Ông Nguyễn Thiện Nhân làm Bí thư Thành ủy Tp Hồ Chí Minh

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân trao quyết định cho tân Bí thư thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân (Ảnh: Tuổi trẻ)
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân trao quyết định cho tân Bí thư thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân (Ảnh: Tuổi trẻ)
(PLO) - Bộ Chính trị vừa có Quyết định giao nhiệm vụ làm Bí thư thành ủy Tp Hồ Chí Minh cho ông Nguyễn Thiện Nhân.

Theo Vnexpress, quyết định này được Bộ Chính trị đưa ra sáng nay 10/5. Bộ Chính trị đã Quyết định bổ nhiệm ông Nguyễn Thiện Nhân - Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam - giữ chức Bí thư Thành ủy Tp HCM nhiệm kỳ 2015-2020, thay ông Đinh La Thăng.

Báo Thanh niên đưa tin: Dự lễ công bố quyết định có Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân; Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tổ chức T.Ư Phạm Minh Chính; Bí thư Thành uỷ TP.HCM Đinh La Thăng; Lãnh đạo Uỷ ban Kiểm tra Trung ương Đảng, Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam; Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM; Chủ tịch HĐND TP.HCM Nguyễn Thị Quyết Tâm; ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND TP.HCM...

Ông Phạm Minh Chính, thay mặt Bộ Chính trị công bố quyết định nhân sự của Bộ Chính trị. Theo quyết định của Bộ Chính trị do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ký phân công ông Đinh La Thăng thôi giữ chức Bí thư Thành ủy TP.HCM và được phân công làm Phó trưởng Ban Kinh tế trung ương.

Bộ Chính trị quyết định phân công ông Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị , Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam giữ chức Bí thư Thành ủy TP.HCM nhiệm kì 2015-2020. Sau đó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã trao quyết định cho ông Nguyễn Thiện Nhân.

Theo Báo Tuổi trẻ: Trong lời phát biểu nhậm chức Bí thư Thành ủy TP.HCM, ông Nguyễn Thiện Nhân nói hôm nay là một ngày rất đặc biệt với ông vì được trở về TP.HCM lần thứ hai.

Ông cảm thấy vinh dự vì được các lãnh đạo Đảng, Nhà nước tin tưởng giao nhiệm vụ, được Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân thay mặt Bộ Chính trị, lãnh đạo Đảng, Nhà nước "đưa tôi về nhà".

Ông Nhân nói ông nhớ nhất là lần thứ nhất về TP.HCM vào năm 1983, gắn bó với thành phố 23 năm với nhiều cương vị, công tác giáo dục, công tác Đoàn, gắn bó trưởng thành từ thành phố. Ông đã dành thời gian nhắc nhiều kỷ niệm tại TP.HCM, với nhiều cương vị công tác.

Ông Nguyễn Thiện Nhân cũng nhắc đến nhiều bậc cán bộ, lãnh đạo lão thành ở TP.HCM, như nguyên chủ tịch nước Trương Tấn Sang, nguyên Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải, nguyên Chủ tịch TP.HCM Võ Viết Thanh... những người đã gắn bó, dìu dắt ông trong thời gian công tác trước đây ở TP.HCM. Ông gửi lời cảm ơn chân thành đến các bậc cán bộ lão thành đã “cưu mang hướng dẫn tôi trong công việc”.

Với lần thứ hai trở về làm Bí thư Thành ủy TP.HCM, ông Nhân nói rằng xúc động vì sự đón tiếp nồng hậu của Ban chấp hành Đảng bộ thành phố. Ông hứa cùng với hơn 10 triệu đồng bào thành phố sẽ chung tay xây dựng thành phố tươi đẹp, giàu mạnh hơn.

Ông Nguyễn Thiện Nhân nói ông rất trăn trở khi được nhận nhiệm vụ, ông cho rằng đoàn kết, nghĩa tình là sức mạnh lớn nhất của thành phố. Đó là những giá trị mà ông mang theo và bây giờ trở về với TP.

“11 năm ở miền Bắc tôi cũng học được nhiều điều, trong đó có vấn đề kỷ luật của Đảng. Cán bộ phải lấy sự hài lòng của người dân để đánh giá mình” - ông Nhân nói.

