Phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh: Cần có những cơ chế, chính sách đặc thù

Các đại biểu tại hội nghị.
Các đại biểu tại hội nghị.
(PLVN) - Tại Hội nghị phản biện xã hội đối với dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp do Thường trực Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam tổ chức sáng 29/2, các đại biểu đã đóng góp nhiều ý kiến liên quan đến quy định về cơ chế, chính sách đặc thù cho CNQP, an ninh và động viên công nghiệp.

Thượng tướng Bế Xuân Trường, Bí thư Đảng Đoàn, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam chủ trì hội nghị.

Tạo hành lang pháp lý phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh

Phát biểu khai mạc hội nghị, Thượng tướng Bế Xuân Trường nhấn mạnh, tham gia phản biện xã hội là một yêu cầu, nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước giao cho các tổ chức thành viên của MTTQ Việt Nam. Đây là việc làm rất cần thiết, mang tính dân chủ, tính nhân dân, tính khoa học và thực tiễn rất cao. Đồng thời, thông qua phản biện, góp phần quan trọng vào xây dựng Đảng, Nhà nước, hệ thống chính trị, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Trong những năm qua, Đảng, Nhà nước luôn quan tâm đến công nghiệp quốc phòng (CNQP), an ninh. Nghị quyết Đại hội Đảng XIII đề ra nhiệm vụ xây dựng, phát triển nền CNQP, công nghiệp an ninh (CNAN) hiện đại, lưỡng dụng, vừa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, vừa góp phần quan trọng phát triển kinh tế - xã hội.

Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 26/1/2022 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh phát triển CNQP đến năm 2030 và những năm tiếp theo xác định “Xây dựng nền CNQP chủ động, tự lực, tự cường, lưỡng dụng, hiện đại”.

Như vậy, chúng ta đã có đủ chủ trương, đường lối về phát triển CNQP, an ninh nhưng thiếu hành lang pháp lý là Luật CNQP, an ninh và động viên công nghiệp.

Tại Hội nghị, Thượng tướng Bế Xuân Trường đề nghị các đại biểu tham gia góp ý để hoàn thiện dự án Luật này để khi Quốc hội thông qua có sức sống, đi vào thực tiễn, đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, đồng thời cũng đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ hội nhập, toàn cầu hóa.

Báo cáo về việc xây dựng dự án Luật CNQP, an ninh và động viên công nghiệp tại hội nghị, Thiếu tướng Phạm Thanh Khiết - Phó Chủ nhiệm Tổng cục CNQP, Bộ Quốc phòng cho biết, ngày 3/9/2023, Chính phủ có Tờ trình số 428/TTr-CP trình Quốc hội.

Theo đó, nội dung Luật CNQP, an ninh và động viên công nghiệp được xây dựng với bố cục gồm 7 chương và 73 điều, tập trung vào 5 nhóm chính sách nổi bật gồm phát triển CNQP, CNAN theo hướng lưỡng dụng, huy động sự tham gia của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong hoạt động CNQP, CNAN.

Cùng với đó là chính sách hoàn thiện, sắp xếp, đổi mới hệ thống tổ chức CNQP, CNAN; thúc đẩy hoạt động khoa học và công nghệ phục vụ CNQP, CNAN; huy động nguồn lực cho CNQP, an ninh và động viên công nghiệp; mở rộng đối tượng, hoàn thiện phương thức thực hiện động viên công nghiệp.

Tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV đã cho ý kiến về dự án Luật. Sau kỳ họp, Cơ quan soạn thảo đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan của QH, đại diện các Bộ, ban ngành liên quan tổ chức hơn 30 buổi họp để nghiên cứu kỹ lưỡng, tiếp thu tối đa, giải trình đầy đủ, chỉnh lý hoàn thiện dự thảo Luật.

Dự thảo Luật tiếp thu, chỉnh lý gồm 86 điều, 7 chương, tăng 13 điều (bổ sung 15 điều và bỏ 2 điều) nhằm đảm bảo bố cục các nội dung tập trung, khoa học. Có nhiều nội dung thay đổi do đã nghiên cứu làm rõ thêm các quy định về phạm vi điều chỉnh, giải thích từ ngữ; về phát triển CNQP, an ninh lưỡng dụng; về xây dựng tổ hợp CNQP; làm rõ hơn quy định về huy động nguồn lực cho CNQP, an ninh và động viên công nghiệp…

Phải có những đột phá về cơ chế, chính sách đặc thù

Tại hội nghị, các đại biểu đánh giá cao sự chuẩn bị kỹ lưỡng, công phu, chất lượng của cơ quan soạn thảo. Các đại biểu tán thành sự cần thiết ban hành Luật nhằm thể chế hóa đầy đủ các quan điểm, chủ trương của Đảng, khắc phục những tồn tại, hạn chế, bất cập trong việc thực hiện chính sách, pháp luật có liên quan, đáp ứng nhiệm vụ xây dựng và phát triển CNQP, an ninh và động viên công nghiệp; góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn trật tự an toàn, an ninh xã hội.

