Ổn định kinh tế vĩ mô: Vẫn thấp thỏm với cách điều hành

 

“Nhìn vào chỉ số của Tổng cục Thống kê công bố gần đây thì tình hình không đến nỗi "sắp chết" như doanh nghiệp đang kêu. Thị trường phản ứng tích cực với Nghị quyết 11 nhưng mức độ “nghi ngờ” vẫn còn rất cao”.

“Nhìn vào chỉ số của Tổng cục Thống kê công bố gần đây thì tình hình không đến nỗi "sắp chết" như doanh nghiệp đang kêu. Thị trường phản ứng tích cực với Nghị quyết 11 nhưng mức độ “nghi ngờ” vẫn còn rất cao”.

Đó là nhận định của TS. Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện quản lý kinh tế trung ương (CIEM) phát phát biểu tại Hội thảo "Bất ổn kinh tế vĩ mô (KTVM) và ý nghĩa phúc lợi: Kinh nghiệm quốc tế và bài học với Việt Nam" do Ngân hàng thế giới và Văn phòng Chinh phủ tổ chức mới đây.

Bất ổn lại quay về vàng, “đô”…

Theo TS. Thành, việc người dân dịch chuyển từ USD sang tiền đồng hơn 1 tháng nay rất rõ nhưng chủ yếu là gửi rất ngắn hạn. “Tức là họ lại sẵn sàng chuyển sang vàng, đô la nếu thấy bất ổn quay trở lại" - TS. Thành lý giải. Bên cạnh đó, chỉ số CDS (chỉ số hoán đổi rủi ro tín dụng), sau khi đã giảm một chút từ khi Nghị quyết 11 được áp dụng nhưng từ tháng 5 đến nay lại tăng lên khá mạnh.

 

Ngoài ra, nhìn vào vị trí Việt Nam trong bảng xếp hạng của các tổ chức như S&P, Moody và Fitch thì  vẫn giữ  nguyên ở mức xấu từ cuối năm ngoái và đầu năm nay. “Việc này có thể có ý là họ đang chờ (để đánh tụt xuống nữa hoặc cũng có thể nâng lên) tùy thuộc vào tính quyết liệt trong thực hiện Nghị quyết 11 của Việt Nam… Đấy là những yếu tố cho thấy lòng tin cần tiếp tục được củng cố thông qua việc thực hiện quyết liệt, nhất quán các mục tiêu đã đề ra…”-  ông Thành khẳng định.

Nguy cơ hành chính hóa

TS. Lê Xuân Nghĩa, Phó chủ tịch Ủy ban giám sát tài chính quốc gia cho rằng, bất ổn kinh tế vĩ mô của Việt Nam bắt đầu từ năm 2007 - khi dòng vốn nước ngoài ồ ạt đổ vào Việt Nam làm cho tín dụng bùng nổ. Sau đó, khi khủng hoảng tài chính toàn cầu xảy ra và kinh tế Việt Nam khó khăn thì dòng vốn ấy lại kéo ra, dẫn đến những bất ổn. Tuy nhiên, TS. Nghĩa cho rằng, bất ổn kinh tế vĩ mô không hoàn toàn chỉ vì dòng vốn vào - ra trên mà còn do cách thức điều hành của chúng ta còn nhiều vấn đề.     

”Mất mát bằng kinh tế thực không lớn bằng mất mát phương châm điều hành, với sự quay lại các công cụ hành chính”- ông Nghĩa quả quyết. Theo TS Nghĩa, việc lạm dụng công cụ hành chính đã làm cho lãi suất méo mó khủng khiếp, không còn đường cong lãi suất. Một thực tế đáng buồn là các ngân hàng thương mại lại “thích” các công cụ hành chính bởi vì rất dễ trốn và vô hiệu hóa. Còn khi sử dụng công cụ có tính thị trường thì bị phản ứng vì không thể trốn tránh hay không minh bạch… Tình trạng đô la hóa nghiêm trọng cũng khiến cho việc tính toán cầu về tiền không chuẩn xác, việc điều hành phức tạp, dân chúng có thể dễ dàng “nhảy” từ nội tệ sang ngoại tệ, sang vàng…

