Những phụ nữ không có ngày 8/3

 Với hàng triệu người phụ nữ Việt Nam thì ngày 8/3 là ngày họ cảm thấy hạnh phúc, nhưng trong dòng chảy tấp nập của cuộc sống, vẫn có nhiều phụ nữ chưa được hưởng một ngày vui tương xứng với những hy sinh của họ cho gia đình

Với hàng triệu người phụ nữ Việt Nam thì ngày 8/3 là ngày họ cảm thấy hạnh phúc, nhưng trong dòng chảy tấp nập của cuộc sống, vẫn có nhiều phụ nữ chưa được hưởng một ngày vui tương xứng với những hy sinh của họ cho gia đình. Cuộc mưu sinh qua ngày khiến họ không cho phép mình được nghĩ đến những mơ ước, dù rất đơn giản. Với họ, hạnh phúc, niềm vui chính là miếng ăn bỏ vào bụng, hay những đồng tiền lam lũ kiếm được để lo cho con cái, gia đình.

 

Thầm lặng giúp phố phường khang trang, sạch đẹp
Thầm lặng giúp phố phường khang trang, sạch đẹp

Tê tái những phụ nữ bán hàng rong

Chúng ta thường bắt gặp bóng dáng các cô, các chị dưới tấm nón lá thấp thoáng đâu đó. Họ là những người phụ nữ thôn quê, quanh năm tần tảo buôn thúng bán mẹt, bám trụ mặt đường để có nguồn thu nhập lo cho kinh tế gia đình.

Trò chuyện với chúng tôi, một nhóm các chị bán hoa rong vui vẻ cười đùa: “8/3 chỉ dành cho các cô bác giàu có, các chị làm công sở thôi. Những hôm nào ế hàng còn đầy hoa chẳng là ngày 8/3 của nhà chúng cháu chứ là gì?”. Các cô lại khúc khích cười nghiêng ngả mà sao trong sâu đôi mắt vẫn ánh lên nỗi buồn vời vợi...

“Phải đấy, mùng 8/3 là của ai đó chứ không phải của mình” - câu nói của chị Trần Thị Thùy Thơm (quê ở thị trấn Mậu A, Yên Bái) như chất chứa bao sự tủi thân.

Chị Thơm bán hoa quả rong trên hè phố Hà Nội đã nhiều năm nay. Gánh hàng hoa quả của chị gồm đủ thứ, từ ổi, mận, củ mã thầy, mỗi ngày chị kiếm được 70.000-80.000 đồng tiền lãi. Chị chỉ dám ăn bữa trưa và bữa tối 16.000 đồng, tiền trọ mỗi tối 7.000 đồng, còn lại dành dụm nuôi con.

Ở căn phòng trọ tại phường Chương Dương của chị Thơm có mười chị em phụ nữ, nhưng chị là người có cuộc sống vất vả nhất. Bươn chải với nghề hàng rong 8 năm nay ở Hà Nội, sáng nào chị cũng có mặt ở chợ Đồng Xuân - Bắc Qua từ lúc 5h để mua buôn hoa quả đi bán lẻ.

Từ ngày lấy chồng đến nay đã 17 năm, chị chưa có đến một ngày 8/3. “Nhiều lúc tôi nghĩ mà cứ thấy tủi thân. Ngày 8/3 năm ngoái, 7h tối tôi mới bán hết hàng và quay về phòng trọ, cũng chẳng nhớ ra hôm đó là ngày của mình. Ở cùng phòng có một chị bán hoa về kể hôm nay lãi lớn mới nhớ ra”. Mùng 8/3 năm nay với chị cũng vậy, “tôi vẫn rong ruổi với gánh hàng đến tối thôi”.

Cùng quê với chị Thơm còn có chị Lê Thanh Mùi, cũng làm nghề bán hoa quả rong ở Hà Nội. Chị kể: “Lần đầu tiên sau 11 năm lấy nhau, tối 8/3 năm ngoái, chồng em gọi điện. Hôm ấy bán hàng về mệt, em lăn ra ngủ. Khi chồng gọi điện em còn hỏi “có việc gì”. Chồng em đã bảo: “Hôm nay là ngày của mẹ thằng Cu mà không nhớ à?”.

Chỉ một câu nói ấy thôi đã khiến chị Mùi ứa nước mắt cảm động. Phàm là người phụ nữ, ai lại chẳng muốn nhận được sự quan tâm, săn sóc, chia sẻ của người mình thương yêu. Nhìn cảnh vợ chồng, con cái quấn quýt vào ngày 8/3 của nhiều gia đình thành phố, chị Mùi thèm khát lắm cái không khí đầm ấm đó.

