Gần đây các phương tiện thông tin đại chúng đưa hàng loạt thông tin về giới “sành điệu”, “đại gia” đua nhau săn lùng các loài khỉ, voọc với suy nghĩ những sản phẩm của loài linh trưởng này, đặt biệt là món “óc nóng” khỉ, là “thần dược” đem lại bản lĩnh, sắc đẹp và sự sống cho con người. Thực hư của chuyện này như thế nào?
Gần đây các phương tiện thông tin đại chúng đưa hàng loạt thông tin về giới “sành điệu”, “đại gia” đua nhau săn lùng các loài khỉ, voọc với suy nghĩ những sản phẩm của loài linh trưởng này, đặt biệt là món “óc nóng” khỉ, là “thần dược” đem lại bản lĩnh, sắc đẹp và sự sống cho con người. Thực hư của chuyện này như thế nào?
Hầu hết các chuyên gia Đông y và dinh dưỡng Việt Nam đều khẳng định óc khỉ không bổ hơn các não động vật khác. Mà trái lại óc khỉ nói riêng loài linh trưởng nói chung hàm lượng cholesterol rất cao, khi ăn có thể làm hàm lượng mỡ được hấp thu tăng vọt làm thúc đẩy và tăng nguy cơ xơ cứng thành động mạch ở nhóm người có tiền sử và nguy cơ rối loạn chuyển hóa lipid, tim mạch, trường hợp xấu nhất có thể gây nhồi máu cơ tim ở bệnh nhân xơ vữa động mạch chủ...
Đối với bệnh não suy hay tổn thương não nói chung hoặc đau đầu do nguyên nhân mạch máu, gout (gút) thì phần lớn sẽ làm bệnh trở lên trầm trọng hơn. Nếu ăn thường xuyên dễ phát sinh các chứng bệnh: Viêm tụy, túi mật cấp và sẽ ảnh hưởng rất lớn tới thần kinh trung ương và thần kinh thực vật, thúc đẩy và tăng nguy cơ tăng huyết áp, nhiễm mỡ nội tạng, đột quỵ, nhồi máu cơ tim…
Thậm chí, theo English Wikipedia, ăn óc khỉ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thần kinh và dẫn đến các bệnh như encephalopathies spongiform, bệnh Creutzfeldt-Jakob và prion, gây ra rối loạn và suy giảm chức năng não.
Ngoài ra, khoảng năm 2005 các chuyên gia ở ĐH Johns Hopkins, Baltimore phát hiện ở những người săn khỉ ở Cameroon và ăn thịt khỉ nhiễm hai loại virus chưa từng thấy ở người, HTLV-3 và HTLV-4, hai loại vi rút mới này có liên quan mật thiết với hai loại đã biết là HTLV-1 và HTLV-2.
Giống như virus AIDS, hai chủng virus này có thể đưa các vật liệu gene trực tiếp vào tế bào, thậm chí vào tận nhiễm sắc thể của người và động vật. Các chủng virus "có họ hàng" với virus này là nguyên nhân gây ra một số bệnh nguy hiểm như bệnh bạch cầu, viêm sưng và các bệnh thần kinh cho người.
Một nghiên cứu của chuyên gia truyền nhiễm Lo Wing-Lok tại Hồng Kông cũng cho thấy người ăn não khỉ có nguy cơ mắc bệnh dại cao và có thể gây tử vong. Ngoài ra có thể nhiễm virus Herpes-B qua tiếp xúc nước bọt hay vết trầy xước.
Như vậy, có thể khẳng định, não khỉ không những không phải là “thần dược” mà nhiều minh chứng cho thấy sử dụng chúng còn có nguy cơ gây ra rất nhiều chứng bệnh thuộc não bộ, hệ thần kinh. Ngoài ra khỉ, vượn còn là trung gian truyền một số bệnh như: sốt rét, viêm não…
(PLVN) - Giận chồng, người phụ nữ ở huyện vùng cao Tây Giang (Quảng Nam) ăn 6 lá ngón để tự tử. Chị này may mắn được các bác sĩ Phòng khám quân dân y Axan cứu sống.
(PLVN) - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương mới tiếp nhận và điều trị bệnh nhân N.V.K (nam, 82 tuổi ở Thái Bình) được chuyển đến ở ngày thứ 6 của bệnh sốt xuất huyết.
