Phanh phui tiêu cực vùng ven TP Vũng Tàu

Đất, rừng Nhà nước được chính quyền TP.Vũng Tàu vô tư “cấp”cho các hộ dân
Đất, rừng Nhà nước được chính quyền TP.Vũng Tàu vô tư “cấp”cho các hộ dân
(PLO) - Kết luận Thanh tra số 1449 ngày 13/9/2013 của cơ quan Thanh tra tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (BR-VT) đã phanh phui một loạt các vụ tiêu cực,  tham nhũng về đất đai tại các phường ven TP.Vũng Tàu. 
Hàng trăm ngàn mét vuông đất của Nhà nước đã bị biến tướng, núp dưới các dự án, đất “khai phá”… rồi “phù phép” thành đất của một nhóm các công ty gia đình và những hộ cá nhân để họ trục lợi. Điều quan trọng là trong các vụ tiêu cực này đã phát lộ sự tiếp tay, bao che cho việc cố ý làm trái… của một vài cán bộ trong hệ thống chính quyền thành phố.
Lấy đất trong quy hoạch, đất lâm nghiệp “cấp” cho cá nhân?          
Ngày 05/8/2002, UBND tỉnh BR-VT ban hành quyết định giao tổng diện tích 1.672ha đất rừng, đất lâm nghiệp nằm ngoài quy hoạch giai đoạn 2000-2010 cho UBND TP.Vũng Tàu quản lý sử dụng; trong đó, tại địa bàn phường 10 có 171ha, gồm 76ha Cù lao phường 10 và 95ha rừng cảnh quan.
Ngày 28/11/2012, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất (ĐKQSDĐ) TP.Vũng Tàu ký tờ trình thể hiện có 12 hộ gia đình tại khu vực phường 10 đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (CNQSDĐ) nằm trong quy hoạch đất lâm nghiệp đã được xác định mốc giới, tổng diện tích 49.043,4m2.
Trong danh sách 12 hộ đã được cấp giấy CNQSDĐ,  Đoàn thanh tra tỉnh đã “lọc” ra 4 hộ  nổi cộm, diện tích được cấp giấy CNQSDĐ lớn vào thời điểm gần nhất để xem xét cụ thể, gồm: hộ ông Nguyễn Thiệu Phấn, bà Hoàng Thị Đường, ông Văn Khắc Sinh và bà Văn Thị Phương Sắn, với tổng diện tích 25.635,4m2/49.043,4m2, chiếm tỷ lệ 52,3%.
Trong số này, hộ ông Phấn được cấp 10.000m2. Ông Phấn khai 10.000m2 đất này là  của ông Phan Quốc Văn “khai hoang” vào năm 1982, đến năm 1994 thì ông Văn bán lại cho ông Phấn (bằng giấy viết tay) sau đó được UBND phường 10 vô tư xác nhận “đất sử dụng ổn định, không có tranh chấp”.
Từ căn cứ trên,  ngày 25/01/2010, ông Nguyễn Đình Bình và ông Nguyễn Dương Giác là cán bộ và Giám đốc Văn phòng ĐKQSDĐ TP.Vũng Tàu đã ký Phiếu đề xuất cấp giấy CNQSDĐ 10.000m2  cho ông Phấn với lý do: “Đất ông Phấn khai hoang phục hóa từ năm 1982, sử dụng liên tục cho đến nay…, toàn bộ diện tích đất nằm trong bản đồ quy hoạch trồng rừng năm 1984; tuy nhiên đất này có nguồn gốc là… “khai phá”?.
Căn cứ giấy tờ mua bán đất ngày 19/9/1994 giữa ông Văn và  ông Phấn lưu tại Văn phòng ĐKQSDĐ TP và các tài liệu liên quan thể hiện, ông Phấn có đơn “xin thanh lý hợp đồng trồng rừng Chương trình 327 và phục hồi đất lâm nghiệp” kèm biên bản đo đạc ngày 12/02/2009 của Văn phòng ĐKQSDĐ TP.Vũng Tàu. 
Ngày 08/4/2010, Phòng Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) TP.Vũng Tàu đã ký Tờ trình đề nghị UBND TP.Vũng Tàu cấp giấy CNQSDĐ cho ông Phấn và vợ là bà Vũ Thị  Út. Và ngày 08/4/2001,  ông Vương Quang Cần - Phó Chủ tịch UBND TP.Vũng Tàu - ký  giấy CNQSDĐ số BB157625 cấp cho ông  Phấn diện tích 10.000m2. 
Qua xác minh toàn diện, Đoàn thanh tra tỉnh kết luận: 10.000m2 đất đã cấp giấy CNQSDĐ cho ông Phấn thuộc khu vực đất lâm nghiệp quy hoạch trồng phi lao và nằm trong đất rừng theo “Chương trình 327” và quy hoạch rừng lâm nghiệp. 
