Phần mềm AIC - Học trực tuyến: Thêm sự lựa chọn cho ngành giáo dục

(PLVN) - Việc dạy và học trực tuyến đang là vấn đề cấp bách, thời sự được ngành giáo dục và phụ huynh, học sinh cả nước đặc biệt quan tâm trong những ngày giãn cách xã hội để phòng, phòng chống dịch Covid-19 diễn biến phức tạp.
Ứng dụng AIC – Học trực tuyến được cung cấp miễn phí, mức độ bảo mật an ninh cao, bảo vệ 9 lớp, máy chủ đặt tại các tỉnh thành quản lý, đang là một cơ hội để các trường bắt nhập sử dụng
Ứng dụng AIC – Học trực tuyến được cung cấp miễn phí, mức độ bảo mật an ninh cao, bảo vệ 9 lớp, máy chủ đặt tại các tỉnh thành quản lý, đang là một cơ hội để các trường bắt nhập sử dụng 

Qua thực tiễn, học trực tuyến đang diễn ra tại các trường trên địa bàn cả nước thời gian gần đây gặp không ít khó khăn, bất cập cần hóa giải, khi học sinh trong thời gian chưa đến trường. Việc sử dụng nhiều công nghệ, phần mềm nước ngoài khiến Cô và trò tại các trường học còn gặp nhiều lúng túng và mất nhiều thời gian để làm quen. 

Đặc biệt, có những phần mềm mà nhiều trường đang triển khai được Bộ Giáo dục và Đào tạo và các nước trên Thế giới khuyến cáo hạn chế sử dụng vì lý do về mức độ an toàn, bảo mật thông tin. Các phần mềm học trực tuyến phần lớn có máy chủ đặt tại nước ngoài và do nước ngoài quản lý nên toàn bộ nội dung, hình ảnh của lớp học cũng như học sinh được gửi ra nước ngoài.

Bên cạnh đó, để vào lớp học giáo viên, học sinh phải gửi mã định danh và mật khẩu phòng học cho nhau qua email, phần mềm chat, có nguy cơ lộ thông tin cá nhân, người khác có thể biết và sử dụng. Và đặc biệt, trên thực tế đã ghi nhận việc xuất hiện những hình ảnh phản cảm, thiếu văn hóa và đồi trụy trong quá trình học trực tuyến ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý của các em.

Trước những vấn đề nan giải, bất cập trong lúc học sinh vẫn chưa thể quay lại trường thì việc tìm ra giải pháp, xây dựng phần mềm đáp ứng được nhu cầu dạy và học đang được cấp bách đặt ra. Trước tình hình đó, Công ty Cổ phần Tiến bộ Quốc tế (AIC Group) đã xây dựng phần mềm AIC Học trực tuyến.

Phần mềm đã được thẩm định bởi các nhóm chuyên gia của Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ GD&ĐT để đảm bảo cả về phương diện nền tảng kỹ thuật, nội dung chuyên môn cũng như độ bảo mật an toàn, các thầy cô và học trò cả nước yên tâm sử dụng.

Hiện nay, phần mềm này bước đầu được triển khai thí điểm tại một số trường trên địa bàn 5 tỉnh, thành phố như Thành phố Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Thái Bình, Bắc Ninh và Yên Bái.

Ông Trần Mạnh Hà - Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tiến bộ Quốc tế (AIC Group) cho biết: "Đây là ứng dụng miễn phí trong thời gian diễn ra dịch bệnh Covid-19 giúp thầy cô và các em học sinh có một công cụ đồng bộ, thuần Việt để đảm bảo thông suốt trong quá trình dạy và học trực tuyến. Vì mục đích hỗ trợ cộng đồng, xã hội nên chúng tôi mong muốn phần mềm góp phần giúp ngành giáo dục vượt qua khó khăn trong thời điểm này.

Các trường có thể dễ dàng đăng ký sử dụng phần mềm thông qua Sở GD&ĐT ở địa phương. Mặc dù đội ngũ kỹ thuật đã và đang hết sức nỗ lực để mang lại một sản phẩm tốt nhất cho thầy – trò cả nước, nhưng vẫn không tránh khỏi một số phát sinh trong quá trình sử dụng, do đó chúng tôi mong muốn tiếp cận được nhiều ý kiến đóng góp của cộng đồng và các chuyên gia để không ngừng cải thiện sản phẩm, đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu của toàn xã hội".  

