Truy tố 16 bị can trong đường dây làm và lưu hành tiền giả ở Đắk Nông

Đối tượng Huy tại cơ quan công an
Đối tượng Huy tại cơ quan công an
(PLVN) - Viện KSND tỉnh Đắk Nông vừa ban hành cáo trạng truy tố đối với 16 bị can trong đường dây làm, lưu hành tiền giả quy mô lớn.

Theo đó, các bị can Nguyễn Đức Huy (SN 1988, ngụ TP.HCM) bị truy tố về tội “Làm và lưu hành tiền giả”; Nguyễn Hữu Linh (SN 1989, ngụ Đồng Nai) bị truy tố về tội “Tàng trữ tiền giả” và “Tàng trữ trái phép chất ma túy”.

Ngoài ra, các bị can: Nguyễn Trọng Nhân (SN 1992), Nguyễn Võ Nguyên Thủy (SN 1981), Lê Văn Tấn (SN 1997), Mạch Xuân Thái (SN 1990), Phạm Thị Diễm Nhi (SN 1996), Nguyễn Thanh Hải (SN 1991) và Nguyễn Ngọc Quang Đăng (SN 1995) cùng ngụ TPHCM; Phạm Hữu Chí (SN 2000), Ngô Nguyễn Trung Hiếu (SN 1999) cùng ngụ Đắk Nông; Nguyễn Thị Ngọc (SN 1994) ngụ Tây Ninh; Nguyễn Thị Duyên Hải (SN 2002), Nguyễn Thành Lộc (SN 1994) cùng ngụ Lâm Đồng; Nguyễn Quốc Sơn Triều (SN 1990) ngụ Bà Rịa – Vũng Tàu và Nguyễn Văn Tuấn (SN 1992) ngụ Nghệ An cùng bị truy tố về tội “Lưu hành tiền giả”.

Cáo trạng thể hiện, đầu tháng 7/2018, đối tượng Huy vào mạng Internet xem hướng dẫn cách làm tiền giả rồi mua các máy móc, vật dụng khác và thuê người về phụ giúp làm tiền giả.

Từ giữa tháng 7/2018 đến ngày 24/4/2019, đối tượng Huy đã làm được gần 2 tỷ đồng tiền giả mệnh giá 500.000 đồng và 50.000 đồng. Sau đó, Huy đã bán cho hàng chục đối tượng tổng cộng hơn 1,8 tỷ đồng tiền giả, thu được 568 triệu đồng tiền thật.

Ngày 24/4/2019, đối tượng Huy bị Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Đắk Nông bắt khẩn cấp. Trong quá trình khám xét chỗ ở, cơ quan công an thu được 78 tờ tiền giả mệnh giá 500.000 đồng chưa hoàn thiện và nhiều dụng cụ máy móc dùng để làm tiền giả.

Bị can Huy từng có 2 tiền án về tội “Cướp giật tài sản”.

Đọc thêm

Cảnh giác trước thủ đoạn giả danh cán bộ nhằm lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Cảnh giác trước thủ đoạn giả danh cán bộ nhằm lừa đảo chiếm đoạt tài sản
(PLVN) - Thời gian qua, trên địa bàn cả nước liêp tiếp xảy ra nhiều vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản gây bức xúc trong quần chúng nhân dân. Mặc dù các cấp, các ngành chức năng, đặc biệt là lực lượng Công an thường xuyên tuyên truyền, cảnh báo về phương thức, thủ đoạn lừa đảo của các đối tượng. Tuy nhiên tình trạng người dân bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản vẫn còn tiềm ẩn nhiều diễn biến phức tạp, khó lường.

Công an Bạc Liêu truy nã đối tượng Lê Đức Tính

Công an Bạc Liêu truy nã đối tượng Lê Đức Tính
(PLVN) - Sáng 2/5, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bạc Liêu cho biết, đơn vị đã ra Quyết định truy nã đối với Lê Đức Tính (SN 1987, ngụ xã Phong Tân, thị xã Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu) về hành vi “Tham ô tài sản”.

Cảnh báo thủ đoạn tội phạm mới nhắm đến học sinh

Cảnh báo thủ đoạn tội phạm mới nhắm đến học sinh
(PLVN) - Các đối tượng nhắm tới người ở độ tuổi chưa có nhận thức đầy đủ về pháp luật, dễ bị dụ dỗ, lôi kéo. Nếu không có biện pháp phòng ngừa sớm, những học sinh bị chúng lợi dụng sẽ rất dễ trở thành mối nguy hại lớn cho xã hội, tạo điều kiện cho hoạt động phạm tội lừa đảo, rửa tiền...

Cần Thơ bắt khẩn cấp đối tượng tâm thần chém chết người

Cần Thơ bắt khẩn cấp đối tượng tâm thần chém chết người
(PLVN) -  Ngày 1/5, thông tin từ Công an TP Cần Thơ cho biết, vừa bắt giữ Võ Chí Cường (29 tuổi, ngụ huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang). Đối tượng Cường là hung thủ chém chết một người và làm bị thương nhiều người khác trên địa bàn huyện Tân Hiệp (tỉnh Kiên Giang) và huyện Vĩnh Thạnh (TP Cần Thơ).

Những trường hợp đăng tải thông tin thất thiệt "Đà Lạt có biến, bạo động" khai gì?

Những trường hợp đăng tải thông tin thất thiệt "Đà Lạt có biến, bạo động" khai gì?
(PLVN) - Ngoài trường hợp chủ tài khoản facebook ở huyện Đức Trọng (Lâm Đồng), công an TP Đà Lạt đã làm việc với 3 trường hợp đăng tải thông tin sai sự thật về việc Đà Lạt có bạo động. Các trường hợp này đều khai nhận lấy lại các thông tin lan truyền trên mạng xã hội chưa qua kiểm chứng hay xác thực.