Khi Đoàn thanh tra làm việc với ông Phan Quốc Văn thì ông Văn cho biết,  trước đó ông Văn và ông Phấn cùng sử dụng 10.000m2 (trong đó ông Văn có 2.000m2) được Nhà nước tạm giao  để trồng rừng là đất công thổ. Sau này các ông có đơn xin cấp giấy CNQSDĐ nhưng không được giải quyết. Ông Văn khẳng định với Đoàn thanh tra rằng ông chưa bao giờ ký giấy bán đất cho ông Phấn, giấy mua bán đất ông Phấn cung cấp cho Đoàn thanh tra là giấy ông Văn không biết, Đoàn thanh tra kết luận đây là giấy tờ mua bán giả.
Giấy tờ mua bán đất loằng ngoằng, sửa chữa lem nhem vẫn được... cấp giấy CNQSDĐ?
Đối với 3 hộ bà Hoàng Thị Đường (là mẹ ruột) của ông Phan Khắc Sinh  và bà Văn Thị Phương Sắn cũng được UBND TP.Vũng Tàu ưu ái “nhét” vào tay 3 giấy CNQSDĐ với tổng diện tích 15.653,4m2 một cách khó hiểu.
Bà Đường khai: Năm 1987, bà nhận chuyển nhượng 13.600m2 đất (bằng giấy viết tay)của ông Nguyễn Văn Đích. Năm 2010, khi lập hồ sơ xin cấp giấy CNQSDĐ thì diện tích đất trên được tách thành 03 hộ gồm bà Đường, ông Sinh và bà Sắn và đã được UBND TP.Vũng Tàu cấp giấy CNQSDĐ, trong đó bà Đường,  được ông Vương Quang Cần ký cấp giấy CNQSDĐ 4.507m2; ông Phan Khắc Sinh được ông Phan Hòa Bình – Chủ tịch UBND TP - ký cấp giấy CNQSDĐ 9.898,7m2, bà Sắn cũng được ông Phan Hòa Bình ký cấp giấy CNQSDĐ diện tích 1.229m2, (tổng diện tích 03 hộ là: 15.653,4m2) (!?).
Các hộ này đã tiến hành xây dựng nhà ở tại các lô đất trên rồi viết đơn “xin” cấp giấy CNQSDĐ có xác nhận của UBND phường 10 và ý kiến của Văn phòng ĐKQSDĐ TP.Vũng Tàu. Điều bất minh ở đây là  giấy CNQSDĐ được cấp cho các hộ vào năm 2010, nhưng lại không có hồ sơ bản gốc thể hiện việc sang nhượng năm 1987 giữa ông Đích và bà Đường, ông Sinh và bà Sắn. 
Khi Đoàn thanh tra kiểm tra thực tế, phát hiện giấy tờ mua bán đất viết tay giữa ông Đích (bên bán) với các bên mua đất, phần ghi diện tích đất và ngày tháng mua bán đều bị tẩy xóa, sửa chữa lem nhem. Xác minh các đương sự có tên trong giấy tờ mua bán đất thì những người này đều khẳng định họ không quen biết nhau  và ông Đích cũng không thừa nhận ký giấy bán đất cho bà Đường, ông Sinh và bà Sắn. Đoàn thanh tra kết luận giấy tờ mua bán đất  là… ngụy tạo.   
Mới chỉ tính 12 hộ dân nêu trên, thì ngót 50.000m2 đất của Nhà nước (trong đó có 04 hộ ông Phấn, bà Đường, ông Sinh và bà Sắn gần 30.000m2) được cấp giấy CNQSDĐ là  đất Lâm nghiệp, đất rừng “327” và đất… “khai phá” đều đã biến thành đất tư nhân.
Từ đây, người dân bức xúc thắc mắc: Trong khi có những hộ có đất khai phá, nguồn gốc rõ ràng, sử dụng ổn định suốt mấy chục năm, không có tranh chấp… nhưng do họ không biết “đường đi, nước bước” nên đã bị  một số cán bộ từ phường đến tp. cố tình làm ngơ không cấp giấy CNQSDĐ cho họ, vậy “dân chủ, văn minh, công bằng xã hội” ở đâu, có hay không việc TP.Vũng Tàu đang tồn tại một đường dây “đen” tiếp tay cho một số phần tử   ngoài xã hội thao túng đất của Nhà nước, và những ông “vua đất” này sẽ được “chia chác” những gì từ các phi vụ mờ ám đó. Đoàn Thanh tra tỉnh cũng đã kiến nghị chuyển hồ sơ  những vụ việc trên sang cơ quan điều tra xử lý theo pháp luật. 
Trên đây chỉ là một số vụ điển hình, Báo PLVN tiếp tục theo dõi và kịp thời chuyển đến bạn đọc khi có thêm những thông tin mới.

