Nữ sinh cảnh ngộ éo le cần được tiếp sức vào giảng đường Đại học

Nhung bên vườn rau - nguồn sống chính của ba mẹ con.
Nhung bên vườn rau - nguồn sống chính của ba mẹ con.
(PLVN) - Hoàn cảnh gia đình khó khăn, nguồn sống của ba mẹ con Nhung chỉ dựa vào việc trồng ít rau, nuôi vài con gà rồi đem ra chợ bán nhưng Nhung vẫn luôn từng bước nỗ lực để thực hiện ước mơ được làm biên dịch viên.

Nguyễn Phạm Thị Nhung - cựu học sinh lớp 12D2, Trường THPT Hai Bà Trưng (TP. Huế, Thừa Thiên Huế) được mọi người biết đến là một cô bé nỗ lực vượt lên số phận, đặc biệt là có tinh thần hiếu học.

Nhung sinh ra và lớn lên trong gia đình thuộc diện hộ nghèo của xã Thủy Bằng (TX Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế). Gia đình có 4 người nhưng ba của Nhung là anh Phan Văn Thẻo (SN 1965) mang bệnh tâm thần, mẹ em là Nguyễn Thị Nguyệt bị tai biến không thể lao động nặng, chị gái Nhung là Nguyễn Thị Nhi cũng bệnh tật nên đã nghỉ học sau khi tốt nghiệp THCS.

Nhung được bạn bè nhận xét là vui vẻ, hòa đồng và chịu khó.
Nhung được bạn bè nhận xét là vui vẻ, hòa đồng và chịu khó.

Năm 2012, khi Nhung đang học lớp 4, bố của em sau một đêm ngủ đã không bao giờ trở dậy. Gia đình không ai lao động nặng được, nguồn sống của ba mẹ con Nhung chủ yếu dựa vào việc trồng rau (dền, xà lách, khoai, sắn, gừng) và khoảng 10 con gà. Nhiều khi thời tiết khắc nghiệt, mưa nhiều, nắng hạn, việc trồng rau không thuận lợi, thu nhập càng bấp bênh.

 

Khó khăn là vậy nhưng chị Nguyễn Thị Nguyệt vẫn luôn cố gắng chắt bóp chi tiêu để lo cho Nhung học hết chương trình THPT. Dù không quá xuất sắc nhưng trong 12 năm học, Nhung luôn phấn đấu theo đuổi ước mơ làm biên dịch viên.

Trong kì thi tốt nghiệp THPT Quốc gia (năm học 2019 – 2020) vừa qua, Nhung đã thi đỗ vào trường Đại học Ngoại ngữ Huế (khối D15) với tổng số điểm 3 môn 24,65 điểm (Văn 9,5; Địa 8,75 và Anh văn 6,4). Với số điểm này, Nhung đã có thể xem là tân sinh viên của ngành tiếng Hàn, ước mơ làm biên dịch viên của em cũng gần hơn.

“Nghe tin con đậu đại học, tôi mừng lắm. Nhưng nghĩ đến khoản chi phí trong 4 năm tới, thật sự lòng tôi rối như tơ vò. Trong nhà không có tài sản gì để bán, tôi chẳng thể xoay đâu ra tiền cho cháu làm hồ sơ nhập học, nhưng bảo cháu bỏ học thì tôi không đành lòng. Số phận mình đã hẩm hiu, thất học, chỉ cầu mong sao con học được cái chữ để sau này đỡ khổ hơn”, mẹ Nhung bộc bạch.