Đánh giá cao dự thảo Luật đã thể hiện sự quan tâm, chú trọng đến hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, Thiếu tướng, PGS.TS Mai Quang Huy - Phó giám đốc Học viện kỹ thuật quân sự chỉ ra rằng, nội dung công tác nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ trong dự thảo Luật đã được bao quát từ nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu công nghệ nền, công nghệ lõi đến nghiên cứu phát triển sản phẩm, sản xuất thử nghiệm sản phẩm.

Thiếu tướng, PGS.TS Mai Quang Huy - Phó giám đốc Học viện kỹ thuật quân sự phát biểu tại hội nghị.

Thiếu tướng, PGS.TS Mai Quang Huy - Phó giám đốc Học viện kỹ thuật quân sự phát biểu tại hội nghị.

Việc quan tâm đến hoạt động nghiên cứu cơ bản, công nghệ nền, công nghệ lõi thể hiện được tính đúng đắn về đường hướng, kết quả nghiên cứu công nghệ nền, công nghệ lõi là cơ sở then chốt để làm chủ công nghệ, làm chủ hoạt động sản xuất sản phẩm có hàm lượng kỹ thuật cao.

Vì vậy, sau khi Luật được ban hành, các cơ quan chức năng có thầm quyền cần có các văn bản dưới luật để hướng dẫn, cụ thể hóa định hướng thực hiện cũng như có các cơ chế đặc thù để khuyến khích đầu tư nghiên cứu thích đáng.

Trung tướng, PGS.TS Trần Văn Độ, nguyên Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, nguyên Chánh án Tòa án quân sự Trung ương đề nghị rà soát về từ ngữ trong dự thảo Luật để quy định đảm bảo thống nhất, chặt chẽ, tránh khả năng phát sinh tiêu cực trong quá trình thực thi.

Trung tướng, PGS.TS Trần Văn Độ phát biểu tại hội nghị.

Trung tướng, PGS.TS Trần Văn Độ phát biểu tại hội nghị.

Một trong những nội dung được các đại biểu quan tâm, cho ý kiến tại hội nghị là quy định về cơ chế, chính sách đặc thù cho CNQP, an ninh và động viên công nghiệp.

Trong đó, về cơ chế, chính sách phát triển khoa học và công nghệ trong lĩnh vực CNQP, AN, các đại biểu nhất trí cho rằng, để phát huy nội lực, xây dựng nền CNQP, AN chủ động, tự lực, tự cường, lưỡng dụng, hiện đại thì chính sách cho phát triển khoa học và công nghệ phải có những đột phá, phù hợp với đặc thù của ngành.

Dự thảo Luật đã đề xuất một số nội dung đặc thù làm cơ sở triển khai thực hiện nhiệm vụ nhanh chóng, hiệu quả và đảm bảo được tính bảo mật cao như giao quyền tự chủ cho cơ sở CNQP nòng cốt, cơ sở CNAN nòng cốt trong triển khai nhiệm vụ khoa học và công nghệ; cơ chế mua sắm đặc biệt đối với vật tư, bán thành phẩm, thiết bị đặc chủng quân sự không thể mua trên thị trường tự do.

Các đại biểu nhấn mạnh sự cần thiết phải có cơ chế bảo vệ cho các nhà khoa học trong quá trình thực hiện nghiên cứu, chế tạo những sản phẩm mang tính đột phá, rủi ro cao, nguy hiểm.

Về thu hút, trọng dụng nhân tài, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho CNQP, AN, dự thảo Luật đã quy định bổ sung các cơ chế, chính sách để thu hút, gìn giữ đội ngũ nhân lực, ngoài các quy định tại Nghị định 16/2023/NĐ-CP đối với doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh.

