Những ngày cuối đời của “đệ nhất danh cầm” Nguyễn Vĩnh Bảo: Mỗi khi nghe tiếng đàn lại mấp máy môi, hé mắt nhìn

Nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảo.
Nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảo.
(PLVN) - Thông tin nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảo trút hơi thở cuối cùng tại nhà riêng ở TP Cao Lãnh (Đồng Tháp) vào 18h50 ngày 7/1 do tuổi cao sức yếu sau ba đợt nhập viện điều trị các căn bệnh nền, hưởng thọ 104 tuổi, khiến nhiều người hâm mộ tiếc nuối.

Có thể nói, ở Việt Nam, nhạc sư Vĩnh Bảo là người duy nhất vừa là nhạc sĩ trình tấu vừa là giáo sư giảng dạy âm nhạc truyền thống, lại vừa là người đóng đàn sáng tạo. Ông cũng là người cao tuổi nhất dạy đàn dân tộc, thậm chí còn dạy qua mạng internet cho học trò khắp thế giới.

Lúc sinh thời, dù hơn 100 tuổi nhưng ngón đờn của nhạc sư vẫn điệu nghệ, trầm bổng, du dương, cuốn hút người mộ điệu. Tiếng đờn ấy còn là tiếng lòng của vị nhạc sư ngoài trăm tuổi. Tiến sĩ Lịch sử Văn hóa Lê Hồng Phước (ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn - ĐHQG TP HCM), một học trò của nhạc sư Vĩnh Bảo từng có hai câu thơ nói về tiếng đàn của thầy mình như sau: “Nhạc quyện vào hồn, hồn thành nhạc/ Hồn nương tiếng nhạc nhạc hóa hồn”. 

Theo TS Phước, nhạc sư Vĩnh Bảo đã gắn bó với cổ nhạc gần trọn trăm năm. Những thịnh suy của đờn ca tài tử Nam Bộ và nghệ thuật cải lương từ khi mới mình thành, ông đều trải nghiệm đầy đủ. Cố GS Trần Văn Khê cũng đánh giá nhạc sư Vĩnh Bảo là “hậu tổ” Đờn ca tài tử Nam Bộ.

Nhạc sư Vĩnh Bảo ngoài trăm tuổi nhưng tiếng đờn thì không có tuổi. Những nốt nhạc nhấn nhá mềm mại lảnh lót theo từng cung bậc cảm xúc. Từ tiếng nhạc của làng quê, của một vùng đất, ông đã biến nó thành nét đặc sắc của dân tộc và lan tỏa sang nhiều quốc gia trên thế giới.

Cố GS Trần Văn Khê từng đánh giá: “Chưa từng nghe ngón đàn tranh nào hay hơn ngón đàn của nhạc Vĩnh Bảo: Phong phú, bay bướm, sâu sắc. Nếu ngày nào đó nhạc Vĩnh Bảo mất đi, thế giới sẽ mất đi tiếng đàn liêu trai, phù thủy độc nhất vô nhị”. Chúng ta đã thực sự mất đi tiếng đàn hữu thanh, còn tiếng đàn vô thanh, tiếng đàn “ngoài trăm năm” luôn vang vọng trong tâm hồn người mộ điệu. 

Nhạc sư Vĩnh Bảo sinh ra trong một gia đình nho học rất yêu thích đờn ca tài tử. Từ lúc 5 tuổi ông đã biết chơi đờn kìm, đờn cò, 10 tuổi biết chơi rất nhiều các loại nhạc cụ dân tộc. Từ 1955 cho đến 1964, ông dạy môn đàn tranh và cũng là trưởng ban nhạc cổ miền Nam tại Trường Quốc gia Âm nhạc và Kịch nghệ ở Sài Gòn.

Ông cũng là người cải tiến đàn tranh từ 16 dây thành đàn tranh 17, 19 và 21 dây với kích thước và âm vực rộng hơn. Ông là nhạc sư hiếm hoi của Việt Nam, trong số sáu nhạc sư có tầm ảnh hưởng trên thế giới, được vinh danh tại hội thảo Dân tộc Nhạc học thế giới ở Honolulu (Mỹ) năm 2006. Tháng 5/2018, nhạc sư Vĩnh Bảo về quê nhà Đồng Tháp để an hưởng tuổi già, sau một hành trình không mệt mỏi cùng nghệ thuật dân tộc. 

