Nỗi nhớ thương Người cha già dân tộc từ chốn ngục tù Côn Đảo

(PLVN) - Tháng 2/2020, Bảo tàng Hồ Chí Minh vừa tiếp nhận một hiện vật đặc biệt là bức tượng bán thân Hồ Chí Minh. Sở dĩ, được coi là hiện vật đặc biệt bởi bức tượng có xuất xứ từ chốn ngục tù Côn Đảo vào những thập niên 40 của thế kỷ 20 và đã có một hành trình lưu lạc trước khi được tặng lại cho Bảo tàng. 
Những bức vẽ Bác Hồ ở nhà tù Côn Đảo
Những bức vẽ Bác Hồ ở nhà tù Côn Đảo 

Tài sản vô giá nơi “địa ngục trần gian”

Khu Di tích nhà tù Côn Đảo được biết đến là một trong những di tích lịch sử đặc biệt của Việt Nam. Nơi đây, thực dân Pháp, đế quốc Mỹ đã biến thành “địa ngục trần gian”, giam cầm và đầy đọa hàng chục vạn chiến sĩ cách mạng và những người yêu nước Việt Nam thuộc nhiều thế hệ. 

Nhưng cũng chính ở đây, những chiến sĩ cách mạng đã kiên cường đấu tranh bất khuất, giữ vững khí tiết cách mạng. Cội nguồn của niềm tin và sức mạnh vô song đó được bắt nguồn từ lý tưởng cách mạng, từ tình cảm với Đảng, với Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu. Trong chốn ngục tù, hình ảnh Bác Hồ luôn là nguồn cổ vũ, động viên lớn lao đối với những chiến sĩ cách mạng. 

 Cũng chính vì thế mà câu chuyện phía sau bức tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh được các chiến sĩ cộng sản kiên trung bí mật cất giấu, vượt qua sự kiểm soát gắt gao của chính quyền Pháp, đem theo ra Côn Đảo và lưu giữ tại nhà tù Côn Đảo thập niên 40 của thế kỷ XX thật sự là một câu chuyện cảm động.

Từ diễn biến câu chuyện, những sự kiện theo dòng thời gian dần dần được tái hiện lại. Vào các năm từ 1920- 1952, viên giám ngục người Pháp Paul Atoine Miniconi được cử sang Việt Nam làm việc tại nhà tù Côn Đảo. Trong thời gian làm việc tại đây, khi kiểm tra một phòng giam, Paul Atoine Miniconi đã phát hiện các chiến sĩ cộng sản dường như đang cố cất giấu một vật mà ông nghi có thể là vũ khí. Từ nghi ngờ đó, Paul Atoine Miniconi cho tổ chức khám xét và kết quả thu được là bức tượng bán thân Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ mà những người cộng sản yêu mến, kính trọng, tôn thờ. Tận mắt chứng kiến tinh thần quả cảm của các chiến sĩ cộng sản, giám ngục Paul Atoine Miniconi hiểu được tình cảm, lòng trung thành của họ với Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ông quyết định giữ bức tượng như một kỷ niệm về những năm tháng làm việc tại Côn Đảo.

Năm 1952, ông Paul Atoine Miniconi trở về sinh sống và làm việc tại Đảo Corse, Cộng hòa Pháp. Bức tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn được vị giám ngục năm xưa trân trọng, gìn giữ trong gia đình. Trước khi mất, ông đã để lại bức tượng cho người con trai Paul Miniconi. Ngày 1/12/2019, ông Paul Miniconi cùng nhà sử học Pháp Frank Senateur đã trao bức tượng bán thân Chủ tịch Hồ Chí Minh của các chiến sĩ Nhà tù Côn Đảo cho Đại sứ Nguyễn Thiệp, Đại sứ Việt Nam tại Cộng hòa Pháp để chuyển về bàn giao cho Bảo tàng Hồ Chí Minh bảo quản, lưu giữ và phát huy giá trị.