"Tôi xin chân thành cảm ơn anh Đinh La Thăng, trên cương vị Bí thư Thành ủy TP.HCM trong thời gian ngắn đã đóng góp tích cực cho TP.HCM”- ông Nguyễn Thiện Nhân nói. Ông Nhân cảm ơn nhân dân, Đảng bộ và chính quyền TP.HCM đã đón nhận ông và hứa sẽ nỗ lực hết sức để đóng góp xứng đáng cho sự phát triển của TP.HCM.

Thay mặt Bộ Chính trị, bà Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu tại hội nghị. Bà nói TP.HCM là đầu tàu phát triển kinh tế, đóng góp 23% GDP, 28% thu ngân sách, kinh tế đang có sự chuyển biến mạnh mẽ, công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị được coi trọng...

Đạt được kết quả này là sự nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền thành phố, trong đó có cá nhân ông Đinh La Thăng.

Bà Ngân cho biết, với trách nhiệm người đứng đầu tập đầu Dầu khí giai đoạn 2006 - 2011, ông Đinh La Thăng đã có đơn xin rút khỏi Bộ Chính trị. Sau khi có quyết định thi hành kỷ luật ông Đinh La Thăng, Bộ Chính trị đã họp và bàn các phương án, sau đó thống nhất 100% phân công ông Nguyễn Thiện Nhân làm Bí thư Thành ủy TP.HCM, đồng thời cũng sẽ là trưởng đoàn ĐBQH TP.HCM.

Ông Đinh La Thăng cũng sẽ được ủy ban Thường vụ Quốc hội phân công tham gia một Đoàn ĐBQH khác để phù hợp với vị trí công tác.

Bà Ngân cho rằng quyết định cử ông Nguyễn Thiện Nhân về TP.HCM là phù hợp trong việc khuyến khích thành phố đưa những người con của thành phố đến các nơi để công tác, đào tạo. Và thành phố lại giang tay đón người con của mình trở về với những vị trí công tác quan trọng.

Bà Nguyễn Thị Kim Ngân đánh giá ông Nguyễn Thiện Nhân là "người có kinh nghiệm, trải qua nhiều cương vị công tác từ trung ương đến địa phương, từ chính quyền, đến công tác Đảng, mặt trận...

"Bộ Chính trị và cá nhân tôi ủng hộ cao, tin tưởng đồng chí Nguyễn Thiện Nhận sẽ thừa hưởng thành quả thế hệ đi trước, cùng Đảng bộ nhân dân TP thực hiện thắng lợi nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ X và Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII. Đưa thành phố phát triển giàu mạnh" - Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nói.

Ông Nguyễn Thiện Nhân 64 tuổi, quê Trà Vinh, là Giáo sư kinh tế, Tiến sĩ điều khiển học, nói thạo tiếng Anh và Đức. Ông là Ủy viên Trung ương Đảng khóa X, XI, XII; đại biểu Quốc hội khóa X, XII, XIII, XIV. 

Sau khi trải qua nhiều vị trí công tác, tháng 8/2007, ông được bổ nhiệm Phó thủ tướng (kiêm Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo tới năm 2010), tiếp tục được phê chuẩn giữ chức vụ này tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XIII năm 2011.

Tháng 5/2013, tại Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, ông Nguyễn Thiện Nhân được bầu bổ sung vào Bộ Chính trị. Tháng 9/2013, ông được Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nhất trí bầu làm chủ tịch../.

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương

Nhà báo Oliveira khẳng định chuyến thăm tới Brazil lần thứ hai của Thủ tướng Phạm Minh Chính cho thấy Việt Nam rất coi trọng các cuộc họp đa phương trong bối cảnh tình hình thế giới hiện nay, khi các nước đang phát triển nỗ lực thúc đẩy đoàn kết và hợp tác để tiếp tục phát triển, trên cơ sở tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia và góp phần xây dựng một thế giới ngày càng công bằng hơn...

Đọc thêm

Hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Kỳ 2: Tháo gỡ 'điểm nghẽn', khơi thông nguồn lực​

Phát biểu tại Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, QH khóa XV, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh yêu cầu chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo. (Ảnh: CTTĐTQH)
(PLVN) -   Đổi mới tư duy, quan điểm, quy trình xây dựng pháp luật là một trong những yêu cầu, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách nhằm tháo gỡ “điểm nghẽn”, tạo đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển, huy động và khơi thông mọi nguồn lực để đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế

Phát biểu của Chủ tịch nước Lương Cường tại Hội nghị đã nhận được sự hưởng ứng, đánh giá cao của các Lãnh đạo APEC và cộng đồng doanh nghiệp. (Ảnh: Tuấn Anh/Báo Quốc tế)
(PLVN) - Chủ tịch nước Lương Cường khẳng định, sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế trên các lĩnh vực. Thị trường Việt Nam đã, đang và sẽ mang đến nhiều lợi ích, ưu thế mà không mấy nơi có được cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư quốc tế.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tạo đột phá về thể chế để phát triển ngành giáo dục

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt đại diện các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu - Ảnh VGP/Nhật Bắc
Gặp mặt đại diện các nhà giáo tiêu biểu năm 2024 nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, hướng tới kỷ nguyên mới, giáo dục tiếp tục là quốc sách hàng đầu, sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước nhà phải quyết liệt đổi mới căn bản và toàn diện hơn nữa, tạo sự đột phá về thể chế, tạo cơ sở pháp lý vững chắc để phát triển ngành giáo dục.

Phải tiến hành đồng thời, thắng lợi quá trình 'đột phá kép'

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Công tác cán bộ, tổ chức bộ máy, xây dựng, hoàn thiện thể chế... là những vấn đề được các chuyên gia, nhà khoa học tập trung thảo luận tại Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, do Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức sáng nay (15/11), tại Hà Nội.

Cân nhắc bổ sung đối tượng tham gia bảo hiểm y tế

Phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào sáng 15/11. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Về đề xuất bổ sung cựu Công an nhân dân vào đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nêu rõ, trong quá trình thực hiện việc sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế chưa có điều kiện đánh giá kỹ tác động về đối tượng này. Do đó, việc bổ sung đối tượng này sẽ được thực hiện khi sửa đổi toàn diện Luật Bảo hiểm y tế.

'Chìa khóa' để Việt Nam vươn mình, bứt phá vào kỷ nguyên mới

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: Vân Anh
(PLVN) - Sáng nay (15/11), tại Hà Nội, Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”.

Chủ tịch nước Lương Cường hội kiến Quốc vương Brunei

Chủ tịch nước Lương Cường gặp Quốc vương Brunei Hassanal Bolkiah. Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN
Theo đặc phái viên TTXVN, chiều 14/11 theo giờ địa phương, nhân dịp dự Tuần lễ cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) 2024 tại Lima (Peru), Chủ tịch nước Lương Cường đã hội kiến Quốc vương Brunei Darussalam Hassanal Bolkiah.

Hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Kỳ 1: Nhận diện vấn đề

Tại Hội nghị Trung ương 6, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã ban hành Nghị quyết 27-NQ/TW “Về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong giai đoạn mới”. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Xây dựng và hoàn thiện thể chế là “đột phá của đột phá”, là nguồn lực, động lực cho phát triển. Tuy nhiên, một số tồn tại, hạn chế ảnh hưởng tới chất lượng lập pháp và thi hành pháp luật đã được chỉ ra qua nhiều nghị quyết của Đảng, nhiều kỳ họp Quốc hội vẫn chưa được khắc phục triệt để...

Diễn đàn Quốc gia Phát triển kinh tế số và xã hội số lần thứ II

Diễn đàn Quốc gia Phát triển kinh tế số và xã hội số lần thứ II
(PLVN) - Sáng 14/11, tại tỉnh Bình Dương, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương và UBND tỉnh Bình Dương tổ chức Diễn đàn Quốc gia Phát triển kinh tế số và xã hội số lần thứ II với chủ đề “Sáng tạo ứng dụng công nghệ số vào các ngành, lĩnh vực để phát triển kinh tế số và nâng cao năng suất lao động”. Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình dự và chỉ đạo hội nghị.

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc tại 'Thành phố Trung dũng - Quyết thắng'

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc. Ảnh: TTXVN
(PLVN) - Làm việc với Ban chấp hành (BCH) Đảng bộ TP Hải Phòng, thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Tổng Bí thư Tô Lâm chúc mừng và biểu dương những nỗ lực, cố gắng và những kết quả mà Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân TP Hải Phòng, "Thành phố Trung dũng - Quyết thắng", đã đạt được, đóng góp tích cực vào thành công chung của cả nước...

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đoàn kết phải được thể hiện bằng những hành động cụ thể

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đoàn kết phải được thể hiện bằng những hành động cụ thể
Nhân kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11/1930 - 18/11/2024), sáng 14/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc với nhân dân các dân tộc tại khu dân cư khu 8, thị trấn Na Sầm, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn. Cùng dự có lãnh đạo các bộ, ngành, Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tỉnh Cao Bằng và Lạng Sơn.