Phải xác định rõ trách nhiệm trong thực hiện Kết luận thanh tra

Quang cảnh Hội nghị phản biện.
Quang cảnh Hội nghị phản biện.
(PLVN) - Đây là đề xuất được đưa ra tại Hội nghị phản biện xã hội Dự thảo Luật Thanh tra (sửa đổi) do Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức hôm nay, 1/4.

Cần thiết phải sửa đổi

Phát biểu tại Hội nghị, ông Ngô Sách Thực, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (UBTƯ MTTQ) Việt Nam nêu rõ, sau hơn 10 năm triển khai thực hiện, Luật Thanh tra đã tạo hành lang pháp lý quan trọng, góp phần tăng cường quản lý nhà nước, giữ gìn kỷ cương, phát triển kinh tế- xã hội. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai đã bộc lộ nhiều hạn chế, gây khó khăn, vướng mắc, làm giảm hiệu quả, hiệu lực của hoạt động thanh tra, chưa đáp ứng tốt yêu cầu của tình hình mới.

Vì vậy, việc sửa đổi Luật Thanh tra năm 2010 là cần thiết nhằm thể chế quan điểm của Đảng, Hiến pháp năm 2013 về công tác thanh tra, khắc phục những tồn tại, hạn chế, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước, góp phần phát triển kinh tế-xã hội và phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Góp ý vào dự án Luật, ông Trần Ngọc Đường, Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn Dân chủ - Pháp luật nhận định, dự thảo Luật chưa thể hiện đầy đủ tinh thần và nội dung của Hiến pháp 2013 và đường lối của Đảng về kiểm soát quyền lực Nhà nước.

“Theo Tờ trình dự thảo Luật mới chỉ là góp phần kiểm soát quyền lực Nhà nước. Từ mục đích hoạt động thanh tra, chức năng của cơ quan thanh tra đến nhiệm vụ quyền hạn của Thanh tra Chính phủ, Thanh tra bộ, Thanh tra của Tổng cục, cũng như Thanh tra tỉnh, huyện đều không có quy định về kiểm soát quyền lực Nhà nước trong nội bộ các cơ quan thực hiện quyền hành pháp.”- ông Đường đặt vấn đề.

Trên tinh thần đó, ông Đường cho rằng, cần quan niệm thanh tra trước hết thực hiện chức năng kiểm soát quyền lực nhà nước trong nội bộ cơ quan hành pháp và phải được đưa lên nhiệm vụ hàng đầu, sau đó mới thực hiện chức năng quản lý nhà nước, phục vụ cho quản lý nhà nước. Nếu quan điểm này được chấp nhận thì rất nhiều điều luật trong dự thảo Luật Thanh tra phải được sửa đổi, bổ sung để phù hợp với chức năng hàng đầu của thanh tra.

Đề cập đến nội dung Báo cáo kết quả thanh tra, Luật sư Nguyễn Văn Chiến, Phó Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam cho rằng, Dự thảo quy định khá chi tiết về thời gian xây dựng dự thảo Kết luận thanh tra, nhưng lại không nói rõ trong bao lâu người ra quyết định thanh tra phải phân công tổ chức, cá nhân thực hiện việc thẩm định dự thảo Kết luận thanh tra… Điều này gây ra tình trạng mất cân đối trong quá trình thanh tra.

Bởi, theo Phó Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam, nếu người ra quyết định thanh tra làm nhanh thì các bộ phận thực hiện sẽ có thời gian để thực hiện đầy đủ, chặt chẽ. Còn nếu người ra quyết định thanh tra làm chậm, tới cận ngày mới chỉ đạo Trưởng đoàn thanh tra xây dựng dự thảo Kết luận thanh tra hay phân công tổ chức, cá nhân thực hiện việc thẩm định dự thảo Kết luận thanh tra thì các bộ phận này sẽ bị áp lực về mặt thời gian, từ đó có thể dẫn tới thiếu sót, sai phạm, hoặc không được chính xác đối với kết quả thanh tra.

Bên cạnh đó, việc để ngỏ thời hạn thực hiện các nhiệm vụ nêu trên sẽ dẫn tới tình trạng người tiến hành thanh tra (cụ thể là người ra quyết định thanh tra) chậm chỉ đạo xử lý, thiếu quan tâm đến việc theo dõi, đôn đốc, kiểm tra quá trình thanh tra; chậm triển khai tổ chức thức hiện, hoặc thực hiện thiếu nghiêm túc, không đầy đủ trách nhiệm. “Nội dung Kết luận thanh tra cần có sự xác định rõ ràng về trách nhiệm của các cá nhân và cơ sở pháp lý để xử lý vi phạm trong trường hợp phát hiện có sai phạm trong quá trình thanh tra”- Luật sư Nguyễn Văn Chiến đề xuất.

Phải cụ thể các giải pháp khắc phục và thời hạn hoàn thành

Đánh giá cao ý kiến của các đại biểu, ông Lê Tiến Châu, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký UBTƯ MTTQ Việt Nam cho rằng, hầu hết ý kiến đều thống nhất cao sự cần thiết ban hành Luật thanh tra (sửa đổi), tuy nhiên, đa số các ý kiến cũng cho rằng tổ chức thanh tra còn nhiều tầng nấc, dẫn đến chồng chéo, trùng lắp trong thực hiện công vụ; chưa có sự phân định thật rõ ràng cũng như sự phối hợp đồng bộ giữa thanh tra và các cơ quan có chức năng tương đồng về kiểm tra, giám sát, gây khó khăn cho đối tượng thanh tra.