Có một sự trùng hợp thú vị, Đại sứ Nguyễn Thiệp, người tiếp nhận bức tượng từ ông Paul Miniconi lại là con trai của người tù cộng sản từng bị giam giữ tại nhà tù Côn Đảo trong giai đoạn giám ngục Paul Antoine Miniconi làm việc tại đây. Với ông Paul Miniconi, việc trao lại bức tượng bán thân Chủ tịch Hồ Chí Minh cho Chính phủ và nhân dân Việt Nam chính là thực hiện di nguyện thiêng liêng của người cha thân yêu trước lúc qua đời.

Sau khi tiếp nhận, Bảo tàng Hồ Chí Minh đang xây dựng hồ sơ khoa học để đưa ra trưng bày phục vụ công chúng trong dịp kỷ niệm 130 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh vào dịp 19/5/2020. 

Bức tượng bán thân Chủ tịch Hồ Chí Minh
Bức tượng bán thân Chủ tịch Hồ Chí Minh

Cảm động những bức tranh vẽ Bác

Điều đáng nói, đây không phải lần đầu tiên Bảo tàng Hồ Chí Minh tiếp nhận những kỷ vật thiêng liêng về Bác từ chốn ngục tù Côn Đảo. 

Tháng 8/2013, ông Võ Huy Quang từ quê Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận tới Bảo tàng Hồ Chí Minh - chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh, tận tay trao tặng 5 bức họa chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh do ông và các bạn tù vẽ tại Nhà tù Côn Đảo. Kèm theo đó là 5 tài liệu ông dùng để tuyên truyền cho các chiến sĩ cách mạng bị giam giữ tại Nhà tù Côn Đảo.

Năm 1952, khi chỉ mới là cậu bé 11 tuổi, đang học ở Trường Thiếu sinh quân, ông Võ Huy Quang được đọc thư của Bác Hồ gửi thiếu nhi toàn quốc. Từ đó, hình ảnh Bác Hồ dần dần in sâu vào tâm khảm cậu bé. Thời gian sống hợp pháp trong lòng địch, trên bức vách trong căn hầm bí mật ở nhà ông luôn treo bức chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh. Mỗi khi rảnh rỗi, ông ngồi ngắm ảnh Bác thật lâu, ghi nhớ từng đường nét trên gương mặt Bác trong trí nhớ. 19 tuổi, ông Quang tham gia Đại đội võ trang C430, huyện Hàm Thuận, tỉnh Thuận Hải, một năm sau, trên đường đi công tác, ông bị địch bắt và bị Tòa án Quân sự đặc biệt của chế độ cũ kết án tử hình, đày ra Côn Đảo.

Ở chốn “địa ngục trần gian”, nguyện vọng tha thiết của anh em tù chính trị là có ảnh Bác trong những buổi kết nạp Đảng, buổi họp chi bộ hoặc những dịp đặc biệt. Không thể có ảnh Bác từ ngoài gửi vào, ông Võ Huy Quang và một số đồng chí bàn tính vẽ ảnh Bác ngay trong chốn lao tù. Ông Quang được giao nhiệm vụ phóng tác chân dung Bác, những người khác góp ý và chỉnh sửa. 

Góp nhặt nhiều tháng mới có được tờ giấy mỏng và ruột bút chì. Đường nét chân dung Bác in sâu trong ký ức dần dần hiện lên trong đầu, cùng với tình cảm yêu kính Bác từ trái tim giúp ông hoàn thiện từng nét vẽ. Đúng sinh nhật Bác 19/5/1964, tấm ảnh chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh đầu tiên được hoàn thành tại Phòng 2 Lao II khu tử hình trong niềm xúc động của các anh em trong tù.