Nhấn mạnh tầm quan trọng của yếu tố nhân lực trong việc nghiên cứu, chế tạo, sản xuất vũ khí trang bị hiện đại, TS Nguyễn Quang Tuấn - Tập đoàn Viettel kiến nghị cần phải xây dựng một lực lượng bao gồm một nhóm nhỏ “tinh hoa” của đất nước trong lĩnh vực này, trả lương theo cơ chế thị trường hoặc theo thông lệ quốc tế để thu hút nhân lực tham gia xây dựng CNQP, an ninh.

Ngoài ra, các đại biểu cũng góp ý về các quy định đặc thù liên quan đến thủ tục đầu tư; chính sách bảo đảm nguồn tài chính cho phát triển CNQP, AN; về lưỡng dụng trong hoạt động CNQP, AN. Qua đó, góp phần hoàn thiện dự thảo Luật bảo đảm chất lượng, khả thi, tạo hành lang pháp lý để xây dựng tiềm lực CNQP, AN và động viên công nghiệp theo hướng lưỡng dụng, hiện đại, tự lực, tự cường, trở thành mũi nhọn của công nghiệp quốc gia.

Tin cùng chuyên mục

Trung úy Nguyễn Đức Tài

Nhân viên Viettel được đặc cách trở thành quân nhân chuyên nghiệp vì hành động cứu người lúc thiên tai

(PLVN) -  Thực hiện quyết định của Quân ủy Trung ương về việc tuyển dụng Quân nhân chuyên nghiệp đối với cá nhân có thành tích xuất sắc khi dũng cảm cứu người, cứu tài sản của nhân dân, Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội Viettel vừa tổ chức trao quyết định đối với nhân viên Nguyễn Đức Tài vì hành động quả cảm cứu bé gái trong vụ sạt lở đất tại Hà Giang vào tháng 7 vừa qua.

Đọc thêm

Đồn Biên phòng Hoành Mô (Quảng Ninh): Nỗ lực bảo vệ vững chắc chủ quyền an ninh biên giới

Cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng cửa khẩu Hoành Mô tuần tra bảo vệ biên giới.
(PLVN) - Thời gian qua, Đồn Biên phòng Cửa khẩu (BPCK) Hoành Mô (huyện Bình Liêu, Quảng Ninh) đã nỗ lực triển khai đồng bộ các giải pháp bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới quốc gia, bảo đảm an ninh trật tự, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập cảnh, xuất nhập khẩu; đồng thời chăm lo, hỗ trợ gia đình chính sách, hộ nghèo trên địa bàn.

Dấu ấn Thi đua Quyết thắng của lực lượng vũ trang Quân khu 2

Bộ Tư lệnh Quân khu 2 trao thưởng các điển hình tiên tiến LLVT Quân khu giai đoạn 2019 - 2024. (Ảnh trong bài: Hồng Sáng)
(PLVN) - 5 năm qua, Phong trào Thi đua Quyết thắng (PTTĐQT) của lực lượng vũ trang (LLVT) Quân khu 2 ngày càng phát triển sâu rộng, vững chắc và đạt nhiều kết quả quan trọng, có chiều sâu và thực chất; góp phần hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, trong đó có nhiều nhiệm vụ hoàn thành xuất sắc.

Thi đua Quyết thắng ở Quân khu 9

Trung tướng Nguyễn Xuân Dắt gặp gỡ, động viên cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn 6, Trung đoàn 20, Sư đoàn 330, Quân khu 9.
(PLVN) - 5 năm qua, Phong trào Thi đua Quyết thắng (PTTĐQT) của lực lượng vũ trang (LLVT) Quân khu 9 (QK9) luôn bám sát nhiệm vụ chính trị và sự phát triển của tình hình, lấy đơn vị cơ sở để triển khai thực hiện và nâng cao chất lượng; bảo đảm cho PTTĐQT tạo động lực mạnh mẽ góp phần quan trọng hoàn thành đạt và vượt các chỉ tiêu, nhiệm vụ ở từng cấp, từng ngành.

