Nông dân Trà Vinh khấm khá nhờ bám trụ cây lác

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Nhờ sự cần mẫn, chịu thương, chịu khó "bám trụ" loại cây được xem là cây mọc dại này mà nhiều hộ nông dân tại xã Đức Mỹ, huyện Càng Long (tỉnh Trà Vinh) có cuộc sống ổn định.

Dưới ánh nắng gay gắt cuối năm 2023, ông Lưu Văn Lập (SN 1972, ngụ xã Đức Mỹ, huyện Càng Long) đang gặt lác. Ông Lập phấn khởi cho biết, cận Tết Nguyên đán, cây lác rất được giá. Nhờ vậy, Tết năm nay gia đình ông sẽ có thêm khoản tiền để chi tiêu trong gia đình.

Ông Lưu Văn Lập gắn bó với cây lác hơn 30 năm.

Ông Lưu Văn Lập gắn bó với cây lác hơn 30 năm.

Hộ của ông Lập là một trong những hộ gắn bó với cây lác lâu đời nhất nơi đây. Với diện tích 5.000m2 ban đầu, sau hơn 30 năm, gia đình ông đã mở rộng ra gần 17.000m2. Phần lớn chi phí mở rộng diện tích đất canh tác, đến xây lại căn nhà mới và lo cho các con ăn học, là nhờ vào cây lác.

Hộ bà Phạm Thị Thúy Loan (SN 1990, cùng địa phương) có 3.000m2 trồng lác. Sau thời gian thu hoạch lác, thời gian rảnh rỗi bà làm thuê cho nhiều hộ trồng lác khác tại địa phương và thu về khoảng 200 – 300 nghìn đồng/ngày. Nhờ vậy kinh tế gia đình Bà lúc nào cũng “có đồng vô đồng ra”, ổn định phần nào chi phí cuộc sống.

Nhiều nông dân ở xã Đức Mỹ chia sẻ, thời gian qua vẫn có nhiều hộ canh tác đan xen các loại cây trồng, nông sản khác. Những năm thất mùa mất giá, người dân lại chuyển đổi cây trồng. Nhưng đối với cây lác, hầu hết các hộ đều bám trụ đến cùng, dù đôi lúc không được giá.

Tuy nhiên, để cây lác trụ vững và phát triển như hôm nay là cả một quá trình gian khó.

Trước đây, giai đoạn “hoàng kim” của nghề trồng lác đi đôi với nghề dệt chiếu, dệt thảm lác ở ĐBSCL. Những sản phẩm này đến tay người tiêu dùng rất nhanh nên nghề trồng lác cũng phát triển rầm rộ. Tuy nhiên, những tấm chiếu lác dần được thay thế bằng những sản phẩm mới, hiện đại và có tính thẩm mỹ hơn. Vì vậy, nghề dệt chiếu và người trồng lác cũng dần thưa thớt.

Cánh đồng lác bạt ngàn đã giúp gia đình ông Lập khấm khá lên từng ngày.

Cánh đồng lác bạt ngàn đã giúp gia đình ông Lập khấm khá lên từng ngày.

Ông Nguyễn Văn Hai - Bí thư Chi bộ ấp Đức Mỹ, xã Đức Mỹ cho biết, hiện ở xã Đức Mỹ vẫn còn rất đông hộ gia đình canh tác cây lác. Dù diện tích và hộ trồng lác có sụt giảm, nhưng người nông dân Đức Mỹ thời gian qua vẫn dành tình cảm đặc biệt với loại cây này. Và cũng từ sự gắn bó bền bỉ đó, làng nghề tiểu thủ công nghiệp Đức Mỹ được UBND tỉnh Trà Vinh công nhận là làng nghề truyền thống vào năm 2007.

Hiệu quả kinh tế cao từ cây hoang dại

Để có tấm chiếu lác đẹp, nguồn nguyên liệu phải đáp ứng về chất lượng. Xã Đức Mỹ có đặc điểm thổ nhưỡng là đất nhiễm phèn nhẹ nên cây lác phát triển khá mạnh. Chất lượng lác xã Đức Mỹ được khẳng định qua thời gian.

Nhằm duy trì nguồn lác dồi dào, chất lượng tốt, tạo nên thương hiệu như hôm nay, người trồng phải chăm sóc kỹ cây lác. Các công đoạn từ khâu giữ nước, phun thuốc, rải phân, thu hoạch… đều làm thủ công. Vì nếu áp dụng áp dụng các phương thức hiện đại chưa chắc có lãi. Đến mùa thu hoạch lác cần người có tay nghề, vì việc phát, giũ, vọng, chẻ, phơi… rất kỳ công.

Nông dân xã Đức Mỹ phấn khởi khi cận Tết, giá lác có phần cao hơn những tháng trước.

Nông dân xã Đức Mỹ phấn khởi khi cận Tết, giá lác có phần cao hơn những tháng trước.

Nhờ chăm sóc tốt nên cánh đồng lác Đức Mỹ phát triển rất nhanh. Hiện địa phương đang canh tác 2 - 3 vụ/năm, cứ 1.000m2 diện tích trồng sẽ cho thu hoạch khoảng 1 tấn lác. Một năm, nông dân thu về khoảng 300 triệu đồng/ha, cao gấp nhiều lần so với trồng lúa, góp phần phát triển kinh tế gia đình. Đặc biệt, thời gian cận Tết, cây lác đang vào mùa thu hoạch, nên giá cả khá ổn định so với những tháng trước đây.