Chân dung Bác xuất hiện trong trại giam đã khích lệ tinh thần anh em tù chính trị rất nhiều, thế nên sau đó, theo yêu cầu của lãnh đạo khám tử hình, ông và các bạn tù vẽ thêm 8 tấm ảnh nữa - gồm 7 tấm trên giấy và 1 ảnh trên tường. Trong những lúc bị địch đàn áp, anh em tù nhân cảm nhận được có Đảng, có Bác kề bên soi đường dẫn lối, anh em như được tiếp thêm sức mạnh chiến đấu, giữ vững khí tiết cách mạng, không khuất phục trước kẻ thù và càng tin tưởng vào ngày chiến thắng.

Sau đó, để tránh bị phát hiện, thu giữ, những tấm ảnh được ông Quang cuộn lại bỏ trong chai thuốc ký ninh rồi dùng dầu hắc hàn nắp. Tranh thủ thời gian được ra sân tắm nắng mỗi ngày, ông đến bên gốc cây bàng trong sân trại giam, moi dưới rễ cây rồi giấu dưới đó. Hòa bình lập lại, năm 1996, lần đầu trở lại Côn Đảo sau ngày đất nước thống nhất, ông Quang vội đến chỗ giấu bí mật ngày cũ tìm những bức chân dung của Bác. Tuy có 3 bức bị thất lạc, nhưng 5 bức còn lại đều nguyên vẹn - như tấm lòng nguyên vẹn của ông và đồng đội dù trong chốn “địa ngục trần gian” vẫn một lòng hướng về Đảng, về Bác.

Ao ước ngày được dẫn nhau đi đón Bác

Đó là niềm ao ước được nữ chiến sĩ cách mạng Nguyễn Thị Châu viết trong bức thư gửi Bác cùng hai món quà là chiếc quạt và chiếc khăn tay – món quà của các tù nhân Côn Đảo và nhà lao Gia Định. 

Trong dịp Bảo tàng Hồ Chí Minh triển lãm “Tặng phẩm của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Những câu chuyện chưa kể” nhân kỷ niệm 127 năm ngày sinh nhật Bác 19/5/2017, trao đổi với phóng viên, bà Nguyễn Thị Châu đã kể lại câu chuyện của đời mình. 

Bà và chồng là Lê Hồng Tư cùng hoạt động cách mạng và cùng bị địch bắt, tù đày. 

Tháng 5/1969, bà Nguyễn Thị Châu cùng chị Phan Thị Quyên, vợ Anh hùng liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi được vinh dự tham gia Đoàn đại biểu miền Nam ra thăm Thủ đô. Những ngày ở miền Bắc, bà vinh dự 4 lần được gặp Bác Hồ. Trong những lần gặp mặt này, Bác Hồ đã dặn dò bà phải cố gắng học tập vì chỉ có kiến thức mới có thể làm việc tốt cho cách mạng. 

Kể về lai lịch kỷ vật chiếc quạt, chiếc khăn tay và lá thư, bà Nguyễn Thị Châu cho biết, năm 1968 khi nữ nhà văn, nhà báo người Ba Lan Monika Warnenska – người từng tuyên bố “Việt Nam là Tổ quốc thứ hai của tôi” gặp bà ở chiến khu, bà Monika Warnenska đã hỏi chuyện bà về những ngày ở trong tù và có nói với bà trong lần ra Bắc tới bà Monica sẽ gặp Bác Hồ. Nghe vậy, bà Nguyễn Thị Châu đã quyết định gửi tới Bác Hồ hai món quà đó là chiếc quạt và chiếc khăn tay. 

Cả hai món quà này đều có nguồn gốc rất cảm động. Chiếc quạt là do đồng chí ở hầm B42 Côn Đảo làm tặng bà Châu khi biết bà đã rất anh dũng trước những đòn roi của địch và được kết nạp Đảng trong tù. Khi tặng chiếc quạt này, các đồng chí còn nhắn bà Châu rằng nếu như được gặp Bác Hồ hãy thưa với Bác rằng sẽ đi theo lý tưởng cách mạng đến giọt máu cuối cùng. Còn chiếc khăn tay là món quà của các nữ tù ở nhà lao Gia Định tặng bà Nguyễn Thị Châu nhân dịp bà được kết nạp Đảng trong tù. 