Phần mềm AIC Học trực tuyến sẽ giúp giáo viên biết được danh sách học sinh trong lớp và những học sinh có mặt
Phần mềm AIC Học trực tuyến sẽ giúp giáo viên biết được danh sách học sinh trong lớp và những học sinh có mặt 

Để nắm rõ hơn sự khác biệt của phần mềm này so với các phần mềm khác, chúng tôi đã ghi nhận ý kiến, trải nghiệm của chính những “người trong cuộc” là các giáo viên, học sinh đang tham gia trực tiếp vào quá trình dạy và học trực tuyến thí điểm tại một số địa phương.

Cô Đỗ Thị Kim Phượng - Hiệu phó trường THCS Hai Bà Trưng, Quận 3, TP HCM cho biết: "Trong thời gian học sinh tạm nghỉ phòng, chống dịch Covid-19, nhà trường cũng đã tìm hiểu và sử dụng một số phần mềm hỗ trợ dạy và học, mỗi phần mềm có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau.

Tôi thấy phần mềm của AIC dễ sử dụng, tất cả các chức năng đều nằm trong một ứng dụng, giáo viên và học sinh chỉ cần vào một phần mềm, có thể trao đổi, giơ tay phát biểu; giáo viên kiểm soát được người mình cho phép phát biểu, cũng như việc chấm bài, trả bài kiểm tra tại đây.

Giáo viên cũng không cần nhớ mã định danh của lớp học, chỉ cần bấm vào một nút duy nhất là có thể dạy và học được vì các lớp đã được tạo lập sẵn và phân quyền theo tài khoản có sẵn của giáo viên và học sinh. Giáo viên có thể điểm danh học sinh nào có mặt, vắng mặt ngay trên phần mềm".

Giờ dạy và học môn Lịch sử của cô và trò trường THCS Hai Bà Trưng, Quận 3, TP HCM
 Giờ dạy và học môn Lịch sử của cô và trò trường THCS Hai Bà Trưng, Quận 3, TP HCM

“Theo tôi, tính năng nổi trội của phần mềm đó là không giới hạn thời gian giảng dạy và hoàn toàn miễn phí, người dùng không phải trả bất kỳ khoản phí nào nếu thời gian sử dụng vượt quá 40 phút như phần mềm khác. ”, cô Lê Thị Hường - Giáo viên chủ nhiệm lớp 5A1 Tiểu học Kỳ Bá, Thái Bình chia sẻ.

Em Nguyễn Huyền Trang – học sinh lớp 12A3 tại Quảng Ninh, chia sẻ với chúng tôi sau khi hoàn thành tiết học của thầy Nam: "Phần mềm học trực tuyến AIC được thiết kế riêng cho người Việt với giao diện thân thiện, dễ sử dụng, mọi thứ đều bằng tiếng Việt trong đó có cả các tài liệu và video hướng dẫn sử dụng chi tiết. Vì thế, chúng em thấy các tiết học trở nên đơn giản, hứng thú hơn so với những phần mềm miễn phí trước đó."

“Tôi thấy trong quá trình học trực tuyến của các con, một số phần mềm xuất hiện những hình ảnh và nội dung phản cảm khiến phụ huynh rất lo ngại sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các con. Ngoài ra thông tin còn bị lộ ra bên ngoài vì các phần mềm đó do nước ngoài quản lý.

Vì vậy, là phụ huynh, tôi rất quan tâm tìm hiểu ứng dụng nào có tính năng vượt trội hơn để yên tâm sử dụng. Khi sử dụng phần mềm AIC Học trực tuyến, đọc tài liệu được biết Máy chủ đặt ngay tại tỉnh, thành phố; toàn bộ nội dung lưu trữ tại hạ tầng của tỉnh và do địa phương quản lý nên thấy rất yên tâm. Và điều đặc biệt đó là phần mềm không xuất hiện các hình ảnh hay nội dung phản cảm. 