TS.Nghĩa cũng cho rằng việc nới lỏng tín dụng quá sớm của những năm trước là bài học chưa cũ. Hơn nữa, hiện nay, nếu tính theo tháng thì chỉ số lạm phát lạm phát đã đi xuống, nhưng tính theo năm thì vẫn ở ở mức cao và vẫn đang tăng. Do đó, theo TS. Nghĩa chúng ta nên tính toán lại các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô theo thông lệ quốc tế, đúng với bản chất của nó thì từ đó mới có thể điều hành (cũng bằng những thông lệ quốc tế) để có được hiệu quả dài hạn…

Theo các chuyên gia nước ngoài, việc Việt Nam thực hiện đồng bộ và quyết liệt Nghị quyết 11 đã mang lại những hiệu quả ban đầu. Song hơn lúc nào hết Việt Nam cần nhất quán và kiên định với những mục tiêu, chính sách đã đề ra. Nếu không, nguy cơ tái bùng phát lạm phát, bất ổn vĩ mô trở lại và suy giảm niềm tin thị trường vẫn hoàn toàn có thể xảy ra.

Linh Lan

Tin cùng chuyên mục

Ảnh minh họa.

Làm gì để mọi người đều ý thức chắt chiu sử dụng điện?

(PLVN) - Các giải pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cần được các địa phương, DN, thậm chí từng gia đình thực hiện ráo riết cụ thể hơn nữa. Mục đích không chỉ là bảo đảm đủ điện cho nền kinh tế; mà còn để ý thức tiết kiệm điện của từng người trở thành một nét văn hóa; để mọi người đều coi điện là tài nguyên quý giá cần chắt chiu sử dụng,..

Đọc thêm

Nhiều nhà đầu tư 'để ý' các công ty đóng tàu thuộc SBIC

Hôm 11/5, sau khi hạ thủy tàu hàng rời 65.000 tấn mang tên “Trường Minh Dream 01”, đóng tàu Nam Triệu tiếp tục đặt ky đóng mới con tàu thứ 2 có trọng tải tương tự.
(PLVN) - “Một nhà đầu tư Hà Lan và một số đơn vị trong nước như Tổng công ty Hàng hải Việt Nam đã bày tỏ sự quan tâm của họ đối với việc đầu tư vào lĩnh vực đóng tàu trong bối cảnh Bộ GTVT đang tiến hành các thủ tục để định giá, đấu giá bán một số doanh nghiệp đóng tàu thuộc Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy”, ông Nguyễn Xuân Sang - Thứ trưởng Bộ GTVT cho hay.

Hành lang kinh tế tăng cường kết nối Việt Nam - Lào - Thái Lan

Quang cảnh Hội thảo.
(PLVN) - Việc nghiên cứu nhằm phát triển tuyến hành lang kinh tế Quảng Trị - Salavan - Ubon Ratchathani (PARA-EWEC) giữa 3 nước Việt Nam - Lào - Thái Lan được cho là một trong những giải pháp giúp tăng cường kết nối, thắt chặt quan hệ hợp tác hữu nghị cũng như thu hẹp khoảng cách phát triển kinh tế giữa các tỉnh, địa phương, góp phần ổn định an ninh, chính trị, trật tự, an toàn xã hội.

Ý thức tiết kiệm điện cần trở thành nét văn hóa

Các đại biểu dự Tọa đàm. (Ảnh: VGP).
(PLVN) - Chiều 15/5, tại Tọa đàm về “Tiết kiệm điện - Từ chính sách đến cuộc sống” do Cổng thông tin điện tử Chính phủ tổ chức, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) Võ Quang Lâm cho rằng, cần tuyên truyền ý thức sử dụng tiết kiệm điện cho người dân, doanh nghiệp. Tuy nhiên, tuyên truyền, vận động chỉ là một trong những giải pháp và đó là chưa đủ. Do vậy, EVN ứng dụng nhiều công nghệ để việc tiết kiệm điện được thực hiện một cách sinh động, hiệu quả hơn và đặc biệt là phải tạo sự tương tác giữa các đơn vị cung cấp điện, người sử dụng điện.