Cô Thu Anh (con gái nhạc sư) kể về việc đầu tháng 12/2020 cha mình hôn mê. Nhiều học trò đến thăm ông hoàn toàn không hay biết. Nhưng đến khi nghe tiếng đàn của NSƯT Văn Hai, đạo diễn Tấn Phát, và TS Lê Hồng Phước, thì nhạc sư chợt mấp máy môi và hé mắt nhìn.

Cứ như thế, mỗi khi nghe giai điệu tài tử của quê hương, ông lại như có thêm chút sức lực phục hồi và mấp máy môi gọi đúng tên từng người. Có lúc nhạc sư  nói những câu bằng tiếng Pháp, thứ ngôn ngữ mà ngày trước nhạc sư hay sử dụng làm thơ, viết văn.

“Âm nhạc thì vô cùng, mà đời người thì hữu hạn. Tôi vẫn còn những ước mơ về âm nhạc chưa với tới được và còn nhiều kế hoạch vẫn phải tiếp tục...”, ông từng chia sẻ. Mong muốn lớn nhất trong cuộc đời nhạc sư Vĩnh Bảo là làm sao có thể lưu giữ những nét nhạc cổ truyền nguyên bản nhất cho thế hệ trẻ. 

Lúc sinh thời, nhạc sư Vĩnh Bảo từng được vinh danh ở nhiều giải thưởng: Giải thưởng Đào Tấn (2005), Giải thưởng Phan Châu Trinh (2015)... Năm 2008 ông được Chính phủ Pháp tặng huy chương nghệ thuật và văn học bậc Officier. Năm 2014, Thủ tướng Chính phủ tặng ông bằng khen cho công tác bảo tồn, phát huy nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ, góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Tang lễ nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảo được tiến hành tại CLB Hưu trí tỉnh Đồng Tháp (đường Nguyễn Thị Minh Khai, TP Cao Lãnh). Theo nguyện vọng của gia đình, nhạc sư sẽ được hỏa táng tại Nghĩa trang Quảng Khánh, TP Cao Lãnh và đưa tro cốt về thờ tại nhà riêng.

Đọc thêm

Khát khao làm phim điện ảnh “bom tấn”

Bộ phim "Khóc hay cười" thu hút nhiều khán giả.
(PLVN) - “Chúng tôi cố gắng một năm sẽ làm 3 - 4 phim chiếu rạp. Chúng tôi mong muốn làm phim điện ảnh bom tấn, kiểu Hollywood ”. Đó là lời chia sẻ của Đạo diễn Phạm Đức Dũng tại họp báo ra mắt Hãng phim Bạch Mã ngày 13/11/2024 tại Hà Nội.

Huỳnh Thị Thanh Thủy- Tự hào nhan sắc Việt

Huỳnh Thị Thanh Thủy- Tự hào nhan sắc Việt
(PLVN) -  Xuất sắc vượt qua nhiều đại diện đến từ các quốc gia trên thế giới, Huỳnh Thị Thanh Thủy đã đăng quang ngôi vị cao nhất, mang về chiếc vương miện danh giá Hoa hậu Quốc tế đầu tiên cho Việt Nam, đây là sự kiện quan trọng, đánh dấu tên tuổi Việt Nam trên bản đồ nhan sắc thế giới.

'Giọng hát hay Hà Nội năm 2024' - khơi dậy tình yêu Hà Nội

Cuộc thi “Giọng hát hay Hà Nội năm 2024” chính thức trở lại, tiếp tục hành trình tìm kiếm và vinh danh những giọng ca trẻ đầy tài năng của Thủ đô. (ảnh Thùy Dương)
(PLVN) - Cuộc thi “Giọng hát hay Hà Nội năm 2024” không chỉ là sân chơi nghệ thuật, mà còn là dịp để các thí sinh cũng như người dân Hà Nội ôn lại những trang sử hào hùng và khơi dậy tình yêu, niềm tự hào về quê hương trong trái tim mỗi người.

Văn hóa kinh doanh là giải pháp quan trọng để phát triển đất nước

Các đại biểu thảo luận tọa đàm: "Doanh nghiệp thời 4.0: Chuyển đổi văn hóa số tạo nên sự khác biệt."(Ảnh: BTC).
(PLVN) -  “Trong giai đoạn hiện nay, trước các cơ hội và thách thức đặt ra, chúng ta đã xác định văn hóa là nguồn lực nội sinh quan trọng. Bảo vệ bản sắc văn hóa, phát huy tiềm năng sức mạnh văn hóa dân tộc trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp, văn hóa kinh doanh là giải pháp quan trọng để phát triển đất nước”.