Tuy nhiên, thời gian đầu sử dụng, phần mềm cũng gặp sự cố về kỹ thuật, âm thanh chưa rõ, đường truyền bị gián đoạn, nhưng đã được nhà cung cấp khắc phục kịp thời. Tôi có đề xuất thêm tính năng lưu trữ bài giảng để có thể lưu trữ hoặc chia sẻ thông tin. Theo tôi, việc phụ huynh chuẩn bị trang thiết bị học tập đáp ứng cho việc học trực tuyến của các con cũng là một yếu tố quan trọng để việc dạy và học được thuận lợi hơn”, chị Ái Vân – phụ huynh lớp 6A trường THCS Quang Trung, Yên Bái chia sẻ.

Bên cạnh đó, để phần mềm đạt được hiệu quả cần có sự chung tay của các cấp, ban ngành từ Bộ đến địa phương về việc hướng dẫn ban hành quy chế, bố trí cơ sở hạ tầng, đường truyền tốt cũng như các bậc phụ huynh cần trang bị đầy đủ các trang thiết bị đáp ứng tốt nhất trong quá trình học trực tuyến.

Song song với việc triển khai đồng bộ phần mềm, Công ty Cổ phần Tiến bộ Quốc tế (AIC Group) tiếp tục ghi nhận những ý kiến đóng góp, lắng nghe những chia sẻ của người dân để cải tiến, phù hợp với mong muốn của thầy và trò trong thời gian chưa thể đến trường.

Tin cùng chuyên mục

VNPT Money nhận chứng chỉ bảo mật PCI-DSS cấp độ cao nhất

VNPT Money nhận chứng chỉ bảo mật PCI-DSS cấp độ cao nhất

(PLVN) -  Vượt qua 12 nhóm tiêu chuẩn nghiêm ngặt về bảo mật, hệ sinh thái tài chính số VNPT Money của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) chính thức nhận chứng chỉ quốc tế về bảo mật PCI DSS 3.2.1 Level 1 - cấp độ cao nhất theo tiêu chuẩn bảo mật PCI DSS do Tập đoàn CMC cấp.

Đọc thêm

Ra mắt Trung tâm điều hành thông minh An Giang

Nghi thức ra mắt Trung tâm Điều hành thông minh tỉnh An Giang. Ảnh: angiang.gov.vn
(PLVN) - Ngày 20/6/2022, UBND tỉnh An Giang phối hợp Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) tổ chức lễ ra mắt và đưa vào vận hành thử nghiệm Trung tâm điều hành thông minh (IOC) tỉnh An Giang.

MobiFone góp phần đẩy mạnh phát triển hợp đồng điện tử tại Việt Nam

Đại diện các đơn vị công bố Trục phát triển hợp đồng điện tử Việt Nam (www.CeCA.gov.vn)
(PLVN) -  Sáng 16/06/2022, tại trụ sở Bộ Công Thương đã diễn ra Hội nghị Phát triển hợp đồng điện tử tại Việt Nam - Triển khai Nghị định 85/2021/NĐ-CP, đồng thời công bố Trục phát triển hợp đồng điện tử Việt Nam (www.CeCA.gov.vn). Ông Dư Thái Hùng - Giám đốc Trung tâm Trung tâm Công nghệ thông tin vinh dự đại diện MobiFone tham gia Hội nghị lần này.

VNPT Money đồng hành cùng chiến lược thanh toán không dùng tiền mặt quốc gia

Người dân quan tâm tìm hiểu sản phẩm Mobile Money của VNPT bên lề Hội thảo - triển lãm "Chuyển đổi số để hướng tới xã hội không dùng tiền mặt"
(PLVN) - Tại Hội thảo - triển lãm với chủ đề "Chuyển đổi số để hướng tới xã hội không dùng tiền mặt" nằm trong chuỗi các hoạt động Ngày không tiền mặt 2022, lãnh đạo Tập đoàn VNPT đã phân tích và chia sẻ thiết thực từ góc nhìn của một doanh nghiệp tiên phong luôn đồng hành cùng Chính phủ trong quá trình chuyển đổi số quốc gia.

MobiAgri- bắt nhịp Chuyển đổi số nông nghiệp

MobiAgri- bắt nhịp Chuyển đổi số nông nghiệp
(PLVN) - Là doanh nghiệp tiên phong trong Chương trình “Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” lĩnh vực nông nghiệp, tháng 1 năm 2022 Tổng công ty Viễn thông MobiFone cho ra mắt dịch vụ Nền tảng Nông nghiệp thông minh mobiAgri.

