Ni sư viên tịch, tài sản để lại, ai hưởng?

 Một Ni sư, trụ trì chùa mất đi, để lại khối di sản gồm 5 giấy chứng nhận tiền gửi trị giá gần 139.000 USD và số tiền mặt (gồm 423 USD và gần 42 triệu đồng). Ban đại diện Phật giáo cho rằng đây là tài sản của chùa. Ngược lại, người thân của Ni sư nói đó là tài sản riêng của Ni sư và đề nghị được hưởng theo pháp luật về thừa kế.

 Một Ni sư, trụ trì chùa mất đi, để lại khối di sản gồm 5 giấy chứng nhận tiền gửi trị giá gần 139.000 USD và số tiền mặt (gồm 423 USD và gần 42 triệu đồng). Ban đại diện Phật giáo cho rằng đây là tài sản của chùa. Ngược lại, người thân của Ni sư nói đó là tài sản riêng của Ni sư và đề nghị được hưởng theo pháp luật về thừa kế.

"Đòi” tài sản để làm từ thiện

Bà Đỗ Ngọc Thanh (61 tuổi, thường trú tại phường 13, quận Gò Vấp, TP.HCM), đại diện cho gia đình có thư gửi Ban đại diện Phật giáo quận Tân Phú, TP.HCM biết ơn Ban đại diện đã chăm lo và tổ chức tang lễ cho bà Đ.T.T (Ni sư Huệ Tịnh, trụ trì chùa Thiên Chánh) được trang nghiêm hoàn mãn. 

5 giấy chứng nhận tiền gửi của Ni Sư Huệ Tịnh để lại
5 giấy chứng nhận tiền gửi của Ni sư Huệ Tịnh để lại

Tiếp đó bà Thanh cho rằng: “Tôi là một trong những người em ruột của Ni sư Huệ Tịnh đã viên tịch (chết) vào ngày 6/5/2008. Theo quy định của pháp luật thì chúng tôi là những người được hưởng thừa kế của bà Đ.T.T. gồm: 5 giấy chứng nhận tiền gửi có kỳ hạn tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) mang tên khách hàng là bà Đ.T.T, với tổng số ngoại tệ lên đến 138.850 USD; Tiền mặt gồm 41.918.000 đồng và 432 USD.

Bà Thanh cho biết tất cả số tài sản trên hiện đang do TT. Thích Thiện Hòa (phó Ban đại diện Phật giáo quận Tân Phú, TP.HCM) thay mặt cho Ban đại diện Phật giáo quận Tân Phú tạm thời cất giữ và có lập biên bản hẳn hoi. Theo bà Thanh, sau khi tiến hành bàn bạc, gia đình chúng tôi xét thấy, phần tài sản mà bà Đ.T.T gửi tại Vietcombank sẽ bị treo vĩnh viễn ở ngân hàng nếu những người thừa kế không đứng ra làm thủ tục kê khai di sản thừa kế theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra, gia đình chúng tôi phát nguyện sẽ sử dụng số tiền này vào những công việc Phật sự tại quận Tân Phú và làm từ thiện để hồi hướng công đức cho bà T. đã khuất. Vì vậy, để thực hiện quyền và nghĩa vụ của những người được hưởng quyền thừa kế theo quy định của pháp luật nhưng đề nghị này của bà không được Ban đại diện Phật giáo Tân Phú chấp nhận nên bà T. và đồng thừa kế đã khởi kiện vụ việc ra TAND quận Tân Phú tranh chấp quyền sở hữu tài sản 5 quyển sổ tiết kiệm nói trên.

Tài sản của chùa hay cá nhân?

Bà Thanh còn cho biết, gia đình bà đã đồng ý xin cúng dường Ban đại diện Phật giáo Tân Phú và TT.Thích Thiện Hòa toàn bộ số tiền mặt 423 USD và gần 42 triệu đồng trong khối tài sản nêu trên để tạ ơn. Đáp lại, Ban đại diện Phật giáo Tân Phú cho rằng, khối tài sản mà bà T. để lại là của chùa, bởi đây là số tiền (tài sản) do bá tánh đóng góp. Đồng thời, Ban trị sự có văn bản đề nghị Vietcombank “niêm phong” tài sản của 5 giấy chứng nhận tiền gửi mang tên khách hàng, bà Đ.T.T.

Về vấn đề này, một Luật sư thuộc Đoàn Luật sư TP.HCM, cho rằng, bà Thanh nên kiện Vietcombank để “đòi” quyền được hưởng thừa kế theo quy định của pháp luật, chứ không phải kiện Ban đại diện Phật giáo Tân Phú. Bởi, 5 giấy chứng nhận tiền gửi do bà Đ.T.T đứng tên thì khi bà T. mất đi thì phát sinh quan hệ thừa kế. Theo Luật sư Bùi Quốc Tuấn: Khoản 2, Điều 15 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định, cá nhân có các quyền, nghĩa vụ dân sự như quyền sở hữu, quyền thừa kế và các quyền khác đối với tài sản.

Như vậy, 5 cuốn sổ tiết kiệm mang tên cá nhân của Người trụ trì ở một ngân hàng nào đó, thì tài sản đó được khẳng định là tài sản của cá nhân đó và được pháp luật bảo vệ. Nếu Trụ trì chùa mất mà không để lại di chúc, thì tài sản đó được gọi là di sản và được giải quyết theo qui định Pháp luật thừa kế. Một số luật sư khác cũng bày tỏ đồng tình khi cho rằng, bà T. tuy đã xuất gia nhưng vẫn được hưởng đầy đủ các quyền có tài sản, quyền thừa kế và quyền để lại thừa kế theo quy định của pháp luật.