60 năm phong trào “Ba sẵn sàng”: Bản hùng ca còn mãi

Chủ tịch Hồ Chí Minh nói chuyện với đại biểu thanh niên xung phong dự Đại hội Thanh niên xung phong chống Mỹ cứu nước toàn miền Bắc (tháng 1/1967). (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - 60 năm trôi qua, phong trào “Ba sẵn sàng” với tinh thần: sẵn sàng đi bất cứ đâu, làm bất cứ việc gì mà Tổ quốc cần, đã thôi thúc lớp lớp thế hệ thanh niên Việt Nam luôn xung kích, tình nguyện cống hiến sức trẻ cho nền độc lập, tự do, sự phát triển của đất nước…

Tổ tư vấn pháp luật - tâm lý quân nhân tại Lữ đoàn 131 Hải quân

Cán bộ, chiến sĩ H131 hàng ngày đều đọc báo PLVN.
(PLVN) - Tập trung xây dựng đơn vị vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và cán bộ; đổi mới, đa dạng các hình thức, cách thức phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), bảo đảm phù hợp với thực tiễn của đơn vị và địa phương; kết quả, từ 2019 - 2023, Lữ đoàn Công binh 131 (H131) Hải quân vinh dự được Bộ Quốc phòng và Quân chủng Hải quân tặng Cờ “Đơn vị dẫn đầu trong Phong trào Thi đua Quyết thắng (TĐQT)”.

BĐBP Cà Mau bàn giao 2 căn nhà đồng đội

BĐBP Cà Mau bàn giao 2 căn nhà đồng đội
(PLVN) - Trong 2 ngày 29-30/8, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Cà Mau phối hợp với Chi nhánh Viettel Cà Mau tổ chức bàn giao 2 căn “Nhà Đồng đội” cho các quân nhân thuộc BĐBP tỉnh Cà Mau có hoàn cảnh khó khăn.

Giáo dục quốc phòng - an ninh gắn liền với giáo dục lòng yêu nước cho thế hệ trẻ

Tăng cường đổi mới, nâng cao chất lượng GDQPAN, giáo dục lòng yêu nước, tự hào, tự tôn dân tộc, ý thức trách nhiệm đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLVN) - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Quốc phòng và An ninh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), Thiếu tướng Trần Ngọc Thanh cho biết, năm học 2023 - 2024, trước diễn biến tình hình chính trị, kinh tế trong nước và thế giới, Bộ GD&ĐT tiếp tục quán triệt và tổ chức triển khai thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước về công tác giáo dục quốc phòng - an ninh (GDQPAN).

Quân khu 4: Lữ đoàn 80 làm tốt công tác dân vận

H80 giúp bà con địa phương bê tông hóa đường giao thông nông thôn.
(PLVN) - Vừa làm công tác dân vận, vừa tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) cho Nhân dân, những hoạt động ý nghĩa của Lữ đoàn Thông tin 80 (H80), Quân khu 4 (QK4), góp phần thắt chặt hơn nữa tình đoàn kết quân dân, đoàn kết lương - giáo, tô thắm thêm hình ảnh “Bộ đội Cụ Hồ” trong lòng Nhân dân.

TP HCM tổ chức diễn tập khu vực phòng thủ năm 2024

Ông Nguyễn Văn Nên - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP HCM trao quà khích lệ động viên tinh thần lực lượng tham gia diễn tập quà (Ảnh: Công an TP HCM)
(PLVN) - Ngày 28/8, Thành phố Hồ Chí Minh (TP HCM) tổ chức khai mạc Diễn tập Khu vực phòng thủ TP HCM năm 2024 (ký hiệu TP-24) tại khu vực đỗ máy bay Công ty TNHH MTV Kỹ thuật máy bay và Công ty VASCO – Cảng Hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất.

Biểu dương cựu chiến binh tiêu biểu trong Phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”

Trung tướng Lê Quốc Hùng, Thứ trưởng Bộ Công an và Thượng tướng Bế Xuân Trường, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam với các hội viên Hội Cựu chiến binh Việt Nam được biểu dương. (Ảnh: TTXVN).
(PLVN) - Chiều 27/8, Bộ Công an phối hợp với Hội Cựu chiến binh Việt Nam tổ chức Hội nghị biểu dương điển hình tiên tiến hội viên cựu chiến binh trong Phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”, giai đoạn 2019 - 2024. Dự, chỉ đạo Hội nghị có đồng chí Đỗ Văn Chiến, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Giao lưu Sĩ quan trẻ Việt Nam – Campuchia

Giao lưu Sĩ quan trẻ Việt Nam – Campuchia
(PLVN) - Sáng 26/8, đoàn sĩ quan trẻ Lục quân, Hiến Binh Vương quốc Campuchia do Trung tướng Tien Sophonrnvong – Phó Tham mưu trưởng, Cục trưởng Cục Biên phòng Campuchia làm trưởng đoàn có chuyến thăm hữu nghị Bộ đội Biên phòng Tây Ninh.