Pháp quyền & văn minh nhân loại

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm.
(PLVN) - Ngay sau khi được Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII bầu giữ chức Tổng Bí thư, đồng chí Tô Lâm đã có bài viết: “Quyết tâm xây dựng Đảng vững mạnh, nước Việt Nam giàu mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, trong đó nhấn mạnh yếu tố “Xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo; thượng tôn Hiến pháp và pháp luật”.

Pháp quyền và thượng tôn pháp luật là những vấn đề đã có lịch sử hàng trăm năm, tưởng rằng phức tạp nhưng lại rất dung dị. Hơn thế kỷ trước, năm 1919, khi đang đi tìm đường cứu nước, khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chưa ra đời, nhà yêu nước Nguyễn Ái Quốc - Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi bản yêu sách tới một hội nghị thế giới đòi các quyền tự do, dân chủ cho Nhân dân Việt Nam, trong đó đã nêu những điều liên quan đến pháp quyền, đòi thực dân Pháp cải cách nền pháp lý ở Đông Dương, bãi bỏ chế độ cai trị bằng các sắc lệnh, thay thế bằng các đạo luật.

Năm 1922, trong “Việt Nam yêu cầu ca”, nhà yêu nước Nguyễn Ái Quốc khẳng định vai trò pháp luật bằng hai câu thơ: “Bảy xin Hiến pháp ban hành/Trăm điều phải có thần linh pháp quyền”.

Sau này, nói một cách nôm na, dễ hiểu, dễ nhớ, thì “pháp quyền” và “thượng tôn pháp luật”, đơn giản là lời kêu gọi, nhắc nhở mà ai cũng biết, ai cũng thuộc: “Sống, làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”.

Nhà nước pháp quyền không phải là một kiểu nhà nước mà là một phương thức tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước. Xây dựng nhà nước pháp quyền là xu thế tất yếu của xã hội hiện đại, tùy thuộc điều kiện của mỗi quốc gia sẽ có một mô hình cụ thể. Tại nước ta, trong quá trình xây dựng hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam phải luôn bảo đảm một số đặc trưng như: Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, là Nhà nước của dân, do dân, vì dân. Quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân, thống nhất, được tổ chức khoa học, có sự phân công rành mạch, phối hợp chặt chẽ, kiểm soát hiệu quả. Nhà nước được tổ chức hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật; bảo đảm, bảo vệ tốt quyền con người, quyền công dân. Hệ thống pháp luật dân chủ, văn minh, tiến bộ, đồng bộ, thống nhất, kịp thời, khả thi, công khai, minh bạch, ổn định, dễ tiếp cận, thực hiện nghiêm minh, nhất quán. Văn hóa pháp lý, văn hóa pháp quyền được coi trọng và phát huy sâu rộng;…

Nhìn lại quá khứ, có thể thấy rằng chúng ta đã có những bước tiến vượt bậc trong xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN. Hệ thống pháp luật đã bao phủ hầu khắp lĩnh vực, điều chỉnh hầu khắp hành vi. Trong cuộc sống thường ngày, từ cán bộ đến người dân, từ đời thực đến mạng ảo, văn hóa tôn trọng pháp luật luôn là một trong những tiêu chí hàng đầu.

Có thể nói, pháp quyền là thành tựu của văn minh nhân loại, là biểu hiện về trình độ phát triển cao của xã hội. Xã hội càng hiện đại, vai trò pháp luật trong xã hội càng được đề cao. Tuy nhiên, hệ thống pháp luật cũng vì thế ngày càng phải hoàn thiện, thực sự tiến bộ, hiện đại, vì con người, vì sự phát triển bền vững. Pháp quyền, thượng tôn pháp luật, vì thế là yếu tố vô cùng quan trọng góp phần “xây dựng Đảng vững mạnh, nước Việt Nam giàu mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

Tin cùng chuyên mục

Hai cựu Bí thư, Chủ tịch tỉnh Đồng Nai Trần Đình Thành, Đinh Quốc Thái (từ phải qua) bị buộc tội vì hành vi nhận hối lộ từ lãnh đạo Công ty AIC. (Ảnh: Hà Hùng)

Chặn hiểm họa từ doanh nghiệp 'sân sau' - Kỳ 1: Liên minh trục lợi

(PLVN) - Những hiểm họa mà các doanh nghiệp “sân sau” gây ra không chỉ làm tha hóa một bộ phận cán bộ, đảng viên, méo mó chính sách, lũng đoạn nền kinh tế, mà nghiêm trọng hơn là suy giảm niềm tin của Nhân dân đối với Đảng, Nhà nước. Trong bối cảnh Đảng ta đang đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, việc chặn đứng hiểm họa từ các doanh nghiệp “sân sau” càng trở nên hệ trọng và cấp thiết.

Đọc thêm

Phát triển năng động mối quan hệ Việt Nam - Nga

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Phiên họp lần thứ 3 của Ủy ban Hợp tác liên nghị viện Việt Nam - Nga. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
(PLVN) - Việt Nam - Nga sẽ cùng thảo luận, để không chỉ phát huy các mặt hợp tác truyền thống mà còn tìm ra các giải pháp, tạo ra khung pháp lý giải quyết các vấn đề hợp tác mang tính chiến lược, các chủ đề trao đổi để giúp mối quan hệ hai bên phát triển năng động hơn.

