Vì sao Bộ Xây dựng "rút" đợt thanh tra hệ thống cảng Cái Lân?

Chánh thanh tra Bộ Xây dựng, tiến sĩ Phạm Gia Yên chính thức lên tiếng về vụ “rút lui” trong đợt thanh tra tại dự án cảng tổng hợp (thuộc hệ thống cảng Cái Lân – Quảng Ninh) gây nhiều tranh cãi.

Chánh thanh tra Bộ Xây dựng, tiến sĩ Phạm Gia Yên chính thức lên tiếng về vụ “rút lui” trong đợt thanh tra tại dự án cảng tổng hợp (thuộc hệ thống cảng Cái Lân – Quảng Ninh) gây nhiều tranh cãi.

Như Pháp luật Việt Nam từng phản ánh, năm 2010, UBND tỉnh Quảng Ninh ra quyết định số 210 thu hồi 223.443m2 đất giao cho UBND Tp. Hạ Long bồi thường giải phóng mặt bằng để thực hiện dự án xây dựng cảng tổng hợp thuộc hệ thống cảng Cái Lân. Dự án này do Công ty cổ phần cảng và vận tải Lilama làm chủ đầu tư. Quyết định nói trên đồng nghĩa với việc Công ty TNHH Hoài Nam chính thức bị “cắt” 13.708m2 để phục vụ dự án.

Chánh chanh tra Bộ Xây dựng Phạm Gia Yên
Chánh thanh tra Bộ Xây dựng Phạm Gia Yên.

Liên quan đến dự án này, trước đó, Chánh thanh tra Bộ Xây dựng Phạm Gia Yên đã ký Quyết định số 129 nhằm tiến hành kiểm tra về quy hoạch và thực hiện quy hoạch xây dựng tại dự án cảng tổng hợp thuộc hệ thống Cảng Cái Lân. Quyết định kiểm tra này được ký căn cứ vào chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Xây dựng sau khi báo chí lên tiếng phản ánh bất cập tại dự án này.

Tuy nhiên, gần 4 tháng trôi qua kể từ ngày Quyết định 129 được ký, thông tin về kết quả kiểm tra vẫn là “ẩn số”. Có thông tin cho rằng, sau một thời gian tiến hành kiểm tra tại dự án này, Đoàn kiểm tra của Thanh tra Bộ Xây dựng đã “rút lui” về Hà Nội, để lại nhiều dấu hỏi về sự minh bạch.

Sau khi Báo có bài đề cập, Tiến sĩ Phạm Gia Yên, Chánh thanh tra Bộ Xây dựng đã trả lời phỏng vấn Báo Pháp luật Việt Nam.

- Thưa ông, được biết ông đã ký Quyết định kiểm tra số 129 nhằm tiến hành kiểm tra về quy hoạch và thực hiện quy hoạch cảng tổng hợp thuộc hệ thống cảng Cái Lân, kể từ ngày có quyết định này thì thời gian cũng tương đối dài, ông có thể cho biết kết quả của đợt thanh tra này?

- Tôi đã đọc bài báo “Tỉnh Quảng Ninh sốt sắng thu hồi đất của doanh nghiệp này giao cho doanh nghiệp khác” trên Báo Pháp luật Việt Nam, bài báo này có đề cập đến Quyết định 129 do Chánh thanh tra Bộ Xây dựng ký nhằm kiểm tra công tác quy hoạch và tình hình thực hiện quy hoạch cổng tổng hợp cảng Cái Lân. Bài viết cho rằng Quyết định 129 đã ký gần 4 tháng nhưng đến nay vẫn là “ẩn số”.

Theo tôi, hiện tượng báo nêu là đúng, nhưng bản chất không hoàn toàn như vậy.