Đọc thêm

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương
Nhà báo Oliveira khẳng định chuyến thăm tới Brazil lần thứ hai của Thủ tướng Phạm Minh Chính cho thấy Việt Nam rất coi trọng các cuộc họp đa phương trong bối cảnh tình hình thế giới hiện nay, khi các nước đang phát triển nỗ lực thúc đẩy đoàn kết và hợp tác để tiếp tục phát triển, trên cơ sở tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia và góp phần xây dựng một thế giới ngày càng công bằng hơn...

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'
Tối 15/11, tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt Xô, Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình “Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024” - Tôn vinh các điển hình tiêu biểu toàn quốc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại Chương trình.

Hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Kỳ 2: Tháo gỡ 'điểm nghẽn', khơi thông nguồn lực​

Phát biểu tại Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, QH khóa XV, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh yêu cầu chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo. (Ảnh: CTTĐTQH)
(PLVN) -   Đổi mới tư duy, quan điểm, quy trình xây dựng pháp luật là một trong những yêu cầu, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách nhằm tháo gỡ “điểm nghẽn”, tạo đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển, huy động và khơi thông mọi nguồn lực để đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế

Phát biểu của Chủ tịch nước Lương Cường tại Hội nghị đã nhận được sự hưởng ứng, đánh giá cao của các Lãnh đạo APEC và cộng đồng doanh nghiệp. (Ảnh: Tuấn Anh/Báo Quốc tế)
(PLVN) - Chủ tịch nước Lương Cường khẳng định, sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế trên các lĩnh vực. Thị trường Việt Nam đã, đang và sẽ mang đến nhiều lợi ích, ưu thế mà không mấy nơi có được cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư quốc tế.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tạo đột phá về thể chế để phát triển ngành giáo dục

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt đại diện các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu - Ảnh VGP/Nhật Bắc
Gặp mặt đại diện các nhà giáo tiêu biểu năm 2024 nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, hướng tới kỷ nguyên mới, giáo dục tiếp tục là quốc sách hàng đầu, sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước nhà phải quyết liệt đổi mới căn bản và toàn diện hơn nữa, tạo sự đột phá về thể chế, tạo cơ sở pháp lý vững chắc để phát triển ngành giáo dục.

Phải tiến hành đồng thời, thắng lợi quá trình 'đột phá kép'

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Công tác cán bộ, tổ chức bộ máy, xây dựng, hoàn thiện thể chế... là những vấn đề được các chuyên gia, nhà khoa học tập trung thảo luận tại Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, do Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức sáng nay (15/11), tại Hà Nội.

Cân nhắc bổ sung đối tượng tham gia bảo hiểm y tế

Phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào sáng 15/11. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Về đề xuất bổ sung cựu Công an nhân dân vào đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nêu rõ, trong quá trình thực hiện việc sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế chưa có điều kiện đánh giá kỹ tác động về đối tượng này. Do đó, việc bổ sung đối tượng này sẽ được thực hiện khi sửa đổi toàn diện Luật Bảo hiểm y tế.

'Chìa khóa' để Việt Nam vươn mình, bứt phá vào kỷ nguyên mới

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: Vân Anh
(PLVN) - Sáng nay (15/11), tại Hà Nội, Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”.

Chủ tịch nước Lương Cường hội kiến Quốc vương Brunei

Chủ tịch nước Lương Cường gặp Quốc vương Brunei Hassanal Bolkiah. Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN
Theo đặc phái viên TTXVN, chiều 14/11 theo giờ địa phương, nhân dịp dự Tuần lễ cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) 2024 tại Lima (Peru), Chủ tịch nước Lương Cường đã hội kiến Quốc vương Brunei Darussalam Hassanal Bolkiah.

Hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Kỳ 1: Nhận diện vấn đề

Tại Hội nghị Trung ương 6, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã ban hành Nghị quyết 27-NQ/TW “Về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong giai đoạn mới”. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Xây dựng và hoàn thiện thể chế là “đột phá của đột phá”, là nguồn lực, động lực cho phát triển. Tuy nhiên, một số tồn tại, hạn chế ảnh hưởng tới chất lượng lập pháp và thi hành pháp luật đã được chỉ ra qua nhiều nghị quyết của Đảng, nhiều kỳ họp Quốc hội vẫn chưa được khắc phục triệt để...

Diễn đàn Quốc gia Phát triển kinh tế số và xã hội số lần thứ II

Diễn đàn Quốc gia Phát triển kinh tế số và xã hội số lần thứ II
(PLVN) - Sáng 14/11, tại tỉnh Bình Dương, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương và UBND tỉnh Bình Dương tổ chức Diễn đàn Quốc gia Phát triển kinh tế số và xã hội số lần thứ II với chủ đề “Sáng tạo ứng dụng công nghệ số vào các ngành, lĩnh vực để phát triển kinh tế số và nâng cao năng suất lao động”. Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình dự và chỉ đạo hội nghị.