Bán “quyền mua cổ phiếu” là kinh doanh thương mại?

 Một người công tác trong ngành dầu khí bán thâm niên công tác “24 năm” của mình bằng quyền được mua xuất cổ phiếu tại Ngân hàng Dầu khí. Nhưng khi ngân hàng này không được thành lập nên xảy ra tranh chấp giữa người mua và bán…

Một người công tác trong ngành dầu khí bán thâm niên công tác “24 năm” của mình bằng quyền được mua xuất cổ phiếu tại Ngân hàng Dầu khí. Nhưng khi ngân hàng này không được thành lập nên xảy ra tranh chấp giữa người mua và bán…

Hình minh họa
Hình minh họa
Ngày 18/1/2007, bà Nguyễn Thị An (trú tại số 32 đường Hàn Mạc Tử, phường 8, TP Vũng Tàu) mua của ông Trần Thanh Ngọc (trú tại 450/12A, đường Trương Công Định, phường 7, TP Vũng Tàu) “quyền mua cổ phiếu của Ngân hàng Dầu khí theo năm công tác”. Theo đó, ông Ngọc bán “24 năm công tác trong ngành dầu khí” cho bà An với giá 3.100.000 đồng/năm, tổng cộng là 74.400.000 đồng cho 24 năm.

Sau đó, ông Ngọc và bà An ký hợp đồng chuyển nhượng “quyền mua cổ phiếu của Ngân hàng Dầu khí” và “giấy chuyển nhượng cổ phần” cho nhau. Việc thỏa thuận này có ông Lê Văn Bảo ký vào hợp đồng với tư cách người làm chứng. Bà An đưa cho ông Ngọc 74,4 triệu đồng theo thỏa thuận; rồi nộp 51.510.000 đồng để mua 5.100 cổ phiếu theo xuất 24 năm công tác của ông Ngọc. Đến ngày 28/1/2008, bà An giao tiếp cho ông Ngọc số tiền chênh lệch là 700.000 đồng.

Rắc rối xảy ra khi cuối năm 2008 Ngân hàng Dầu khí không được thành lập. Phía Ngân hàng Dầu khí đã trả lại số tiền mà bà An nộp để mua cổ phiếu cùng với lãi suất; Còn 74.400.000 đồng bà An đã mua của ông Ngọc thì ông Ngọc chưa trả lại. Do đó, bà An khởi kiện ra tòa yêu cầu ông Ngọc trả lại.

Ngày 16/3/2010, TAND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu mở phiên xét xử “Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền mua bán cổ phiếu Ngân hàng Dầu khí”, tuyên: Hợp đồng chuyển nhượng quyền mua cổ phiếu Ngân hàng Dầu khí lập ngày 18/1/2007 giữa ông Ngọc và bà An vô hiệu. Ông Ngọc phải trả lại cho bà An 74.400.000 đồng.

Hội đồng xét xử nhận định: Theo Chỉ thị của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, nghiêm cấm cán bộ, công nhân viên ngành dầu khí chuyển nhượng quyền tham gia góp vốn thành lập Ngân hàng CPTM Dầu khí. Việc chuyển nhượng dưới bất cứ hình thức nào đều là bất hợp pháp... Hội đồng xét xử cho rằng, ngay tại thời điểm các bên giao dịch, chuyển nhượng quyền mua cổ phiếu với nhau là đã vô hiệu. Do vậy, các thỏa thuận cam kết đều không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên kể từ thời điểm xác lập.

Gần 1 năm sau, ngày 15/2/2011, ông Ngọc có đơn khiếu nại Bản án số 47/2010 ngày 23/9/2010 của TAND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, cho rằng cấp sơ thẩm đã vi phạm pháp luật trong quá trình xét xử khi không tống đạt các quyết định cho ông. Ông Ngọc chỉ nhận được “Thông báo về việc thụ lý vụ án” và “Giấy triệu tập” làm việc ngày 17/3/2010 của Tòa về việc bà An kiện ông, mà không nhận được bất kỳ loại giấy tờ nào khác, điều này ảnh hưởng đến quyền lợi của gia đình ông, khi không được tham gia phiên tòa.

Cũng theo ông Ngọc, tại công văn trả lời khiếu nại của ông, VKSND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cho rằng, tòa án nhiều lần đến địa chỉ 90/34 Hoàng Văn Thụ, phường 7 để tống đạt các văn bản tố tụng nhưng gia đình ông không nhận giùm. Vì vậy, Tòa mới tiến hành xét xử vắng mặt. Nhưng ông Ngọc cho biết bản thân ông và những người trong gia đình chưa bao giờ thấy có văn bản nào niêm yết trước nhà, ngoài quyết định Thi hành án của Cục Thi hành án Dân sự tỉnh.

