Phát huy trách nhiệm của toàn xã hội trong hành trình “chở” luật đến với người dân

Phát huy trách nhiệm của toàn xã hội trong hành trình “chở” luật đến với người dân
(PLVN) -Trước yêu cầu đổi mới về chất lượng và mục tiêu bảo đảm tính bền vững của công tác phổ biến, giáo dục, pháp luật (PBGDPL), việc nâng cao trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong xã hội để cùng chung tay, góp sức, đề ra các giải pháp, sáng kiến đổi mới cách thức, nội dung tuyên truyền pháp luật được xác định là giải pháp đúng đắn, cần thiết. 

Thượng tá Nguyễn Xuân Bách, Phó Chủ nhiệm Chính trị Bộ đội biên phòng, Bộ Quốc phòng: Sử dụng hình thức tuyên truyền đơn giản, dễ hiểu

Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho nhân dân nói chung và đồng bào dân tộc thiểu số ở khu vực biên giới nói riêng đã đạt được những kết quả quan trọng. Tuy nhiên, công tác này vẫn còn những hạn chế nhất định. Vì vậy, để nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác này, cần tiếp tục bám sát đặc điểm của đối tượng là đồng bào dân tộc thiểu số để vận dụng hình thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho phù hợp theo hướng dễ hiểu, tập trung vào những vấn đề liên quan trực tiếp đến người dân. Theo đó, có thể sử dụng hình thức tuyên truyền miệng là chính, kết hợp với sử dụng mạng truyền thanh cơ sở, thi tìm hiểu pháp luật, tổ chức chiếu phim tài liệu.

 

Đặc biệt, phát huy vai trò của già làng, trưởng bản, người có uy tín trong dòng họ, gia đình cũng là hình thức cần được áp dụng rộng rãi. Cùng với cách thức tuyên truyền dễ hiểu thì nội dung tuyên truyền cũng phải phù hợp, tập trung vào những vấn đề người dân quan tâm. Ngoài ra, để công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật hiệu quả hơn nữa, cần phát huy tối đa các điều kiện, phương tiện của các đơn vị, nguồn lực về con người, tài chính và thời gian trong công tác PBGDPL; tăng cường tập huấn để nâng cao kỹ năng cho cán bộ làm công tác tuyên truyền pháp luật.

Ông Đỗ Duy Thường, Phó Chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn Dân chủ và Pháp luật, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền tại khu dân cư, hộ gia đình

Thời gian qua, Mặt trận và các tổ chức thành viên luôn chú trọng thực hiện tốt công tác PBGDPL. Trong đó, tập trung vào tuyên truyền, phổ biến pháp luật tại khu dân cư, hộ gia đình với nội dung phổ biến là các vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm của người dân, các vấn đề “nóng” như đất đai, hôn nhân gia đình, môi trường sống…

 

Thời gian tới, Mặt trận sẽ tiếp tục đẩy mạnh hình thức tuyên truyền pháp luật tại khu dân cư; thành lập các tổ nòng cốt để tập hợp người dân có trình độ làm công tác PBGDPL; phối hợp chặt chẽ trong việc thực hiện công tác hòa giải, xem đây là một trong những cách thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật hiệu quả. Cùng với đó, Mặt trận cũng mong muốn Bộ Tư pháp tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện các cơ chế chính sách pháp luật về PBGDPL; tăng cường tập huấn, nâng cao kỹ năng cho đội ngũ làm công tác này.

Ông Vũ Thế Lân, Phó Chánh Văn phòng Trung ương Hội Luật gia Việt Nam: Nâng cao hiệu quả công tác phối hợp 

Công tác PBGDPL là một trong những nhiệm vụ rất quan trọng không chỉ riêng của Bộ, ngành Tư pháp mà của toàn xã hội. Để thực hiện chức năng này, Hội đã tích cực phối hợp, chủ động ký kết các chương trình hợp tác với Bộ Tư pháp và các cơ quan, đơn vị khác. Đặc biệt, Hội đã triển khai thực hiện tốt Đề án "Xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý giai đoạn 2013 - 2016" theo Quyết định số 1133/QĐ-TTg ngày 15/7/2013 của Thủ tướng Chính phủ. Từ đó góp phần tăng cường xã hội hóa công tác PBGDPL và trợ giúp pháp lý trên cơ sở phát huy vai trò của các luật gia, Hội Luật gia các cấp và các tổ chức, cá nhân khác nhằm đáp ứng nhu cầu về quyền được thông tin và cung cấp dịch vụ pháp lý của nhân dân.