Hiện lác loại 1 (từ 1,8m trở lên) có giá từ 14.000 – 15.000 đồng/kg; loại 2 (từ 1,6 – dưới 1,8m) giá khoảng 12.000 đồng/kg; loại 3 giá khoảng 11.000 đồng/kg. Với năng suất và giá như hiện nay, cây lác được nông dân xã Đức Mỹ xem là cây trồng chủ lực trong phát triển kinh tế.

Lác sau khi được thu hoạch sẽ trải qua nhiều công đoạn, sau đó được đem phơi khô.

Lác sau khi được thu hoạch sẽ trải qua nhiều công đoạn, sau đó được đem phơi khô.

Trao đổi với Báo Pháp luật Việt Nam, ông Lê Văn Song - Phó Chủ tịch UBND xã Đức Mỹ, huyện Càng Long - cho biết, xã Đức Mỹ hiện có khoảng 1.700ha trồng lác. Năm 2022, giá trị kinh tế từ loại cây này mang lại cho địa phương gần 300 tỷ đồng. Nhờ cây lác mà đời sống người dân xã Đức Mỹ từng bước được nâng, ổn định. Nhận thấy lợi ích kinh tế mà cây lác mang lại, người dân xã Đức Mỹ đã thành lập hợp tác xã, tổ hợp tác và mở nhiều cơ sở dệt chiếu, thảm, se lõi nhằm tạo thêm việc làm cho lao động nhàn rỗi và phát triển làng nghề.

“Để cây lác phát triển ổn định có chỗ đứng trên thị trường, thời gian tới địa phương cố gắng phối hợp cùng các ngành chức năng đẩy mạnh công tác nghiên cứu nhằm nâng cao năng suất trong sản xuất, canh tác cây lác. Bên cạnh đó, tăng cường công tác xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu cây lác Đức Mỹ đến với các thị trường mới nhiều tiềm năng”, ông Song nói.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Làng Nủ hồi sinh!

Làng Nủ hồi sinh!
(PLVN) -  Sáng 15/12, Bộ Quốc phòng đã tổ chức lễ bàn giao nhà cho người dân thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên (Lào Cai). Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến - Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đến dự và tặng quà người dân Làng Nủ.

Quảng Ngãi nâng cao hiểu biết pháp luật cho phụ nữ vùng cao

Quảng Ngãi nâng cao hiểu biết pháp luật cho phụ nữ vùng cao
(PLVN) - Việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho phụ nữ vùng cao được các cấp Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Quảng Ngãi chú trọng thực hiện trong thời gian qua đã giải quyết những vấn đề cấp thiết, giúp phụ nữ vùng cao tự tin làm chủ được cuộc sống.

Quảng Ninh sẵn sàng cho Ngày hội toàn dân

Mọi phần việc chuẩn bị cho bầu cử trưởng thôn, bản, khu phố tại Quảng Ninh đã hoàn tất.
(PLVN) -  Đến thời điểm này, mọi phần việc chuẩn bị cho bầu cử trưởng thôn, bản, khu phố tại Quảng Ninh đã hoàn tất, cử tri, nhân dân đã sẵn sàng, phấn khởi chờ đón ngày hội lớn.

Triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát và phát triển nhà ở xã hội tại Cà Mau

Triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát và phát triển nhà ở xã hội tại Cà Mau
(PLVN) - Ông Nguyễn Tiến Hải - Ủy viên BCH TW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát và phát triển nhà ở xã hội tỉnh Cà Mau, mới chủ trì cuộc họp Ban chỉ đạo triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát và phát triển nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh.

Quảng Ngãi hiện thực hóa giấc mơ nhà ở cho người nghèo

Quảng Ngãi hiện thực hóa giấc mơ nhà ở cho người nghèo
(PLVN) - Với sự đồng lòng của cả hệ thống chính trị, người dân, các mạnh thường quân, tỉnh Quảng Ngãi đang tích cực hiện thực hóa giấc mơ nhà ở cho người nghèo trên địa bàn. Đây không chỉ là những ngôi nhà được xây dựng bằng gạch ngói xi măng… mà còn được xây bởi những tấm lòng.

Cụm Trại Tạm giam Công an 11 tỉnh thành khu vực ĐBSCL trao đổi nghiệp vụ

Quang cảnh Hội nghị
(PLVN) - Tại TP Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang, Cụm Trại Tạm giam Công an 11 tỉnh, thành phố khu vực ĐBSCL gồm: An Giang, Bạc Liêu, Bến Tre, Cần Thơ, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng, Tiền Giang, Trà Vinh và Vĩnh Long (do Trại Tạm giam Công an Kiên Giang làm Cụm trưởng), mới tổ chức Hội nghị trao đổi nghiệp vụ trong công tác thi hành tạm giữ, tạm giam, thi hành án phạt tù và xây dựng Đảng, xây dựng lực lượng Trại Tạm giam giai đoạn 2023 - 2024.