Phó Thủ tướng Lê Thành Long kiểm tra tình hình phòng, chống bão lũ tại Lào Cai

Phó Thủ tướng Lê Thành Long kiểm tra tình hình phòng, chống bão lũ tại Lào Cai
(PLVN) - Phó Thủ tướng Lê Thành Long cho biết, quan điểm chỉ đạo của Chính phủ là sớm khắc phục các địa bàn bị chia cắt, cô lập; đảm bảo an toàn tính mạng, không để người dân đến những nơi nguy hiểm. Tỉnh Lào Cai cần tiếp tục quan tâm, sử dụng hiệu quả lực lượng tại chỗ khắc phục hiệu quả cơn bão số 3...

Yêu cầu huy động mọi lực lượng, phương tiện cứu nạn nhân vụ sập cầu Phong Châu

Yêu cầu huy động mọi lực lượng, phương tiện cứu nạn nhân vụ sập cầu Phong Châu
Thủ tướng yêu cầu Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ Công an huy động ngay mọi lực lượng, phương tiện cần thiết phối hợp với Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Phú Thọ và các địa phương liên quan triển khai cứu hộ, cứu nạn nạn nhân vụ sập nhịp cầu Phong Châu. Đồng thời, các Bộ, ngành, địa phương cần tập trung ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ, sạt lở đất, lũ ống, lũ quét tại khu vực miền núi, trung du Bắc Bộ.

Nâng cao ý thức và lối sống thượng tôn pháp luật trong toàn xã hội

Toàn cảnh buổi Tọa đàm.
(PLVN) -  Nghị quyết số 27-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII “Về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới” đã đề ra rất nhiều mục tiêu cụ thể đến năm 2030. Để đạt đến các mục tiêu này, việc xây dựng ý thức thượng tôn Hiến pháp và pháp luật trong hệ thống chính trị và toàn xã hội là rất quan trọng.

Thủ tướng Phạm Minh Chính biểu dương tinh thần phòng, chống bão của quân và dân Hải Phòng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp.
(PLVN) - Chiều tối ngày 8/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng đoàn công tác Chính phủ đã có buổi làm việc với TP Hải Phòng về công tác phòng chống bão số 3 và công tác khắc phục hậu quả của TP Hải Phòng sau bão. Hải Phòng và Quảng Ninh là 2 địa phương phải gánh chịu sự thiệt hại sau cơn bão số 3 là rất lớn, đến thời điểm hiện nay các địa phương vẫn chưa có số liệu thống kê thiệt hại chính xác…

Chủ tịch Quốc hội đến Moscow, bắt đầu chuyến thăm chính thức Liên bang Nga

Lễ đón Chủ tịch Quốc hội tại sân bay. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
(PLVN) - Đúng 13h30 chiều 8/9 (giờ địa phương), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đã đến sân bay quốc tế Vnukovo, Thủ đô Moscow, bắt đầu chuyến thăm chính thức Liên bang Nga và đồng chủ trì Phiên họp lần thứ ba Ủy ban Hợp tác liên Nghị viện Việt Nam - Liên bang Nga.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lên đường thăm chính thức Liên bang Nga

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lên đường thăm chính thức Liên bang Nga. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
(PLVN) - Sáng 8/9, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đã rời Hà Nội lên đường thăm chính thức Liên bang Nga từ ngày 8/9 đến ngày 10/9/2024, theo lời mời của Chủ tịch Duma Quốc gia Quốc hội Liên bang Nga Vyacheslav Victorovich Volodin và Chủ tịch Hội đồng Liên bang Quốc hội Liên bang Nga Valentina Ivanovna Matvienko.

Thủ tướng: Phấn đấu đạt và vượt toàn bộ 15/15 chỉ tiêu của năm nay

Thủ tướng: Phấn đấu đạt và vượt toàn bộ 15/15 chỉ tiêu của năm nay
Kết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8, Thủ tướng nêu rõ tình hình kinh tế - xã hội 8 tháng đã đạt kết quả tích cực, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực; yêu cầu phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vượt mức 15/15 chỉ tiêu chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội của cả năm 2024, trong đó tiếp tục ưu tiên cho tăng trưởng, phấn đấu tăng trưởng năm 2024 và 2025 cao hơn để bù lại cho 3 năm trước của nhiệm kỳ.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ tháng 8

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ tháng 8
Sáng 7/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8 năm 2024 để thảo luận, cho ý kiến đánh giá về tình hình kinh tế - xã hội tháng 8 và 8 tháng năm 2024; tình hình phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công; triển khai 3 Chương trình mục tiêu quốc gia; tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, dự kiến Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Lãnh đạo Tập đoàn SpaceX, Hoa Kỳ

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Tim Hughes, Phó Chủ tịch Tập đoàn SpaceX. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)
(PLVN) - Chiều 6/9, tiếp Phó Chủ tịch cấp cao phụ trách quan hệ Chính phủ và kinh doanh toàn cầu của Tập đoàn SpaceX (Hoa Kỳ) Tim Hughes, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực SpaceX có thế mạnh và Việt Nam có tiềm năng như: Khoa học - công nghệ, Đổi mới sáng tạo, Trí tuệ nhân tạo, Internet vạn vật…