 

Với hơn 64.000 hội viên trên khắp cả nước, trong năm 2019, Hội và Chi hội đã tổ chức hơn 73.000 cuộc phổ biến pháp luật trực tiếp cho hơn 6 triệu người tham dự, phát hàng triệu tài liệu pháp luật, tờ rơi, tờ gấp. Trong năm 2020, tuy bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid nhưng các hoạt động của Hội vẫn diễn ra đạt hiệu quả. Thời gian tới, Hội sẽ tiếp tục triển khai tốt Chương trình PBGDPL giai đoạn 2017-2021 ban hành kèm theo Quyết định số 705/QĐ-TTg ngày 25/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ đồng thời nâng cao hiệu quả phối hợp để đạt được nhiều kết quả đậm nét hơn trong công tác PBGDPL.

Ông Nguyễn Văn Toàn, Chánh Văn phòng Liên đoàn Luật sư Việt Nam: Cùng chung tay để phấn đấu “giảm nghèo” pháp luật

Hệ thống pháp luật nước ta đã khá đầy đủ nhưng việc áp dụng pháp luật còn chưa đạt hiệu quả như mong muốn, tình trạng vi phạm pháp luật còn diễn ra phổ biến. Vì vậy, cần thống nhất trong nhận thức về vai trò của công tác tuyên truyền PBGDPL để phấn đấu “giảm nghèo” pháp luật và có các giải pháp đưa pháp luật vào cuộc sống hiệu quả hơn nữa, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị.

 

Đối với công tác này, hàng năm, Liên đoàn đều ban hành các văn bản chỉ đạo các Đoàn Luật sư địa phương để tổ chức các kênh tuyên truyền pháp luật khác nhau; tổ chức 130-150 lớp đào tạo bồi dưỡng luật sư/năm. Ngoài việc tư vấn, trợ giúp pháp lý miễn phí cho người dân, mỗi năm, các luât sự đều thực hiện tối thiểu 4 giờ tuyên truyền pháp lý miễn phí cho người dân, doanh nghiệp. Đây cũng là việc làm thể hiện đóng góp thiết thực và trách nhiệm của đội ngũ luật sư đối với công tác PBGDPL.

Bà Bùi Thị Thúy Bình, Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Hòa Bình: Huy động các nguồn lực để đảm bảo kinh phí cho công tác PBGDPL

Là địa phương có nhiều dân tộc sinh sống nên công tác PBGDPL tại tỉnh Hòa Bình có nhiều đặc thù, đòi hỏi các tuyên truyền viên pháp luật phải nắm bắt, am hiểu các phong tục tập quán của người dân để có cách tuyên truyền ngắn gọn, dễ hiểu và tập trung vào những vấn đề thiết thực, gắn bó trực tiếp đời sống của bà con.

 

Vì vậy, để phát huy tối đa hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, cần xác định rõ từng đối tượng để tuyên truyền, từ đó có phương thức để phổ biến phù hợp. Ngoài ra, cũng cần quan tâm hơn tới nguồn kinh phí phục vụ công tác PBGDPL. Ngoài nguồn ngân sách Nhà nước, các địa phương cũng cần tích cực, chủ động hơn trong việc tăng cường xã hội hóa, huy động mọi nguồn lực xã hội thực hiện công tác PBGDPL, tạo điều kiện thuận lợi hơn để người dân tiếp cận pháp luật, đây cũng là một trong các chỉ tiêu để công nhận nông thôn mới. 

Bà Vũ Thanh Tú, Trưởng phòng PBGDPL, Sở Tư pháp TP.Hà Nội: Ứng dụng công nghệ thông tin để đổi mới hình thức phổ biến pháp luật

Sở Tư pháp Hà Nội luôn không ngừng đổi mới để có các cách làm hay, hiệu quả trong công tác PBGDPL trên địa bàn. Theo đó, Sở đã đẩy mạnh tuyên truyền pháp luật qua mạng với các ứng dụng trên điện thoại thông minh, các fanpage, trang thông tin điện tử; tích cực tuyên truyền qua hệ thống loa truyền thanh cơ sở; giải đáp pháp luật qua đường dây nóng; phát huy hiệu quả PBGDPL thông qua mô hình tự quản ở cộng đồng…