Một thẩm phán của TAND TP.HCM cho biết: Việc Bộ luật Dân sự không có quy định riêng nào về tài sản của những người xuất gia tu hành. Nếu luật không quy định thì phải xem đến tập quán và các quy định khác. Giáo lý của Thiên Chúa Giáo có quy định người tu hành không có quyền có tài sản riêng, tài sản của họ là của Giáo hội còn trong Hiến chương Phật giáo không quy định vấn đề này. Như vậy, một vấn đề được đặt ra là các tăng – ni (Phật giáo) đang đứng tên sở hữu xe máy, xe hơi khi viên tịch tài sản này thuộc về ai?. Gia đình, chùa nơi họ tu tập hay ban trị sự?

Thượng tọa Thích Thiện Hòa - Phó ban đại diện Phật giáo quận Tân Phú, TP.HCM cho rằng, người xuất gia theo đạo Phật thì phải cắt ái, ly gia và hiến thân mình cho Phật pháp. Nhưng số tiền 138,850 USD mà bà Đ.T.T gửi là số tiền mà bá tánh thập phương tự nguyện đóng góp từ thời Ni trưởng Thích Nữ Như Từ làm trụ trì. Đây là tài sản của một cơ sở tôn giáo, không phải là tài sản của cá nhân làm ra và cũng không phải là tài sản của họ tộc nên bà T. không thể đòi quyền thừa kế.

Ngôi chùa Thiên Chánh (P. Phú Trung, Q. Tân Phú, TP.HCM) do Ni trưởng Thích Nữ Như Từ sáng lập năm 1951 và sinh hoạt xuyên suốt với Giáo Hội Phật Giáo VN từ đó đến nay. Năm 1998, Ban trị sự Thành hội phật giáo TP.HCM bổ nhiệm Ni cô Huệ Tịnh thế danh Đỗ Thị Thiềng làm trụ trì chùa và đến năm 2002 thì Ni cô Huệ Tịnh được tấn phong từ Ni cô lên hàng Giáo Phẩm Ni sư. Năm 2008 Ni sư Huệ Tịnh viên tịch. Lúc này, ban đại diện Phật giáo Q. Tân Phú đến chùa thành lập ban tổ chức tang lễ Ni sư Huệ Tịnh và niêm phong ba tủ có khóa.

Phong Trần

Đọc thêm

Nghịch tử tẩm xăng thiêu sống bố mẹ ruột ở Hà Giang

Ngôi nhà nơi xảy ra vụ án mạng.(Ảnh: Công an tỉnh Hà Giang)
(PLVN) - Thông tin từ Công an tỉnh Hà Giang, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh này đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và Lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Vương Văn Thiêng, sinh năm 1987, trú tại thôn Nậm Than, xã Tân Tiến, huyện Hoàng Su Phì về hành vi giết người.

Sơ thẩm vụ án xảy ra tại Công ty Xuyên Việt Oil

Bị cáo Hạnh tại phiên xử. (Ảnh: Quỳnh Trần)
(PLVN) - Từ ngày 20/11, TAND TP HCM mở phiên xử vụ án xảy ra tại Cty Xuyên Việt Oil. Ông Lê Đức Thọ, cựu Bí thư Bến Tre, cựu Chủ tịch HĐQT Vietinbank bị truy tố hai tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng với người khác để trục lợi và Nhận hối lộ.

Thông thầu, 3 giám đốc doanh nghiệp hầu tòa

Thông thầu, 3 giám đốc doanh nghiệp hầu tòa
(PLVN) - Liên quan đến hành vi thông thầu trong vụ án xảy ra tại trung tâm thuộc Sở KH&CN tỉnh Quảng Ngãi gây hậu quả nghiêm trọng, 3 giám đốc doanh nghiệp bị xử phạt cải tạo không giam giữ.

Hà Giang: Một cán bộ địa chính xã bị khởi tố

Hà Giang: Một cán bộ địa chính xã bị khởi tố
(PLVN) - Mới đây, Phòng Cảnh sát kinh tế - Công an tỉnh Hà Giang vừa ra quyết định khởi tố bị can, lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với Nguyễn Thị Thủy (SN 1980) là công chức địa chính xã Kim Linh (huyện Vị Xuyên) về hành vi Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.

Đăng thông tin xuyên tạc trên Facebook, một đối tượng bị bắt giam

Đăng thông tin xuyên tạc trên Facebook, một đối tượng bị bắt giam
(PLVN) -Ngày 20/11, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, cho biết đã ra quyết định Khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can đối với Bùi Tiến Lợi (SN 1969, nơi thường trú khu phố 8, phường Phú Lợi, TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương) về hành vi “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”.

Khởi tố thêm 2 cán bộ trong vụ sai phạm về quản lý đất đai tại Lào Cai

Vũ Xuân Nghiêm thời điểm bị bắt giữ.
(PLVN) -  Ngày 19/11, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Lào Cai đã ra quyết định khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt bị can để tạm giam, lệnh khám xét nơi ở, nơi làm việc  của 2 bị can để điều tra về tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" liên quan đến công tác quản lý đất đai tại xã Phong Niên, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai.

Bắt tạm giam Phó Giám đốc Công ty TNHH MTV Nam Hào Kiệt

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh đã thi hành lệnh bắt tạm giam bị can Nguyễn Văn Giỏi.
(PLVN) - Liên quan đến vụ án vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra trên địa bàn tỉnh An Giang, sáng 20/11, Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an tỉnh An Giang cho biết vừa tống đạt quyết định khởi tố bị can và lệnh bắt tạm giam bị can Nguyễn Văn Giỏi (SN 1991, ngụ huyện An Phú, tỉnh An Giang) - Phó Giám đốc Công ty TNHH MTV Nam Hào Kiệt về hành vi “Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng”.