Kỳ vọng thị trường vàng bình ổn, đi vào nề nếp

Chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh. (Ảnh: VnEconomy)
(PLVN) - Chính phủ đã yêu cầu Ngân hàng Nhà nước (NHNN) phải công bố đoàn thanh tra thị trường vàng ngay trong tuần này. Việc này sẽ tác động như thế nào đến thị trường vàng? Phóng viên PLVN đã có cuộc phỏng vấn chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh về vấn đề này.

Tiếp tục đẩy mạnh đầu tư hạ tầng đường thủy nội địa

Phối cảnh dự án cảng Vạn Ninh hiện đang được Vinaconex và đối tác xây dựng. (Ảnh: Vinaconex)
(PLVN) - Tiết kiệm hơn nhiều so với đường bộ, nhưng do hạ tầng đường thủy nội địa vẫn còn nhiều “điểm nghẽn” nên sản lượng vận chuyển hàng hóa qua phương thức này chưa thật sự được doanh nghiệp mặn mà. Do đó, cần tiếp tục đẩy mạnh đầu tư hạ tầng đường thủy nội địa, giảm chi phí logistics cho doanh nghiệp.

Vì sao không thể ồ ạt phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản tự tiêu?

PGS.Nguyễn Việt Dũng - Phó Hiệu trưởng Trường Cơ khí (Đại học Bách khoa Hà Nội) phát biểu tại hội nghị tham vấn về cơ chế phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản tự tiêu.
(PLVN) -  Các nguồn điện không tăng được bao nhiêu nhưng nhu cầu sử dụng điện đều tăng khoảng trên dưới 10% mỗi năm. Điều này sẽ gây ra thiếu hụt điện trong vài năm tới. Điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) tự sản tự tiêu được xem là cơ hội để bù nguồn trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, phát triển nguồn điện này như thế nào cho hợp lý lại là vấn đề khá lớn. PGS.Nguyễn Việt Dũng - Phó Hiệu trưởng Trường Cơ khí (Đại học Bách khoa Hà Nội) đã có cuộc trao đổi với báo chí về vấn đề này.

6 cơ quan TW, địa phương gỡ khó cho khai thác mỏ Đồng Vông - Uông Thượng

Ông Hà Văn Thắng - Vụ trưởng Vụ Năng lượng phát biểu tại buổi làm việc.
(PLVN) - Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp vừa có buổi làm việc với các Bộ ngành, UBND tỉnh Quảng Ninh và Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) nhằm tháo gỡ khó khăn liên quan tới hoạt động khai thác, chế biến và xuất khẩu than tại khu mỏ Đồng Vông - Uông Thượng, tỉnh Quảng Ninh.

Thị trường ô tô trầm lắng

Thị trường ô tô đang chờ có chính sách kích cầu mới? (Ảnh: PV)
(PLVN) - Các tháng đầu năm 2024 thị trường ô tô tiếp tục chứng kiến sự sụt giảm doanh số, dù các hãng xe đã có nhiều chương trình kích cầu, giảm giá sâu.

Nhiều góp ý cho dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi)

Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) có nhiều nội dung mới. (Ảnh minh họa: EVN).
(PLVN) - Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) sẽ được lấy ý kiến đến hết ngày 31/5/2024 và đưa ra thảo luận tại kỳ họp Quốc hội vào tháng 10. Nhiều ý kiến về dự thảo này đã được các chuyên gia trong ngành đưa ra.

PVN có tân Phó Bí thư Đảng ủy Tập đoàn

Phó Bí thư Đảng ủy PVN Trần Quang Dũng phụ trách công tác xây dựng Đảng.
(PLVN) - Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương vừa có quyết định chuẩn y giữ chức vụ Phó Bí thư Đảng ủy Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN), nhiệm kỳ 2020 - 2025 đối với ông Trần Quang Dũng.