(PLVN) - Hơn 4 thập kỷ cống hiến trong ngành Y, trải qua nhiều vai trò khác nhau, vị chuyên gia ấy vẫn luôn cháy lửa nghề. Đến nay, khi tuổi đã ngoài 60, ông luôn nỗ lực làm mới bản thân trước guồng quay công nghệ nhằm áp dụng những kỹ thuật tiên tiến nhất vào công tác khám, chữa bệnh phục vụ người dân.
(PLVN) - Trong những tháng gần đây, bệnh sởi có xu hướng gia tăng tại một số địa phương. Để chủ động kiểm soát, ngăn ngừa, không để bệnh sởi lây lan, bùng phát trên diện rộng, ngày 14/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành công điện yêu cầu các bộ, cơ quan liên quan và các địa phương tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi.
(PLVN) - Thông tin từ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, Khoa Sản của bệnh viện vừa tiếp nhận sản phụ B.H.N, 27 tuổi, ở Hà Nội, mắc sốt xuất huyết có dấu hiệu chuyển dạ sớm.
(PLVN) - Đến nay Bộ Y tế đã phê duyệt giá khám chữa bệnh 15 bệnh viện theo mức lương cơ sở. Bộ này đánh giá, khi điều chỉnh giá khám bệnh, chữa bệnh theo yếu tố tiền lương từ mức lương cơ sở 1,8 triệu lên 2,34 triệu đồng, phần đồng chi trả (ở mức 20% và 5%) tăng thêm không nhiều.
(PLVN) - Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An vừa cấp cứu kịp thời bệnh nhi 4 tuổi bị nhiễm toan ceton đái tháo đường mức độ nặng, có nguy cơ tử vong cao nếu không được điều trị kịp thời.
(PLVN) - Theo Sở Y tế TP HCM, di biến động dân cư và việc bỏ sót trẻ chưa tiêm vaccine tại trường học là một trong những nguyên nhân gia tăng số ca mắc sởi trên địa bàn.
(PLVN) - Thời gian qua, vấn đề chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh đã trở thành mối lo ngại ở nhiều trường học tại các thành phố lớn, đặc biệt là TP Hồ Chí Minh. Điều này khiến phụ huynh vô cùng bất an và để lại hệ lụy không nhỏ cho sức khỏe của học sinh.
(PLVN) - Ngày 11/11, Bệnh viện Đa khoa TP Cần Thơ cho biết, các bác sĩ của Bệnh viện đã thực hiện phẫu thuật cấp cứu khẩn cấp, nối liền và bảo tồn cánh tay trái của bệnh nhân bị đứt lìa do tai nạn lao động.
(PLVN) - Các quảng cáo "lương y gia truyền" bán các loại thuốc đông y được “thổi phồng” chữa khỏi nhiều bệnh mạn tính, đang xuất hiện tràn lan trên mạng xã hội. Điều này ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng và giá trị của dược liệu y học cổ truyền nước ta.
(PLVN) - Theo ThS Phan Thị Hải - Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá Việt Nam, mỗi năm thuốc lá gây tổn thất khoảng 108.000 tỷ đồng chi phí khám chữa bệnh. Việc tăng thuế sẽ làm giảm đáng kể việc tiếp cận thuốc lá, cũng làm giảm tỷ lệ tử vong và tổn thất sức khỏe...
(PLVN) - Các ca trẻ mắc sởi gia tăng, thay vì đợi đủ 9 tháng tuổi, Bộ Y tế đồng ý để TP HCM triển khai tiêm vaccine sởi cho trẻ 6 đến dưới 9 tháng tuổi.
(PLVN) - 10 ngày trước khi phát bệnh, bệnh nhân L.V.S (nam, 40 tuổi ở Hải Dương) bắt đầu có triệu chứng đau họng nhưng không sốt. Sau 6 ngày dùng thuốc bệnh nhân bắt đầu khó há miệng, khó nói và ăn uống kém. Tại bệnh viện, các bác sĩ chẩn đoán ông S. mắc uốn ván.
(PLVN) - Theo thông tin từ Sở Y tế tỉnh Lai Châu, 19/20 trẻ đã lấy được dịch tiêu hóa gửi đi xét nghiệm độc chất. Đến thời điểm 17h00 ngày 5/11, các cháu nhỏ trong tình trạng ổn định, không có cháu nào diễn biến nặng.