Bởi trước đó, xuất phải từ câu hỏi của báo chí gửi Bộ trưởng Bộ Xây dựng và Chánh thanh tra Bộ Xây dựng, ngày 27/5/2013, Chánh thanh tra Bộ Xây dựng đã ký Quyết định số 129 để tiến hành kiểm tra công tác quy hoạch và tình hình thực hiện quy hoạch cổng tổng hợp cảng Cái Lân. Tuy nhiên, vài ngày sau đó, UBND tỉnh Quảng Ninh đã có ý kiến với Bộ trưởng Bộ Xây dựng nên Bộ trưởng đã cử Chánh thanh tra xuống làm việc với tỉnh Quảng Ninh. Cuộc làm việc này được tiến hành vào ngày 7/6/2013 do ông Thông (ông Đỗ Thông – Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh – PV) chủ trì, với sự tham dự của Giám đốc Sở Xây dựng, Giao thông Vận tải, Văn phòng UBND tỉnh, Trưởng đoàn kiểm tra theo Quyết định 129.

Về phía địa phương, tỉnh Quảng Ninh cho rằng, công việc liên quan đến nội dung Quyết định 129 đã được tỉnh Quảng Ninh giao cho Thanh tra tỉnh làm giải trình giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân, vì vậy đề nghị Thanh tra Bộ Xây dựng để tỉnh Quảng Ninh tiếp tục thực hiện.

Về phía mình, Thanh tra Bộ Xây dựng thấy rằng, mục tiêu của cuộc kiểm tra là thực hiện chức năng về quản lý Nhà nước, nếu tỉnh Quảng Ninh thực hiện kiểm tra thì sau khi có kết quả phải thông báo cho Thanh tra Bộ Xây dựng. Sau đó, Đoàn kiểm tra của Bộ Xây dựng đã rút khỏi Quảng Ninh để thanh tra tỉnh này thực hiện công việc.

- Thưa ông, Thanh tra Bộ Xây dựng đã nhận được báo cáo của Thanh tra tỉnh Quảng Ninh về việc này chưa?

- Đến nay chúng tôi chưa nhận được kết quả do Thanh tra tỉnh Quảng Ninh cung cấp.

Việc chưa có kết quả thanh tra từ phía Quảng Ninh thì thời gian qua Thanh tra Bộ Xây dựng có nhận được phản ánh hay khiếu nại của những đơn vị bị thu hồi đất tại dự án này không, thưa ông?

- Thường xuyên, nhưng chúng tôi chỉ chuyển tới cơ quan có thẩm quyền để xử lý, việc này đang thuộc thẩm quyền của tỉnh Quảng Ninh.

Theo kinh nghiệm của ông thì những tranh chấp kiểu này sẽ phải giải quyết như thế nào?

- Dạng khiếu kiện này thì rất nhiều, vì cũng là đất đai của nhà nước, người này đang sử dụng thì bị thu hồi không đền bù hoặc bồi thường không thỏa đáng, nhưng lại đem giao cho người khác.

Trường hợp cụ thể tại tỉnh Quảng Ninh, khi họp với ông Phó chủ tịch UBND tỉnh, Thanh tra Bộ Xây dựng cũng đã có ý kiến là cách tốt nhất thực hiện theo quy định của pháp luật là đấu giá công khai minh bạch, vừa thu được tiền cho ngân sách nhà nước và chắc chắn chấm dứt được khiếu kiện.

Xin cảm ơn ông!

Như Trang (thực hiện)

Đọc thêm

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương
Nhà báo Oliveira khẳng định chuyến thăm tới Brazil lần thứ hai của Thủ tướng Phạm Minh Chính cho thấy Việt Nam rất coi trọng các cuộc họp đa phương trong bối cảnh tình hình thế giới hiện nay, khi các nước đang phát triển nỗ lực thúc đẩy đoàn kết và hợp tác để tiếp tục phát triển, trên cơ sở tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia và góp phần xây dựng một thế giới ngày càng công bằng hơn...

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'
Tối 15/11, tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt Xô, Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình “Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024” - Tôn vinh các điển hình tiêu biểu toàn quốc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại Chương trình.

Hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Kỳ 2: Tháo gỡ 'điểm nghẽn', khơi thông nguồn lực​

Phát biểu tại Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, QH khóa XV, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh yêu cầu chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo. (Ảnh: CTTĐTQH)
(PLVN) -   Đổi mới tư duy, quan điểm, quy trình xây dựng pháp luật là một trong những yêu cầu, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách nhằm tháo gỡ “điểm nghẽn”, tạo đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển, huy động và khơi thông mọi nguồn lực để đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế

Phát biểu của Chủ tịch nước Lương Cường tại Hội nghị đã nhận được sự hưởng ứng, đánh giá cao của các Lãnh đạo APEC và cộng đồng doanh nghiệp. (Ảnh: Tuấn Anh/Báo Quốc tế)
(PLVN) - Chủ tịch nước Lương Cường khẳng định, sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế trên các lĩnh vực. Thị trường Việt Nam đã, đang và sẽ mang đến nhiều lợi ích, ưu thế mà không mấy nơi có được cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư quốc tế.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tạo đột phá về thể chế để phát triển ngành giáo dục

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt đại diện các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu - Ảnh VGP/Nhật Bắc
Gặp mặt đại diện các nhà giáo tiêu biểu năm 2024 nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, hướng tới kỷ nguyên mới, giáo dục tiếp tục là quốc sách hàng đầu, sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước nhà phải quyết liệt đổi mới căn bản và toàn diện hơn nữa, tạo sự đột phá về thể chế, tạo cơ sở pháp lý vững chắc để phát triển ngành giáo dục.

Phải tiến hành đồng thời, thắng lợi quá trình 'đột phá kép'

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Công tác cán bộ, tổ chức bộ máy, xây dựng, hoàn thiện thể chế... là những vấn đề được các chuyên gia, nhà khoa học tập trung thảo luận tại Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, do Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức sáng nay (15/11), tại Hà Nội.

Cân nhắc bổ sung đối tượng tham gia bảo hiểm y tế

Phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào sáng 15/11. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Về đề xuất bổ sung cựu Công an nhân dân vào đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nêu rõ, trong quá trình thực hiện việc sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế chưa có điều kiện đánh giá kỹ tác động về đối tượng này. Do đó, việc bổ sung đối tượng này sẽ được thực hiện khi sửa đổi toàn diện Luật Bảo hiểm y tế.

'Chìa khóa' để Việt Nam vươn mình, bứt phá vào kỷ nguyên mới

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: Vân Anh
(PLVN) - Sáng nay (15/11), tại Hà Nội, Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”.

Chủ tịch nước Lương Cường hội kiến Quốc vương Brunei

Chủ tịch nước Lương Cường gặp Quốc vương Brunei Hassanal Bolkiah. Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN
Theo đặc phái viên TTXVN, chiều 14/11 theo giờ địa phương, nhân dịp dự Tuần lễ cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) 2024 tại Lima (Peru), Chủ tịch nước Lương Cường đã hội kiến Quốc vương Brunei Darussalam Hassanal Bolkiah.

Hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Kỳ 1: Nhận diện vấn đề

Tại Hội nghị Trung ương 6, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã ban hành Nghị quyết 27-NQ/TW “Về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong giai đoạn mới”. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Xây dựng và hoàn thiện thể chế là “đột phá của đột phá”, là nguồn lực, động lực cho phát triển. Tuy nhiên, một số tồn tại, hạn chế ảnh hưởng tới chất lượng lập pháp và thi hành pháp luật đã được chỉ ra qua nhiều nghị quyết của Đảng, nhiều kỳ họp Quốc hội vẫn chưa được khắc phục triệt để...

Diễn đàn Quốc gia Phát triển kinh tế số và xã hội số lần thứ II

Diễn đàn Quốc gia Phát triển kinh tế số và xã hội số lần thứ II
(PLVN) - Sáng 14/11, tại tỉnh Bình Dương, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương và UBND tỉnh Bình Dương tổ chức Diễn đàn Quốc gia Phát triển kinh tế số và xã hội số lần thứ II với chủ đề “Sáng tạo ứng dụng công nghệ số vào các ngành, lĩnh vực để phát triển kinh tế số và nâng cao năng suất lao động”. Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình dự và chỉ đạo hội nghị.