Bên gánh hàng rong
Bên gánh hàng rong
Nhọc nhằn “bán sức”

Gạt vội chân chống những chiếc xe đạp ọp ẹp cũ kỹ, lỉnh kỉnh những đòn gánh, mẹt,  sàng, tải cũ... Hơn mười người phụ nữ cùng ngồi co ro nơi gầm cầu vượt Mai Dịch, bắt đầu một ngày “bán sức” chờ đợi người đến “thuê mua”.

Chị Bùi Thị Hoa (38 tuổi) tâm sự: “Cũng không phải làm chuyên nghiệp gì đâu, chỉ tranh thủ những lúc nông nhàn chúng tôi mới rủ nhau lên đây làm thêm. Đạp xe từ 5h, 6h sáng, từ Thạch Thất sang đây, ngày nắng ấm thì không sao, chứ mấy ngày hôm nay lạnh quá, nhưng vẫn cứ cố thôi chứ biết làm sao. Mà tính ra tôi cũng đứng nơi chợ người này đến gần 10 năm rồi đấy”.

Vốn quen với cuộc sống ruộng đồng ở vùng quê nghèo nên với chị, ngày 8/3 là ngày “từ hồi nhỏ đến giờ chưa biết tới”. Chưa kịp nói dứt câu, thấy mấy người chạy vội ra chiếc xe tải chở cát đang đứng phía góc đường, chị cũng vội vàng đứng phắt dậy. Về ngồi lại, chỉ tay theo hai người phụ nữ vừa dắt xe đạp với theo chiếc xe tải chị xuýt xoa: “Xe cát nhỏ, hơn 2 khối 50.000 đồng hai người. Vất vả lắm nhưng cũng vẫn may. Có khi đến 2-3 ngày cứ đạp xe đến rồi lại đạp xe về mà không có ai thuê. May mắn thì cũng vất vả lắm. Ngày có bù ngày không thì mỗi ngày cũng được 100.000 đồng. Ngày được đến 200.000-250.000 đồng thì đều về muộn. Có khi 8h tối mới xong khoán, đạp xe về đến nhà cũng đã hơn 9h tối”.

Chị Nguyễn Thị Mơ (quê Thanh Hóa) ngồi cạnh đấy phân trần: “Ngày lễ hay ngày thường cũng thế cả. Nhắc đến chợ người thì ai cũng biết. Thôi thì làm đủ thứ việc, những việc người ta ngại động tay, động chân thì tới lượt mình. Từ những việc nhẹ nhàng như rửa bát, dọn dẹp nhà cửa đến những việc nặng nhọc như xúc đất, cát, gánh gạch, vác xi măng đủ cả. Nhưng chủ yếu họ vẫn thuê mình xúc cát, gánh gạch... cho các công trường xây dựng. Cứ 20.000 đồng một mét khối. Có ngày kiếm được 100.000-200.000 đồng là gánh đến 2-3 tấn trên vai”.

Bon chen góc “chợ người” đường Bưởi, ba người phụ nữ đang ngồi phía đầu dốc như lọt thỏm nơi góc chợ có đến gần 20 người đàn ông. Cùng ở xa lên đây mưu sinh, chị Trần Thị Vinh (Nghệ An) chia sẻ: “Phụ nữ đứng ở chợ người vất vả lắm. Nhiều người hỏi sao bon chen được với đàn ông con trai? Nhưng thật ra có những việc phụ nữ làm được mà đàn ông lại vụng. Mà nhiều khi những người đến thuê cũng chẳng phân biệt đàn ông đàn bà. Mình xác định làm nơi “chợ người” này là cũng chấp nhận nặng nhọc chẳng khác gì đàn ông chứ”.

Khi được hỏi tới có mong ước gì trong ngày 8/3, chị Vinh bảo không hy vọng sẽ được tặng hoa, hay được nghỉ ngơi theo đúng nghĩa... mà chỉ có một điều giản dị: Được nhiều người gọi việc hơn.

Chị Lành, một lao động đến từ Nam Trực, Nam Định cho biết, cuộc sống vất vả, chị lên thành phố kiếm việc “ai thuê gì thì làm”, để có đồng trang trải và lo cho con đi học. Ở nhà có nghe về ngày 8/3 trên ti vi nhưng lên đây mới thấy không khí như vậy nhưng biết chỉ để mà biết thôi chứ cũng chẳng làm gì. Một bó hoa hay một món quà là điều vô cùng xa xỉ đối với chị Lành. Tuy vậy, người phụ nữ này không buồn, chị vẫn vui vì bản thân đang góp phần vào hạnh phúc của gia đình mình. Vui vẻ đếm những đồng tiền lẻ sau một ngày lao động mệt nhoài, chị Lành nhẩm tính: “Hôm nay công việc nhẹ lắm, thế mà kiếm được những 80.000 đồng, mừng rơn”.