 

Việc tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật cũng được Sở đổi mới bằng nhiều hình thức khác nhau như thi online, thi bằng hình thức sân khấu hóa. Đặc biệt, năm nay, Sở đã tổ chức cuộc thi báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật giỏi bằng hình thức thi bằng các video bài giảng, hùng biện. Cách làm này đã đem lại kết quả rất tích cực. Đặc biệt, để hưởng ứng Ngày Pháp luật, hàng năm, Sở luôn triển khai một chuỗi các hoạt động để tạo điểm nhấn đồng thời chú trọng đẩy mạnh công tác truyền thông để tạo sức lan tỏa, ý nghĩa của Ngày Pháp luật.

Ông Nguyễn Văn Hậu, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Thương mại Luật gia Việt Nam: Đẩy mạnh công tác xã hội hóa

Công tác PBGDPL cho người dân thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, đặc biệt là đối với người dân tại vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo, qua đó góp phần nâng cao chất lượng đời sống vật chất và tinh thần cho người dân.

 

Trong thời gian tới, cần đẩy mạnh công tác xã hội hóa trong công tác PBGDPL để nhiều doanh nghiệp, cán bộ và người dân có cơ hội tiếp cận và tìm hiểu pháp luật. Ngoài ra, cũng cần có chính sách hỗ trợ thêm kinh phí để các luật sư có thể tư vấn miễn phí cho nhiều người dân hơn. 

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Nắm bắt cơ hội để tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật

Nắm bắt cơ hội để tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
(PLVN) - Để triển khai kịp thời, hiệu quả các chủ trương, đường lối được đề ra tại Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 09/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới gắn với Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, thời gian qua, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) đã được tăng cường tổ chức thực hiện và đạt được những kết quả bước đầu quan trọng.

Thứ trưởng Mai Lương Khôi dự hội nghị triển khai công tác của Cục Thi hành án dân sự TP. Hồ Chí Minh

Thứ trưởng Mai Lương Khôi dự hội nghị triển khai công tác của Cục Thi hành án dân sự TP. Hồ Chí Minh
(PLVN) - Ngày 12/12, Cục Thi hành án Dân sự (THADS) TP HCM tổ chức hội nghị triển khai thực hiện chỉ tiêu nhiệm vụ theo dõi THADS, theo dõi thi hành àn hành chính năm 2025 và ký kết quy chế phối hợp liên ngành trong công tác THADS tại TP. HCM. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Mai Lương Khôi dự, chỉ đạo hội nghị và chứng kiến lễ ký kết.

Chi cục Thi hành án dân sự quận Gò Vấp: Triển khai công tác năm 2025

Toàn cảnh Hội nghị.
(PLVN) -Chiều 10/12, Chi cục Thi hành án dân sự quận Gò Vấp tổ chức Hội nghị triển khai thực hiện chỉ tiêu, nhiệm vụ công tác thi hành án dân sự và theo dõi thi hành án hành chính năm 2025. Ông Trần Phương Hồng, Ủy viên Thường vụ Đảng ủy, Phó Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự TP.HCM tham dự và chỉ đạo Hội nghị.

Hình thành thiết chế Luật sư công sẽ tăng cường nguồn lực cho tổ chức Trợ giúp pháp lý

Luật sư Nguyễn Hồng Bách, Chủ tịch HĐTV Công ty Luật Hồng Bách và Cộng sự.
(PLVN) -Thiết chế Luật sư công ở Việt Nam đang được hiểu như thế nào và sự cần thiết của Luật sư công trong giai đoạn hiện nay, đặc biệt xuất phát từ thực tế, tại Việt Nam không phải đối tượng nào cũng có điều kiện nhờ luật sư khi gặp các vấn đề pháp lý. Xung quanh vấn đề này Báo PLVN phỏng vấn Luật sư Nguyễn Hồng Bách, Chủ tịch HĐTV Công ty Luật Hồng Bách và Cộng sự.