Ông Ngọc còn cho rằng: Việc giải quyết tranh chấp của bà An có liên quan đến việc định đoạt tài sản có giá trị lớn của gia đình ông, cụ thể, việc thi hành án đã ảnh hưởng  đến cuộc sống của cả gia đình. Song VKSND lại cho rằng đây chỉ là thiếu sót của Tòa, không ảnh hưởng gì. Chưa hết, Tòa cũng không mời vợ ông với tư cách là người có quyền, nghĩa vụ liên quan tham gia phiên tòa, ảnh hưởng đến quyền lợi của vợ ông. Ngoài ra, ông Ngọc cho rằng, tranh chấp giữa ông và bà An không phải là tranh chấp “Hợp đồng Kinh doanh thương mại” như tòa đã xử.

Về thẩm quyền xét xử của Tòa trong vụ việc này, chúng tôi đã trao đổi với Luật sư Hoàng Long Hà, Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Luật sư Hà cho biết: “Trong vụ này, có chuyện Nghị quyết trái Luật”.

Thưa Luật sư, trong vụ án này, Tòa xử đây là vụ “tranh chấp hợp đồng kinh doanh thương mại” có đúng không?

- Theo tôi, tranh chấp hợp đồng kinh doanh thương mại do Tòa án giải quyết là “tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận” (Khoản 1, Điều 29, Bộ luật Tố tụng Dân sự - BLTTDS). Trong khi đó, ông Ngọc và bà An đều là các cá nhân, không có đăng ký kinh doanh.

VKSND tỉnh viện dẫn Nghị quyết 01/NQ-HĐTP ngày 31/3/2005: Tòa Kinh tế có nhiệm vụ, quyền hạn giải quyết các tranh chấp và các yêu cầu về kinh doanh thương mại tại Điều 29, Điều 30 của BLTTDS, các tranh chấp về kinh doanh, thương mại mà một hoặc các bên không có đăng ký kinh doanh, nhưng đều có mục đích lợi nhuận. Nếu TANDTC có Nghị quyết hướng dẫn như trên thì lại trái với BLTTDS.

Nếu vậy vụ việc này có thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án?

- Tôi cho rằng tại Điểm 1, Khoản 1, Điều 39, BLTTDS quy định về thẩm quyền của Tòa án về “Mua bán cổ phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá khác”. Trong khi quan hệ giữa ông Ngọc với bà An là “Hợp đồng chuyển nhượng quyền mua cổ phiếu”. Hai người không mua bán cổ phiếu, vì vậy quan hệ giữa ông Ngọc và bà An không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 29 BLTTDS. Đã thế, thì căn cứ theo Điều 29, BLTTDS, việc bà An kiện ông Ngọc không phải là vụ kiện kinh doanh thương mại, do vậy thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa.

Đây là vụ án tranh chấp hợp đồng dân sự nên lẽ ra phải do tòa án cấp huyện xét xử mới đúng thẩm quyền.

Trần Tố

Đọc thêm

Kiên Giang: Bắt giam đối tượng cầm đầu hoạt động bảo kê, đòi nợ thuê

02 bị can Danh Út Hiểu và Đặng Hoàng Lâm (từ trái sang).
(PLVN) - Sáng ngày 3/5, Thượng tá Nguyễn Hoàng Phương – Phó trưởng Công an, Phó Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an TP. Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang cho biết: Chiều tối ngày 2/5, Cơ quan đã tống đạt quyết định khởi vụ án, khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm đối với Danh Út Hiểu (SN 1985, ngụ phường Vĩnh Thanh, thành phố Rạch Giá) và Đặng Hoàng Lâm (SN 1987, ngụ phường Vĩnh Quang, thành phố Rạch Giá) cùng về tội “Cưỡng đoạt tài sản”.

Cảnh giác trước thủ đoạn giả danh cán bộ nhằm lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Cảnh giác trước thủ đoạn giả danh cán bộ nhằm lừa đảo chiếm đoạt tài sản
(PLVN) - Thời gian qua, trên địa bàn cả nước liêp tiếp xảy ra nhiều vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản gây bức xúc trong quần chúng nhân dân. Mặc dù các cấp, các ngành chức năng, đặc biệt là lực lượng Công an thường xuyên tuyên truyền, cảnh báo về phương thức, thủ đoạn lừa đảo của các đối tượng. Tuy nhiên tình trạng người dân bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản vẫn còn tiềm ẩn nhiều diễn biến phức tạp, khó lường.