Dẫu còn nhiều khó khăn trong cuộc sống, nhưng với ý chí và nghị lực, hy vọng ước mơ của Nhung sẽ sớm thành hiện thực
 Dẫu còn nhiều khó khăn trong cuộc sống, nhưng với ý chí và nghị lực, hy vọng ước mơ của Nhung sẽ sớm thành hiện thực

Tiến sĩ Trần Khánh Phong – Phó Hiệu trưởng Trường THPT Hai Bà Trưng nhận xét: "Em Nguyễn Phạm Thị Nhung là học sinh có tinh thần vượt khó và vươn lên trong học tập. Em cũng là tấm gương đầy nghị lực đáng để nhiều học sinh khác noi theo. Thời gian qua, chúng tôi cũng đặc biệt quan tâm đến trường hợp này để giới thiệu với các nhà tài trợ học bổng “Tiếp sức tới trường”, nhằm giúp em Nhung nuôi ước mơ bước vào giảng đường Đại học".

Ước mơ đặt chân vào giảng đường của cựu nữ sinh Đồng Khánh - Hai Bà Trưng xem ra còn lắm gian nan, rất cần được sự chia sẻ, tiếp sức của những tấm lòng nhân ái...

Mọi giúp đỡ xin gửi về em Nguyễn Phạm Thị Nhung, điện thoại 0905538976. Địa chỉ: Thôn Châu Chữ, xã Thủy Bằng, TX Hương Thủy, Thừa Thiên Huế.

Tin cùng chuyên mục

Niên học 2024 - 2025 là năm cuối cùng thi vào lớp 10 theo chương trình giáo dục phổ thông cũ. (Ảnh: Anh Nhi)

Căng thẳng chuẩn bị kỳ thi vào lớp 10

(PLVN) - Niên học 2024 - 2025 là năm cuối cùng thi vào lớp 10 theo chương trình giáo dục phổ thông cũ, nhiều sự thay đổi về phương thức, chỉ tiêu xét tuyển khiến học sinh (HS), phụ huynh lo lắng. Đặc biệt, chỉ còn hơn tháng nữa kỳ thi sẽ diễn ra, nên đây là thời điểm HS cấp tốc ôn tập...

Đọc thêm

Nhiều điểm mới trong chương trình 'Tiếp sức mùa thi' năm 2024

Buổi gặp mặt báo chí, triển khai Chương trình “Tiếp sức mùa thi” 2024 được tổ chức sáng (16/4), tại Hà Nội.
(PLVN) - Chương trình “Tiếp sức mùa thi” năm nay triển khai nhiều nội dung và hình thức mới: mở sớm tổng đài tư vấn tâm lý, tổ chức hành trình tiếp sức tinh thần tại các điểm trường trên cả nước, tập trung hướng đến hỗ trợ các thí sinh thi vào lớp 10, thí sinh tham gia các kỳ thi đánh giá năng lực và học sinh có nguyện vọng du học ở nước ngoài...

Lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 của học sinh, sinh viên

Ảnh minh họa
(PLVN) - Đa số sinh viên cả nước đều được nghỉ lễ 30/4 - 1/5 trong 5 ngày, một số trường đại học cho sinh viên nghỉ dài hơn, có nơi kéo dài 8 ngày. Lịch nghỉ và học bù của học sinh sẽ được điều chỉnh phù hợp.

Hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Trường phổ thông dân tộc nội trú được Nhà nước thành lập cho học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh thuộc gia đình định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. (Nguồn ảnh: baochinhphu.vn)
(PLVN) - Trong những năm qua, nhờ sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước, sự nghiệp giáo dục và đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi có những chuyển biến đáng kể. Để phát huy những kết quả đã đạt được, cần tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách đã ban hành, đồng thời nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục đối với khu vực này.

Cần chuẩn bị gì cho thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025?

Học sinh cần xác định lộ trình học tập phù hợp với năng lực và kì thi mình tham gia. (Ảnh minh họa - Nguồn: ĐN)
(PLVN) - Kì thi tuyển sinh đại học những năm gần đây đã có nhiều thay đổi cùng với các kì thi riêng của các trường đại học lớn… Đồng thời, kì thi tốt nghiệp THPT cũng đổi mới phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Vậy học sinh và phụ huynh cần chuẩn bị gì cho những kì thi từ năm 2025 theo chương trình mới?