Gương sáng Pháp luật

Nữ giám đốc Sở Tư pháp Sơn La “giỏi việc nước, đảm việc nhà”

Bà Trần Thị Minh Hòa, Giám đốc Sở Tư pháp Sơn La.
Bà Trần Thị Minh Hòa, Giám đốc Sở Tư pháp Sơn La.
(PLVN) -Hơn 20 năm công tác là chừng ấy thời gian bà Trần Thị Minh Hòa không thể nào quên những tháng ngày gian khó “băng rừng, vươt núi”, đi bộ cả chục cây số đến những bản làng xa xôi làm nhiệm vụ, rồi “cùng ăn, cùng ở, cùng làm” với người dân. Câu chuyện về sự nhiệt huyết, trách nhiệm với công việc đã tôi luyện nên phẩm chất, bản lĩnh của người lãnh đạo ngành tư pháp “giỏi việc nước, đảm việc nhà”.

Những chuyến đi dài ngày

Không như nhiều người nghĩ rằng, cán bộ ngành tư pháp thường xuyên tiếp xúc với các văn bản luật sẽ khô khan, cứng nhắc, nghiêm nghị, ngược với đó là sự thân thiện, niềm nở, gần gũi. Đó là những lời nhận xét của nhiều người khi mới gặp bà Trần Thị Minh Hòa, Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Sơn La.

Những ai mới tiếp xúc bà đều bị thu hút bởi sự cởi mở, gần gũi và nhiệt tình, ngoài đời thường nếu không biết trước, ít ai ngờ người phụ nữ ấy lại là “thủ lĩnh” của ngành tư pháp Sơn La.

Ngược dòng thời gian, sau khi tốt nghiệp Khoa Luật - Đại học Tổng hợp Hà Nội, bà Hòa về công tác tại Sở Tư pháp tỉnh Sơn La làm chuyên viên Phòng phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) và Văn phòng, rồi được điều động về công tác tại Phòng Nội chính thuộc Văn phòng UBND tỉnh Sơn La.

Năm 2006, bà được bổ nhiệm làm Phó Trưởng phòng rồi Trưởng phòng thực hiện nhiệm vụ tham mưu cho lãnh đạo UBND tỉnh, Văn phòng UBND về công tác nội chính, theo dõi các lĩnh vực thanh tra, phòng chống tham nhũng và lãng phí, tư pháp, thi hành án dân sự và giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo… Với cách làm việc khoa học, nhạy bén, bà luôn hoàn thành mọi trọng trách được giao dù ở bất cứ hoàn cảnh nào.

Nhớ lại ngày đầu khi bước vào ngành tư pháp, bà Hòa không nhớ nổi đã bao nhiêu lần đi cơ sở phải cuốc bộ, leo núi, băng rừng cả chục cây số đường đi cơ sở làm nhiệm vụ tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL). Có những lúc phải ở nhờ nhà dân cả tuần trời khi gặp mưa gió không trở ra được.

Trên những cung đường “bão táp” ấy đã in dấu chân của người cán bộ nữ trẻ, nhiệt huyết, năng động. Bà Hòa chia sẻ: Những năm 1990, 2000, khi đó Sơn La vẫn còn đi lại khó khăn, núi rừng rừng thâm u, cơ sở hạ tầng thiếu thốn, mỗi chuyến đi cơ sở đến các xã, bản vùng sâu, vùng xa là cả một hành trình dài nhiều ngày chứ không như bây giờ.

Sơn La là tỉnh nhiều dân tộc, phần lớn là đồng bào dân tộc thiểu số nên để hoàn thành tốt nhiệm vụ trong mỗi chuyến đi, việc đầu tiên là người cán bộ tư pháp phải tìm hiểu phong tục, tập quán, đặc điểm của từng dân tộc, để từ đó có phương pháp tiếp cận tuyên truyền phù hợp. Vậy nên quá trình công tác người cán bộ phải thường xuyên bám cơ sở, tìm hiểu cặn kẽ nơi mình chuẩn bị đến.

