Phấn đấu đến 2035 Việt Nam có khoảng 400 vận động viên đạt thành tích quốc tế

Thể thao Việt Nam cần phải có thành tích cao nhiều hơn ở Châu Á và Olympic, ảnh TTVN
Thể thao Việt Nam cần phải có thành tích cao nhiều hơn ở Châu Á và Olympic, ảnh TTVN
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Đến 2035 sẽ đào tạo, huấn luyện khoảng 3700 vận động viên tài năng trong đó có khoảng 400 vận động viên đạt thành tích quốc tế.

Đây là tham vọng của Đề án "Tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng tài năng thể thao và nhân lực thể thao thành tích cao đến năm 2035" (gọi tắt là Đề án 223) nhằm phát hiện, tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng vận động viên tài năng, có năng khiếu đặc biệt ở một số môn thể thao thành tích cao; thế mạnh của Việt Nam đạt trình độ và giành thứ hạng cao tại các kỳ thi đấu khu vực, châu lục, thế giới và Olympic.

Chọn các huấn luyện viên tài năng, có trình độ chuyên môn giỏi, giàu kinh nghiệm, có khả năng đặc biệt trong huấn luyện vận động viên thi đấu đạt thành tích huy chương tại các đấu trường trong nước và quốc tế; Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên, kỹ thuật viên, cán bộ quản lý thể thao thành tích cao có trình độ chuyên môn giỏi, đáp ứng yêu cầu của quy trình tuyển chọn, đào tạo vận động viên, huấn luyện viên tài năng để phấn đấu đưa Việt Nam đến năm 2035 trở thành quốc gia có nền thể thao chuyên nghiệp phát triển ở châu lục.

Đề án của Bộ VHTT&DL đặt chỉ tiêu phấn đấu đến 2035: tuyển chọn và đào tạo, huấn luyện khoảng 3700 vận động viên tài năng trong đó có khoảng 400 vận động viên đạt thành tích quốc tế.

Tuyển chọn và đào tạo, bồi dưỡng khoảng 600 huấn luyện viên. Tuyển chọn và đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên, kỹ thuật viên, cán bộ quản lý thành tích cao, chỉ tiêu đào tạo khoảng 400 cử nhân, 300 thạc sĩ, 150 tiến sĩ.

Đề án lựa chọn 16 môn thể thao trong số 32 môn thể thao trọng điểm, số lượng các môn thể thao được Bộ VHTTDL xem xét, điều chỉnh, bổ sung định kỳ 2 năm một lần theo chu kỳ SEA Games hoặc tùy vào tình hình thực tế.

Đọc thêm

Phát triển thiết chế văn hóa, thể thao - vì sao khó?

Thiết chế văn hóa, thể thao góp phần quan trọng hiện thực hóa chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về xây dựng một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. (Ảnh minh họa - Nguồn: Bộ VH,TT&DL )
(PLVN) - Thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở là nơi tổ chức các hoạt động văn hóa thể thao nhằm đáp ứng nhu cầu hưởng thụ và sáng tạo các giá trị văn hóa thể thao của Nhân dân trên địa bàn dân cư; đồng thời thực hiện các hoạt động tuyên truyền, cổ động phục vụ các nhiệm vụ chính trị - kinh tế - xã hội của trung ương và địa phương.

Sôi động Giải chạy bán Marthon Kon Chư Răng: Khám phá viên ngọc xanh 2024

Các VĐV xuất phát ở cự ly 21km.
(PLVN) - Sáng 12/5, tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng, Ban quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng (xã Sơn Lang, huyện Kbang, Gia Lai) đã phối hợp với Công ty Cổ phần VietRace365 và Công ty GreenViet tổ chức "Giải bán Marathon Kon Chư Răng - Khám phá viên ngọc xanh" năm 2024.  Đây là giải chạy đầu tiên được tổ chức tại Khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng.

Sứ mệnh của ông Kim Sang Sik

HLV Kim Sang Sik.
(PLVN) - Trong 2 năm tới, ông Kim Sang Sik phải có trách nhiệm “chữa trị vết thương” mà bóng đá Việt Nam đang mắc phải: Đó là phong độ đi xuống và thiếu lực lượng kế cận.

Giải Teqball Quốc tế năm 2024 diễn ra tại Quy Nhơn từ ngày 6 - 9/6

Teqball là môn thể thao kết hợp giữa bóng đá, bóng bàn và thi đấu đối kháng (Ảnh: Website của FITEQ).
(PLVN) - Teqball là môn thể thao kết hợp với các yếu tố của bóng đá và bóng bàn, đáng chú ý là bóng được chơi trên bàn cong. Teqball là loại bóng đá thuần túy nhất vì không có va chạm vật lý giữa các cầu thủ. Do đó, cầu thủ và người chơi ít gặp phải chấn thương trong quá trình tập luyện cũng như thi đấu.