“Vui gì ngày 8/3?”

Chẳng phải riêng mùng 8/3 mà đêm nào cũng thế, những tiếng chổi tre đều đặn lùa vào từng ngõ ngách phố phường trong đêm khuya. Những chị lao công lặng lẽ với công việc của mình dọn sạch những bó hoa vứt chỏng trơ bên vỉa hè hay dưới những rãnh nước. Tôi đã phải chờ họ rất lâu cho đến khi công việc của họ kết thúc thì đồng hồ đã chỉ sang ngày 8/3 từ bao giờ.

Một chút thảnh thơi của cuối ngày làm việc, một chị lao công ngồi bệt xuống vỉa hè đường Nguyễn Trãi, Thanh Xuân: “Đêm nay còn đỡ chứ đêm mai các cô cậu yêu nhau tặng hoa rồi buổi khuya vứt bừa bãi đầy đường. Chúng tôi lại tha hồ mà quét chứ vui gì ngày 8/3?”.

“Một ngày 8/3 của chị có niềm vui gì không?” - tôi cất tiếng hỏi. Chị ngồi lặng im một lát rồi không trả lời tôi, chị đứng dậy quét dọn nốt quãng đường cuối cùng.

Thấy vậy, người đồng nghiệp của chị ghé tai nói nhỏ với tôi: “Chị ấy năm nay đã ngoài 40 tuổi mà đã có chồng con gì đâu”. Chợt thấy mình có lỗi vô cùng, tôi đứng tần ngần bên chiếc xe rác của chị rất lâu. Hà Nội càng đêm càng lạnh thấu xương...

Ai đó cứ bảo phố phường về đêm tĩnh và vắng vẻ lắm. Nhưng nếu để ý kĩ thì hình như là không phải. Lượn xe một vòng khắp các con đường, đâu đâu cũng thấy thấp thoáng bóng dáng cần mẫn của các chị lao công. Họ đang ngồi tụm lại với nhau trò chuyện về gia đình, về công việc hay về muôn thứ nhỏ nhặt của cuộc sống. Nụ cười đôi lúc bật lên giòn tan và trong trẻo. Bởi chính họ, chính các cô, các chị lao công là những người đầu tiên đón nhận thời khắc của một ngày 8/3. Và cũng chính họ là những người làm công việc “hậu 8/3” vào buổi đêm ngày hôm sau. Chỉ có điều liệu họ thực sự có một ngày 8/3 theo đúng nghĩa hay không? Điều này chúng ta vẫn thường vô tâm.

Một chị bán ngô dạo run rẩy trong giá lạnh, một cô thu gom giấy lộn ngủ vùi trên một góc phố Bà Triệu trong chiếc chăn mỏng manh được làm bằng nilon mỏng, và ngoài đê sông Hồng hun hút gió, nhịp sống của những phụ nữ lao động ở khu chợ Long Biên dường như mới chỉ bắt đầu. Họ, ở một góc khuất nào đó của đời sống, đã làm nên vẻ đẹp đa màu sắc của cuộc sống chốn thị thành. 

Thu Hồng

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu tại buổi làm việc với Ban Thường vụ tỉnh Lào Cai.

Lào Cai cần khai thác tối đa lợi thế để sớm trở thành trung tâm du lịch, kinh tế cửa khẩu của vùng và cả nước

(PLVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính tin tưởng tỉnh Lào Cai sẽ sớm vươn lên trở thành trung tâm của vùng và cả nước về du lịch, kinh tế cửa khẩu, dịch vụ và công nghiệp; thuộc nhóm các tỉnh có thu nhập cao nhất cả nước; có không gian sinh thái, bản sắc, kết nối sáng tạo, là điểm đến yêu thích, thân thiện, hấp dẫn...