Kể về những chuyến đi của mình, bà Hòa nhớ lại: Đó là vào những năm 1999, 2000, ngày ấy Sở thành lập tổ công tác lên xã vùng cao Xím Vàng của huyện Bắc Yên (Sơn La) tuyên truyền PBGDPL cho đồng bào Mông. Từ trung tâm huyện đi bộ gần 40 km đường đất, cả quãng đường đèo dốc quanh co, tron von trên những sườn núi, vách đá dựng đứng, cả đoàn phải đi bộ từ sáng sớm đến tối mịt không thấy mặt người mới đến nơi. Đã vậy khi làm xong nhiệm vụ bỗng gặp cơn mưa rừng trút xuống xối xả, con đường đất biến thành vũng lầy, không về được cả đoàn phải ở nhờ nhà dân gần một tuần, tục túc sinh hoạt, đến khi trời quang mây tạnh, đường khô mới trở ra, tính cả chuyến đi đó mất gần hai tuần trời. Đến giờ, nhắc đến Xím Vàng nhiều người vẫn còn ngao ngán, dù đường lên đã được rải nhựa, còn trước đây thì không ai có thể hình dung nổi sự khó khăn, vất vả mỗi chuyến đi.

Giờ đây, trên cương vị người lãnh đạo bà vẫn thường xuyên xuống cơ sở với người dân. Nhất là thời gian qua, trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, bà đã nhiều lần cùng đoàn công tác của tỉnh, của ngành xuống cơ sở tuyên truyền vận động người dân tăng cường phòng chống dịch bệnh.

Nhiệt huyết với công việc

Năm 2018, bà được điều động về làm Phó Giám đốc Sở Tư pháp phụ trách công tác xây dựng và thẩm định văn bản quy phạm pháp luật; công tác kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật; công tác xử lý vi phạm hành chính; theo dõi thi hành pháp luật. Trên cương vị của người quản lý, bà luôn sát cánh cùng tập thể lãnh đạo và cán bộ cơ quan, thường xuyên quan tâm, lắng nghe ý kiến xây dựng, góp ý từ cấp dưới, tạo nên sức mạnh tổng hợp trong toàn ngành.

Để làm được điều đó, bà luôn đặt lợi ích tập thể lên trên, lên trước, không ngừng đổi mới, sáng tạo trong công tác chỉ đạo, điều hành, đoàn kết thống nhất nội bộ; lấy sức mạnh đoàn kết để tạo thành một đội ngũ làm việc có hiệu quả cao; nhạy bén, sâu sát, nói đi đôi với làm, không chung chung sáo rỗng; nắm bắt, kiểm tra cụ thể việc làm của từng cán bộ, từng phòng, từng bộ phận chuyên môn để có đánh giá, xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể rồi mới triển khai thực hiện... Bằng bản lĩnh, kinh nghiệm luôn được cấp trên tin tưởng, tháng 1/2021 bà được bổ nhiệm làm Giám đốc Sở Tư pháp.

Trên cương vị người lãnh đạo, bà luôn làm tốt công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, thực hiện nghiêm các chỉ thị, nghị quyết của cấp trên, phát huy dân chủ, nêu cao ý thức tự phê bình và phê bình, giữ gìn sự đoàn kết, thống nhất trong cơ quan. Quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ ngành tư pháp vững về chuyên môn, giỏi nghiệp vụ, có tinh thần kỷ luật, kỷ cương, trách nhiệm. Dù công việc khó đến đâu, bà luôn cùng tập thể công chức, viên chức ngành vượt qua, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Trong cuộc sống đời thường bà có phong cách sống hòa đồng, giản dị, luôn biết chia sẻ, thấu hiểu và quan tâm sâu sắc đối với mọi người xung quanh, luôn luôn cảm thông, động viên sâu sắc với cấp dưới của mình khi gặp hoàn cảnh khó khăn. Bà có cách sống chân tình, chan hòa, gần gũi nên được đồng nghiệp, anh em cấp dưới quý mến, lãnh đạo tin tưởng. Tận tình chỉ bỏa những cán bộ mới vào ngành hoặc thiếu kinh nghiệm trưởng thành trong công việc cũng như cuộc sống.