Nói đến lá thư, bà Châu rưng rưng xúc động: “Lá thư là do tự tay tôi viết cho Bác Hồ, lúc đó xúc động quá nên không biết viết gì nhiều. Chỉ mong đến ngày độc lập để cùng nhau đi đón Bác”. 

… Tuổi đã cao nhưng vợ chồng bà Nguyễn Thị Châu và ông Lê Hồng Tư vẫn trau dồi kiến thức và tham gia các hoạt động xã hội. Bởi với họ, lời dặn của Bác Hồ vẫn còn nguyên đó, rằng học để phục vụ cách mạng là hành trình dài cả một đời người. Có thể thấy, với những người như ông Quang, vợ chồng bà Châu nói riêng và với tất cả người dân Việt Nam nói chung, dù thời gian có lùi xa nhưng những kỷ niệm, ký ức và tình cảm với Bác mãi mãi là vĩnh cửu…

Tin cùng chuyên mục

'Doanh nghiệp cần có hoài bão lớn và khát vọng phát triển'

'Doanh nghiệp cần có hoài bão lớn và khát vọng phát triển'

(PLVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn, doanh nghiệp có hoài bão lớn và khát vọng phát triển, trở thành hình mẫu của tinh thần doanh nghiệp, kinh doanh liêm chính, nhân văn và có trách nhiệm. Đồng thời, tăng cường hơn nữa công tác thông tin truyền thông; bảo vệ bản quyền, giá trị thương hiệu...

Đọc thêm

Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên: Cần rà soát, đánh giá thêm về tính hiệu quả

Đại biểu Phạm Thị Kiều – Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông. (Ảnh trong bài: quochoi.vn)
(PLVN) -  Tại phiên thảo luận tại hội trường của Quốc hội về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) vừa qua, một số đại biểu đề nghị rà soát, đánh giá thêm về chi phí bỏ ra và tính hiệu quả xã hội của việc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên để có quy định cho phù hợp.

Để pháp luật là 'điểm tựa' cho phát triển

Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội sẽ thảo luận, thông qua nhiều dự án luật. (Ảnh: Quochoi.vn).
(PLVN) - Nhiều Đại biểu Quốc hội cho rằng, những chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV về chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật là hoàn toàn đúng đắn, là “điểm mốc” rất quan trọng, định hướng thay đổi cơ bản công tác xây dựng pháp luật trong thời gian tới; bảo đảm các văn bản luật khi được ban hành vừa đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, vừa giúp khơi thông nguồn lực phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội.

Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5-8/11 tại Trung Quốc

Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5-8/11 tại Trung Quốc
Nhận lời mời của Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Cường, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.

Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Chiều 2/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính - Chủ tịch Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo chủ trì Phiên họp năm 2024 của Ủy ban để thảo luận về dự thảo Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Kết luận số 91-KL/TW ngày 12/8/2024 của Bộ Chính trị tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế”.

Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa: Đánh giá kỹ, bảo đảm nguồn lực đầu tư phát triển văn hóa

Toàn cảnh phiên họp. (Ảnh trong bài: quochoi.vn)
(PLVN) - Sáng 1/11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035 (Chương trình). Một số ý kiến đề nghị rà soát, đánh giá khả năng huy động, bố trí tài chính và việc giải ngân vốn để bảo đảm hiệu quả của Chương trình.

Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC làm việc với Tỉnh ủy Ninh Bình

Ngày 1/11, Đoàn kiểm tra, giám sát thường xuyên của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Bình. (Ảnh: Báo Ninh Bình)
(PLVN) - Ngày 1/11, Đoàn kiểm tra, giám sát thường xuyên của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (PCTNTC) do ông Ngô Văn Tuấn, Tổng Kiểm toán Nhà nước, thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Bình.