200 tác phẩm "Hiện Linh" khám phá thế giới của đất mẹ

200 tác phẩm "Hiện Linh" khám phá thế giới của đất mẹ (ảnh P.V)
(PLVN) - Triển lãm gốm "Hiện Linh" mang tới công chúng, những người yêu nghệ thuật gần 200 tác phẩm lần đầu được ra mắt của Giáo sư, họa sĩ Ngô Xuân Bính. Trong không gian đương đại tại Bảo tàng Hà Nội, các tác phẩm gốm ‘Hiện Linh’ sẽ dẫn dắt người xem bước vào thế giới vừa quen thuộc, vừa mới lạ của đất Mẹ.

Huyền thoại kép độc hiếm có của làng cải lương

Vai diễn để đời Hội đồng Thăng diễn cùng NSND Bạch Tuyết (cô Lựu) trong vở Đời cô Lựu. (Ảnh: Chụp màn hình)
(PLVN) - Nhờ phong cách ca ngâm và diễn xuất tài tình, NSND Diệp Lang là một trong những huyền thoại của sân khấu cải lương Việt Nam. Đặc biệt, ông gây ấn tượng với khán giả với những vai kép độc diễn như không diễn mà đến thời điểm hiện tại chưa ai có thể thay thế được.

Nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam

Lễ hội Sayangva của dân tộc Chơ Ro tỉnh Đồng Nai (ảnh Hoàng Long).
(PLVN) - Khoảng 400 nghệ nhân, nghệ sỹ, đồng bào các dân tộc sẽ tham gia Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc-Di sản văn hóa Việt Nam” năm 2024 và Liên hoan nghệ thuật hát Then, đàn Tính các dân tộc Tày, Nùng, Thái lần thứ VII-năm 2024 tại Làng Văn hóa Du lịch các dân tộc Việt Nam (Hà Nội) với nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc.

Truyền thống - Văn hiến - Mạch dẫn không gian sáng tạo đương đại

 Các chuyên gia, các nhà quản lý cho rằng không gian sáng tạo tại Bảo tàng Hà Nội có vai trò quan trọng trong việc duy trì và phát huy bản sắc văn hóa Thủ đô (Ảnh: Xuân Thắng).
(PLVN) - Không gian sáng tạo tại Bảo tàng Hà Nội có vai trò quan trọng trong việc duy trì và phát huy bản sắc văn hóa Thủ đô. Cùng với đó là những thách thức đối với Bảo tàng Hà Nội để tăng cường sức hấp dẫn của các hoạt động sáng tạo và thu hút nhiều đối tượng khách tham quan, đặc biệt là giới trẻ.

Đa cảm xúc với 'Dù chỉ một lần thôi'

"Dù chỉ một lần thôi" của ca sĩ HÚH đa màu sắc, đa cảm xúc (ảnh Thảo Phương).
(PLVN) - “Dù chỉ một lần thôi” của ca sĩ HÚH đa màu sắc, đa cảm xúc, từ sôi động với những màn biểu diễn bốc lửa, cho đến lắng đọng, cảm động qua những bài học về đam mê, gia đình.

117 bộ phim trình chiếu Liên hoan phim quốc tế Hà Nội

Liên hoan phim sẽ trình chiếu 117 bộ phim của 51 quốc gia và vùng lãnh thổ (ảnh Thùy Dương)
(PLVN) - Với khẩu hiệu: “Điện ảnh: Sáng tạo - Cất cánh”, Liên hoan phim quốc tế Hà Nội 2024 hứa hẹn là sự kiện quan trọng không chỉ của điện ảnh mà còn góp phần quan trọng quảng bá hình ảnh Thủ đô Hà Nội, đất nước Việt Nam đến bạn bè trong nước và quốc tế. Liên hoan phim sẽ trình chiếu 117 bộ phim của 51 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Ca sĩ Ngọc Châm cháy bỏng khi được hát ca khúc mình mê đắm

Ca sĩ Ngọc Châm hy vọng hát bằng trái tim thì sẽ được mọi người yêu mến. (Ảnh: Bình Quách)
(PLVN) - Trong chặng đường hoạt động nghệ thuật rất phong phú của mình, Ngọc Châm ở rất nhiều vai trò, nhưng với "Giai nhân 2", cô sẽ chỉ là ca sĩ để được sống trọn vẹn trong tình yêu âm nhạc của một người ca sĩ, để thỏa nỗi khao khát hát của cô bấy lâu nay, để được hát những gì mình thích, mình yêu, mình say đắm.