Đọc thêm

Chuyển đổi số trong Quân đội gắn với an toàn thông tin

Hội nghị triển khai nhiệm vụ về CĐS và thực hiện Đề án Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ CĐS quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06) trong Bộ Quốc phòng năm 2024. (Ảnh: mod.gov.vn)
(PLVN) - Chuyển đổi số trong Quân đội nhân dân Việt Nam không chỉ là một xu thế tất yếu trong thời đại Cách mạng công nghiệp 4.0 mà còn là nhiệm vụ chiến lược, góp phần nâng cao sức mạnh chiến đấu, bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Với sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, Quân đội đã và đang triển khai đồng bộ các chính sách, giải pháp nhằm xây dựng lực lượng “Cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại”, đáp ứng yêu cầu quốc phòng trong kỷ nguyên số.

Hành trình bảo vệ chủ quyền không gian mạng trước thách thức thời đại

Thừa ủy quyền của Chủ tịch nước, đồng chí Đại tá Vũ Hữu Hanh - PBTĐU, Tư lệnh Bộ Tư lệnh 86 trao Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba trao tặng Trung tâm 586. (Ảnh trong bài: Trung tâm 586)
(PLVN) - Không gian mạng là vùng “lãnh thổ đặc biệt” của quốc gia. Đấu tranh và bảo vệ chủ quyền không gian mạng là nhiệm vụ quan trọng thiết yếu, lâu dài của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân. Trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 (khóa IX) về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”, Đảng ta nhận định rõ: Nguy cơ xảy ra chiến tranh mạng, mất an ninh thông tin ngày càng tăng và đặt ra mục tiêu phải chủ động phòng ngừa, ngăn chặn có hiệu quả chiến tranh mạng.

80 năm vẻ vang Quân đội nhân dân Việt Nam

Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 được nhân dân thế giới ngợi ca là “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. (Ảnh tư liệu: dangcongsan.vn)
(PLVN) - Ngày 22/12/1944, Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam chính thức ra đời, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong cuộc đấu tranh giành độc lập và bảo vệ Tổ quốc. Trải qua 80 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành, QĐND Việt Nam không chỉ ghi dấu ấn trong những chiến công vang dội, mà còn tiếp tục là lực lượng tiên phong trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

Bảo vệ Tổ quốc là nhiệm vụ thiêng liêng!

Tổng Bí thư Tô Lâm trao tặng Huân chương Độc lập hạng Nhất cho Tổng Cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam ngày 12/12/2024. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
(PLVN) - Thời gian qua, tình hình thế giới, khu vực diễn biến nhanh, phức tạp, khó dự báo. Tình hình càng phức tạp, nhiệm vụ quân sự, quốc phòng càng nặng nề, khó khăn càng nhiều hơn. Trong bối cảnh đó, Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam đã và đang hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ, góp phần quan trọng vào những thành tựu toàn diện của đất nước.

Diễn văn Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Diễn văn Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
Sáng 20/12, tại Thủ đô Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Quân ủy Trung ương - Bộ Quốc phòng, trọng thể tổ chức Lễ kỷ niệm cấp quốc gia 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024). Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương, dự và đọc Diễn văn tại Lễ kỷ niệm.

Lãnh đạo Đảng và Nhà nước viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 80 năm Ngày QĐND Việt Nam

Lãnh đạo Đảng và Nhà nước viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 80 năm Ngày QĐND Việt Nam
Nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944- 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989- 22/12/2024), sáng 20/12/2024, tại Hà Nội, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Quân ủy Trung ương – Quốc Bộ Quốc phòng đến đặt vòng hoa và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Nâng cao nhận thức quốc tế về tình hình nhân quyền ở Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo Nhân quyền Chính phủ Đỗ Hùng Việt phát biểu chỉ đạo Hội thảo. Ảnh: BTC
(PLVN) - Ngày 19/12, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Nhân quyền Chính phủ phối hợp với Báo Thế giới và Việt Nam tổ chức Hội thảo “Thông tin đối ngoại về quyền con người trong tình hình mới”. Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo Nhân quyền Chính phủ Đỗ Hùng Việt phát biểu chỉ đạo Hội thảo.

Thủ tướng chỉ đạo Bộ Công an 'vào cuộc' điều tra vụ cháy quán cà phê đường Phạm Văn Đồng

Hiện trường vụ cháy.

(PLVN) - Liên quan đến vụ cháy quán cà phê trên phố Phạm Văn Đồng (Hà Nội) khiến 11 người tử vong, Thủ tướng Phạm Minh Chính gửi lời thăm hỏi, chia buồn sâu sắc tới thân nhân, gia đình người bị nạn; đồng thời chỉ đạo các cơ sở khám chữa bệnh tạo điều kiện tốt nhất để cứu chữa người bị thương trong vụ cháy; khẩn trương điều tra và xử lý nghiêm đối tượng vi phạm.