Dưới sự lãnh đạo tâm huyết, trách nhiệm, hàng năm tập thể Ban giám đốc, Đảng ủy Sở triển khai nhiều giải pháp mang tính đột phá, đem lại hiệu quả cao cho toàn ngành tư pháp Sơn La, điển hình như: Công tác xây dựng và thẩm định văn bản quy phạm pháp luật; công tác kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật; công tác xử lý vi phạm hành chính; theo dõi thi hành pháp luật; công tác phổ biến giáo dục pháp luật… Qua đó, thiết lập cơ chế khen thưởng, động viên, khuyến khích kịp thời đối với các tập thể, cá nhân có thành tích tốt trong thực thi nhiệm vụ.

Người lãnh đạo luôn hết mình vì công việc.

Người lãnh đạo luôn hết mình vì công việc.

Nhiều sáng kiến thiết thực

Với cách làm việc linh hoạt, nhạy bén và quan điểm rõ ràng, bà đã chỉ đạo cán bộ ngành tư pháp không ngừng học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn có thể xử lý những tình huống công việc có tính chất khó khăn nhanh chóng, hiệu quả. Đặc biệt bà Hòa luôn trăn trở, tìm tòi để đổi mới cách thức thực hiện nhiệm vụ mang tính đột phá đem lại hiệu quả cao. Trong đó, phải kể đến việc: Tham mưu cho UBND tỉnh ban hành văn bản nâng cao chất lượng công tác xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật; xây dựng, phân tích, đánh giá tác động của chính sách trong đề nghị xây dựng văn bản; nâng cao chất lượng công tác soạn thảo văn bản và thẩm định văn bản; tham mưu ban hành các văn bản chỉ đạo về công tác kiểm tra, rà soát văn bản; hỗ trợ pháp lý, pháp chế cho doanh nghiệp; xử lý vi phạm hành chính; theo dõi thi hành pháp luật…

Điển hình trong 2 năm 2018 - 2019, Sở Tư pháp Sơn La đã chỉ đạo tiếp nhận và thẩm định 168 dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan được UBND tỉnh giao soạn thảo gửi đến; tham gia ý kiến đối với 32 dự thảo văn bản của Trung ương và 257 dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của địa phương; thực hiện kiểm tra 164 văn bản QPPL do HĐND, UBND tỉnh ban hành, qua kiểm tra phát hiện 7 văn bản có nội dung chưa phù hợp và được cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định; tham mưu cho cấp trên ban hành 779 văn bản, đồng thời hướng dẫn các cơ quan chuyên môn rà soát được 176 văn bản, qua đó đã phát hiện 117 văn bản phải sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ…

Bà Trần Thị Minh Hòa chủ trì tại một cuộc họp của ngành tư pháp Sơn La.

Bà Trần Thị Minh Hòa chủ trì tại một cuộc họp của ngành tư pháp Sơn La.

Ngoài ra, với mong muốn nâng cao kiến thức hiểu biết pháp luật cho người dân, Sở đã trình UBND tỉnh, Hội đồng phối hợp PBGDPL xây dựng chương trình, kế hoạch tuyên truyền PBGDPL trên địa bàn. Đặc biệt là tuyên truyền PBGDPL cho đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng dâu, vùng xa, biên giới… Coi đây là nhiệm vụ quan trọng để nâng cao kiến thức, hiểu biết pháp luật cho người dân, hạn chế các hành vi vi phạm pháp luật do thiếu hiểu biết pháp luật, góp phần giữ vững an ninh trật tự, an toàn xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Không chỉ làm tốt việc điều hành, chỉ đạo các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ, với vai trò người “thủ lĩnh”, bà Trần Thị Minh Hòa còn đề xuất nhiều sáng kiến hay trong thực hiện nhiệm vụ như: Sáng kiến về các giải pháp triển khai thực hiện Đề án “nâng cao chất lượng xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật”; “Giải pháp nâng cao chất chất lượng công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL”… trên địa bàn tỉnh Sơn La. Từ các sáng kiến đã chỉ rõ những tồn tại, hạn chế và giải pháp triển khai thực hiện hiệu quả công tác rà soát, xây dựng, ban hành văn bản.