FPT Software và Landing AI phát triển gói giải pháp trong vận hành nhà máy thông minh

Hợp tác giữa FPT Software và Landing AI phát triển gói giải pháp kiểm định trực quan cho nhà máy thông minh.
(PLVN) - Landing AI - Công ty tiên phong lĩnh vực thị giác máy và trí tuệ nhân tạo tại Silicon Valley được thành lập bởi Tiến sĩ Andrew NG - chuyên gia hàng đầu thế giới về AI, vừa hợp tác chiến lược với FPT Software (Công ty thành viên của Tập đoàn FPT) triển khai giải pháp kiểm định thông minh bằng hình ảnh trong các ngành công nghiệp, nhà máy sản xuất.

FPT sát cánh cùng quốc gia, doanh nghiệp đột phá kinh tế số

Diễn đàn cấp cao Chuyển đổi số Việt Nam - Châu Á 2022 (Vietnam - ASIA DX Summit 2022) diễn ra trong 2 ngày 25-26/5 tại Hà Nội.
(PLVN) - Tham dự sự kiện Diễn đàn cấp cao Chuyển đổi số Việt Nam - Châu Á 2022 (Vietnam - ASIA DX Summit 2022), Tập đoàn FPT đã trình diễn hệ sinh thái chuyển đổi số toàn diện Made by FPT đang góp phần thúc đẩy mạnh mẽ tiến trình chuyển đổi số thành công tại nhiều tỉnh thành địa phương, doanh nghiệp trong và ngoài nước.

VNPT và Cisco hợp tác phát triển các giải pháp kết nối thế hệ mới cho doanh nghiệp

Ông Sanjay Kaul, Chủ tịch phụ trách Hoạt động kinh doanh giải pháp dành cho nhà cung cấp dịch vụ của Cisco Systems, Khu vực Châu Á Thái Bình Dương và ông Huỳnh Quang Liêm, Tổng Giám đốc Tập đoàn VNPT trao đổi Biên bản ghi nhớ. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) -  Ngày 17/5/2022, tại San Francisco, Hoa Kỳ, với sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Phạm Minh Chính, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) và Công ty Cisco vừa ký kết Biên bản ghi nhớ (Memorandum of Understanding - MoU ) về hợp tác thiết kế và đưa ra thị trường gói giải pháp chuyển đổi số linh hoạt, phù hợp đáp ứng được nhu cầu chuyển đổi số của mọi doanh nghiệp.

VNPT hỗ trợ doanh nghiệp SMEs chuyển đổi số

Doanh nghiệp dễ dàng tìm kiếm, chủ động lựa chọn và tích hợp các dịch vụ, giải pháp số phù hợp với nhu cầu khi đến với oneSME.
(PLVN) - Thấu hiểu doanh nghiệp có phát triển, có vượt qua được khó khăn thì nền kinh tế chung mới phát triển mạnh mẽ, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) đã và đang cùng đồng hành với các doanh nghiệp trong công cuộc chuyển đổi số với nhiều chương trình, chính sách cụ thể.

VNPT Cloud được cấp chứng chỉ quốc tế ISO 27017 về Kiểm soát an toàn thông tin cho các dịch vụ điện toán đám mây

Hệ thống máy chủ IDC của VNPT đạt tiêu chuẩn Tier III.
(PLVN) - Với việc hoàn tất đánh giá và được cấp chứng chỉ danh giá ISO 272017 (ISO/IEC 27017:2015) về Kiểm soát an toàn thông tin cho các dịch vụ điện toán đám mây, VNPT Cloud hiện là một trong những nhà cung cấp hiếm hoi được thừa nhận đủ năng lực đem đến cho khách hàng sản phẩm dịch vụ tiện lợi, an toàn bậc nhất tại thị trường Việt Nam.

Cẩn trọng trước khi quét mã QR

Ảnh minh họa
(PLVN) - Với các loại mối đe dọa mạng mới được dự đoán sẽ gia tăng vào năm 2022, người dùng nên cảnh giác về những rủi ro liên quan và cẩn trọng trước khi thực hiện quét mã QR.