“Cẩm nang pháp luật” giúp giảm tải công việc cho cán bộ tư pháp địa phương của chị Phạm Thị Trang Đài

Chị Phạm Thị Trang Đài, Phó Chánh Thanh tra Sở Tư pháp tỉnh Lâm Đồng
(PLVN) - Thấu hiểu nỗi vất vả của cán bộ Tư pháp - hộ tịch cấp xã nói chung và cán bộ ngành tư pháp nói riêng, chị Phạm Thị Trang Đài (SN 1972, Phó Chánh Thanh tra Sở Tư pháp tỉnh Lâm Đồng) không ngừng nghiên cứu, cải tiến liên quan đến công tác theo dõi thi hành pháp luật giúp “giảm tải” cho cán bộ cũng như dễ dàng phổ biến đến người dân.

184 luật cần sửa đổi, bổ sung khi tinh gọn bộ máy

Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh
(PLVN) -  Chiều 11/12, tại TPHCM, phát biểu tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy TP. HCM, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh cho biết: Bộ Tư pháp đang được Chính phủ giao rà soát toàn bộ hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy theo Nghị quyết 18- NQ/TW

TP.Hồ Chí Minh: Tập trung hơn nữa nguồn lực cho công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế

Lễ kí kết Chương trình phối hợp công tác về tăng cường hợp tác trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành công tác Tư pháp trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2025 - 2030 giữa Bộ trưởng Bộ Tư pháp và Chủ tịch UBND TP. HCM
(PLVN) - Chiều 11/12, Đoàn Công tác Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp do Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh, Uỷ viên Ban chấp hành TW Đảng dẫn đầu đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy TP.Hồ Chí Minh về nâng cao hiệu quả phối hợp công tác lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác tư pháp và thi hành án dân sự trên địa bàn Thành phố.

Hết sức cần thiết hình thành thiết chế luật sư công

Thạc sĩ Đỗ Thu Hương. (Ảnh PV)
(PLVN) -  Trong bối cảnh xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng như hiện nay, việc hình thành thiết chế luật sư công là hết sức cần thiết và nên được sớm thông qua trong lần sửa đổi, bổ sung Luật Luật sư sắp tới.

Phú Yên: Sáng kiến cấp phiếu lý lịch tư pháp qua VNeID đạt giải ba cuộc thi về cải cách hành chính

Bà Phan Thị Hoa, Phó Giám đốc Sở Tư pháp (thứ ba từ phải qua) đại diện Sở nhận giải.
(PLVN) - Sáng kiến giải pháp “Tiết kiệm thời gian, chi phí cho người dân và doanh nghiệp thông qua ứng dụng VNeID khi thực hiện thủ tục cấp phiếu lý lịch tư pháp” của Sở Tư pháp tỉnh Phú Yên mới đây đã được trao giải ba tại cuộc thi Tìm kiếm sáng kiến, giải pháp cải cách hành chính năm 2024 của tỉnh.

Công tác Thi hành án dân sự 2024: Giải pháp đột phá từ những địa bàn trọng điểm

Cưỡng chế THADS tại TP.Hồ Chí Minh, ảnh Cẩm Tú
(PLVN) -Số lượng biên chế giảm, trong khi lượng án tăng cả về việc, về tiền và tính chất phức tạp tăng cao ở nhiều thành phố lớn. Tuy nhiên, khắc phục khó khăn, năm 2024, các cơ quan Thi hành án dân sự (THADS) ở những địa bàn trọng điểm đã thực hiện nhiều giải pháp, góp phần quan trọng đưa công tác THADS toàn quốc vượt chỉ tiêu đề ra.

Đề xuất thời gian tham gia bồi dưỡng chuyên môn của đấu giá viên ít nhất 8 giờ/năm

Đề xuất thời gian tham gia bồi dưỡng chuyên môn của đấu giá viên ít nhất 8 giờ/năm
(PLVN) -Đây là vấn đề đáng chú ý tại Dự thảo Thông tư quy định về chương trình khung của khóa đào tạo nghề đấu giá, cơ sở đào tạo nghề đấu giá; tập sự và kiểm tra kết quả tập sự hành nghề đấu giá; chương trình, nội dung và tổ chức bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ của đấu giá viên; hướng dẫn lựa chọn tổ chức hành nghề đấu giá tài sản; biểu mẫu trong lĩnh vực đấu giá tài sản do Bộ Tư pháp xây dựng.

Cân nhắc kéo dài thời hạn thực hiện Nghị quyết 09

Toàn cảnh cuộc họp.
(PLVN) -Ngày 10/12, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng đã chủ trì cuộc họp thẩm định dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chi tổ chức và hoạt động bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) năm 2025.