“Vì vậy, dự thảo Luật lần này cần phải thu gọn đầu mối tổ chức cơ quan thanh tra để khắc phục sự dàn trải, thiếu tập trung và tình trạng chống chéo, trùng lắp trong hoạt động thanh tra”, ông Lê Tiến Châu nêu rõ.

Ông Lê Tiến Châu phát biểu tại Hội nghị.

Ông Lê Tiến Châu phát biểu tại Hội nghị.

Cho rằng Luật thanh tra hiện hành và dự thảo Luật thanh tra (sửa đổi) chưa đề cập đến vai trò, sự tham gia của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội trong hoạt động thanh tra, ông Lê Tiến Châu nhấn mạnh: Công tác thanh tra gắn liền với hoạt động của các cơ quan nhà nước và có tác động trực tiếp tới quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân… Hiện nay, MTTQ đã giám sát đối với hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo, do đó, đề nghị bổ sung vào dự thảo Luật quy định về vai trò của nhân dân, vai trò của MTTQ, các tổ chức chính trị-xã hội và các cơ quan thông tin đại chúng trong hoạt động của Thanh tra; đồng thời có sự tham gia, phối hợp giữa MTTQ Việt Nam và cơ quan Thanh tra cùng cấp trong hoạt động thanh tra.

Đặc biệt, cần bổ sung quy định về giám sát của Mặt trận đối với hoạt động thanh tra để có thêm biện pháp giám sát mang tính xã hội, giúp phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của các đối tượng thanh tra, góp phần kịp thời phát hiện và kiến nghị xử lý sai phạm, khuyết điểm; kiến nghị sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật…

Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả của việc thực hiện Kết luận thanh tra, ông Lê Tiến Châu cho rằng cần quy định rõ Kết luận thanh tra phải xác định cụ thể trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm về hành chính, kinh tế, công tác quản lý…; đồng thời kiến nghị cụ thể các giải pháp khắc phục sai phạm và thời hạn hoàn thành để đối tượng thanh tra xác định rõ trách nhiệm và tổ chức thực hiện đúng đắn, đầy đủ, kịp thời.

Bên cạnh đó, cần có giải pháp để nâng cao nhận thức đúng đắn, đầy đủ về hoạt động theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị của thanh tra; quy định đây là một tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng, hiệu quả cuộc thanh tra./.

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW về sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mới ký Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả".

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương
Nhà báo Oliveira khẳng định chuyến thăm tới Brazil lần thứ hai của Thủ tướng Phạm Minh Chính cho thấy Việt Nam rất coi trọng các cuộc họp đa phương trong bối cảnh tình hình thế giới hiện nay, khi các nước đang phát triển nỗ lực thúc đẩy đoàn kết và hợp tác để tiếp tục phát triển, trên cơ sở tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia và góp phần xây dựng một thế giới ngày càng công bằng hơn...

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'
Tối 15/11, tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt Xô, Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình “Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024” - Tôn vinh các điển hình tiêu biểu toàn quốc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại Chương trình.

Hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Kỳ 2: Tháo gỡ 'điểm nghẽn', khơi thông nguồn lực​

Phát biểu tại Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, QH khóa XV, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh yêu cầu chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo. (Ảnh: CTTĐTQH)
(PLVN) -   Đổi mới tư duy, quan điểm, quy trình xây dựng pháp luật là một trong những yêu cầu, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách nhằm tháo gỡ “điểm nghẽn”, tạo đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển, huy động và khơi thông mọi nguồn lực để đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế

Phát biểu của Chủ tịch nước Lương Cường tại Hội nghị đã nhận được sự hưởng ứng, đánh giá cao của các Lãnh đạo APEC và cộng đồng doanh nghiệp. (Ảnh: Tuấn Anh/Báo Quốc tế)
(PLVN) - Chủ tịch nước Lương Cường khẳng định, sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế trên các lĩnh vực. Thị trường Việt Nam đã, đang và sẽ mang đến nhiều lợi ích, ưu thế mà không mấy nơi có được cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư quốc tế.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tạo đột phá về thể chế để phát triển ngành giáo dục

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt đại diện các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu - Ảnh VGP/Nhật Bắc
Gặp mặt đại diện các nhà giáo tiêu biểu năm 2024 nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, hướng tới kỷ nguyên mới, giáo dục tiếp tục là quốc sách hàng đầu, sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước nhà phải quyết liệt đổi mới căn bản và toàn diện hơn nữa, tạo sự đột phá về thể chế, tạo cơ sở pháp lý vững chắc để phát triển ngành giáo dục.

Phải tiến hành đồng thời, thắng lợi quá trình 'đột phá kép'

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Công tác cán bộ, tổ chức bộ máy, xây dựng, hoàn thiện thể chế... là những vấn đề được các chuyên gia, nhà khoa học tập trung thảo luận tại Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, do Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức sáng nay (15/11), tại Hà Nội.

Cân nhắc bổ sung đối tượng tham gia bảo hiểm y tế

Phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào sáng 15/11. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Về đề xuất bổ sung cựu Công an nhân dân vào đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nêu rõ, trong quá trình thực hiện việc sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế chưa có điều kiện đánh giá kỹ tác động về đối tượng này. Do đó, việc bổ sung đối tượng này sẽ được thực hiện khi sửa đổi toàn diện Luật Bảo hiểm y tế.

'Chìa khóa' để Việt Nam vươn mình, bứt phá vào kỷ nguyên mới

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: Vân Anh
(PLVN) - Sáng nay (15/11), tại Hà Nội, Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”.