Bằng sự nhiệt huyết, tinh thần trách nhiệm cao, không ngừng nỗ lực phấn đấu, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, bà Hòa đã nhận được nhiều danh hiệu thi đua, khen thưởng các cấp như: Giai đoạn 2015 – 2020 liên tục nhận danh hiệu thi đua chiến sỹ thi đua cơ sở; chiến sỹ thi đua cấp tỉnh; Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ; Bằng khen của Bộ Trưởng Bộ Tư pháp; Bằng Khen của Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La; Bằng khen của Bộ Tư lệnh quân khu II về thành tích xây dựng dân quân tự vệ… Đây là phần thưởng cao quý của Đảng, Nhà nước nhằm tôn vinh những đóng góp cho ngành tư pháp nói riêng và cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương nói chung.

Đọc thêm

Nâng cao nhận thức pháp luật và khả năng tiếp cận tín dụng có bảo đảm

Nâng cao nhận thức pháp luật và khả năng tiếp cận tín dụng có bảo đảm
(PLVN) - Trong 02 ngày từ 27-28/3/2024, tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, với sự hỗ trợ bởi Chương trình “Tăng cường pháp luật và tư pháp tại Việt Nam” (EU JULE) do Liên minh Châu Âu tài trợ với sự đóng góp tài chính của hai cơ quan thuộc Liên hợp quốc là UNDP và UNICEF, Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm - Bộ Tư pháp đã tổ chức Lớp tập huấn cho cán bộ địa phương về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và đăng ký biện pháp bảo đảm.

Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi): Quy định rõ cơ chế, giới hạn áp dụng cơ chế thử nghiệm có kiểm soát

 Đại biểu Phạm Trọng Nghĩa phát biểu tại Hội nghị.
(PLVN) - Sáng 26/3, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, nhiệm kỳ khóa XV, cho ý kiến về dự án Luật Thủ đô (sửa đổi), các đại biểu Quốc hội nhấn mạnh, cơ chế thử nghiệm có kiểm soát là mô hình mới, chưa có thực tiễn kiểm nghiệm. Do đó, cần tiếp cận nội dung này theo hướng thận trọng, bảo đảm kiểm soát tốt.

Đảm bảo chất lượng, thời gian đào tạo nghề công chứng

Công chứng viên giải quyết yêu cầu của khách hàng (ảnh MH).
(PLVN) - Để góp phần nâng cao chất lượng đầu vào của đội ngũ Công chứng viên (CCV), dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) quy định người muốn hành nghề công chứng đều phải tham dự khóa đào tạo nghề công chứng. Quy định này cũng phù hợp với pháp luật các nước theo hệ thống công chứng Latinh.

TP.Thủ Đức: Cưỡng chế bàn giao đất cho người được thi hành án

TP.Thủ Đức: Cưỡng chế bàn giao đất cho người được thi hành án
(PLVN) -Ngày 25-3, Chi cục thi hành án dân sự (THADS) TP. Thủ Đức, TP.HCM đã tổ chức thi hành xong Bản án số 1027/2018/DSPT ngày 12-11-2018 của TAND TP.HCM; Quyết định giám đốc thẩm số 167/2019/DS-GDT ngày 4-7-2019 của TAND cấp cao tại TP.HCM; Quyết định thi hành án số 994/QĐ- CCTHADS ngày 3-12-2018 của Chi cục Trưởng Chi cục THADS TP. Thủ Đức.

Tiếp tục tháo gỡ “điểm nghẽn” trong triển khai Đề án 06 trong lĩnh vực hộ tịch

Quang cảnh buổi làm việc.
(PLVN) -Sáng 25/3, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh đã chủ trì cuộc làm việc với các đơn vị về tháo gỡ các vướng mắc triển khai Đề án 06 của Chính phủ về phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia, giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến 2030 trong lĩnh vực hộ tịch.

Tăng cường quản lý nhà nước trong hoạt động công chứng

Người dân thực hiện thủ tục về công chứng (ảnh MH, Báo VP).
(PLVN) - Tính đến nay, nước ta có hơn 3.300 công chứng viên (CCV) với gần 1.300 tổ chức hành nghề công chứng (TCHNCC). Để đảm bảo sự phát triển liên tục, ổn định, bền vững của các tổ chức này, dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) đã quy định nguyên tắc phát triển tổ chức hành nghề công chứng phải căn cứ vào điều kiện kinh tế-xã hội, diện tích, số lượng và mật độ phân bố dân cư, nhu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch trên địa bàn cấp huyện dự kiến thành lập.