằm đầu tiên của năm, tức ngày 15/1 âm lịch nhằm ngày 12/2 dương lịch. Người Việt quan niệm, Rằm tháng Giêng là ăn Tết lại một lần nữa nên thường chuẩn bị mâm cỗ cúng rất chu đáo.

Ý nghĩa của Ấn đền trần trong tâm thức người Việt

Lễ hội Khai ấn Đền Trần Xuân Ất Tỵ năm 2025 được tổ chức vào ngày 15 tháng Giêng (tức 12/2/2025).
(PLVN) - Lễ hội khai ấn Đền Trần Nam Định được tổ chức vào dịp đầu Xuân hằng năm nhằm bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa, giáo dục truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm, tưởng nhớ công đức của các bậc tiền nhân, ghi nhớ công lao to lớn của Vương triều nhà Trần.

Văn khấn ngày Rằm tháng Giêng năm Ất Tỵ 2025

Một mâm lễ chay cúng Rằm tháng Giêng
(PLVN) - "Tết quanh năm không bằng Rằm tháng Giêng" - từ lâu, người Việt rất coi trọng việc cúng lễ ngày Rằm tháng Giêng, chuẩn bị lễ vật tươm tất, dâng thần linh và gia tiên, bởi đây là ngày rằm đầu tiên của năm mới.

Thanh lọc cơ thể sau Tết

Lối sống lành mạnh ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống mỗi người. (Ảnh minh họa - Nguồn: 24H)
(PLVN) - Sau 9 ngày nghỉ Tết Nguyên đán, mọi người có thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, ăn những món ngon, giàu chất béo nhiều năng lượng. Kỳ nghỉ Tết kết thúc, nhiều người gặp tình trạng kiệt quệ năng lượng do tăng cân, tích mỡ sau một thời gian ít vận động và tham dự quá nhiều bữa tiệc Tết.

Mâm cúng vía Thần Tài theo từng vùng miền

Ảnh minh họa
(PLVN) - Mỗi năm, vào ngày mùng 10 tháng Giêng, nhiều gia đình và đặc biệt là người kinh doanh buôn bán lại chuẩn bị mâm cúng vía thần Tài với hy vọng mang lại may mắn và tài lộc cho cả năm.

Những điểm lưu ý khi lập ban thờ Thần Tài

Hình minh họa
(PLVN) - Lập bàn thờ Thần Tài đúng cách không chỉ thể hiện lòng thành kính mà còn giúp thu hút tài lộc, mang lại may mắn cho gia chủ. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ các nguyên tắc phong thủy quan trọng khi bài trí bàn thờ. Từ vị trí đặt, cách sắp xếp đến các vật phẩm đi kèm, tất cả đều cần tuân theo những quy tắc nhất định để đảm bảo sự linh thiêng và hiệu quả chiêu tài.

Vía thần tài có được cúng trước không?

Hình minh
(PLVN) - Ngày vía Thần Tài, diễn ra vào mùng 10 tháng Giêng âm lịch hàng năm, là dịp quan trọng đối với nhiều gia đình và doanh nghiệp, đặc biệt là những người làm kinh doanh, buôn bán.

Ý nghĩa mâm cúng tam sinh trong ngày vía Thần Tài

Hình minh họa
(PLVN) - Bộ tam sinh (tam sên, tam sanh) là một phần không thể thiếu trong mâm cúng Thần Tài. Việc đặt bộ tam sinh trong mâm cúng Thần Tài mang nhiều ý nghĩa sâu sắc và tốt đẹp, thể hiện lòng thành kính và mong muốn một năm mới an lành, tài lộc của gia chủ.