Những con số ấn tượng ở Cục Kiểm tra văn bản

Cán bộ STP tỉnh Yên Bái kiểm tra các VBQPPL , ảnh bài Doãn Sơn
Cán bộ STP tỉnh Yên Bái kiểm tra các VBQPPL , ảnh bài Doãn Sơn
(PLO) - Bên cạnh những con số ấn tượng về kiểm tra văn bản tại Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) thì việc kiểm tra văn bản theo chuyên đề, theo địa bàn, theo các nguồn thông tin của Cục năm vừa qua cũng đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Thời gian tới, đã có nhiều đề nghị mong muốn Cục tăng cường hơn nữa hoạt động kiểm tra văn bản có trọng tâm, trọng điểm và theo chuyên đề.

Đưa nhiều văn bản vào “tầm ngắm”

Thực hiện kế hoạch công tác năm 2016, Cục Kiểm tra VBQPPL đã xây dựng, trình lãnh đạo Bộ ban hành Kế hoạch và triển khai thực hiện kiểm tra văn bản theo chuyên đề về nông nghiệp và phát triển nông thôn và chuyên đề về văn hóa, thể thao và du lịch. Ngoài ra, Cục đã tổ chức kiểm tra các Thông tư của Bộ Y tế, Bộ Giao thông vận tải có chứa điều kiện kinh doanh không phù hợp với quy định của Luật Đầu tư năm 2014; 26 văn bản do 26 UBND các tỉnh ban hành quy định về tiêu chí xét duyệt hồ sơ thành lập văn phòng công chứng.

Về chuyên đề nông nghiệp và phát triển nông thôn, Cục đã tiến hành thu thập, phân loại và thực hiện kiểm tra đối với 153 văn bản (gồm 150 VBQPPL và 3 văn bản chứa QPPL); phát hiện 14 văn bản có nội dung trái pháp luật về nội dung, thẩm quyền; ra Thông báo/Kết luận kiểm tra đối với 7 văn bản có nội dung trái pháp luật cần phải xử lý ngay. Đến nay, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã thực hiện việc xử lý đối với 6 văn bản. Các văn bản còn lại, Cục đang tiếp tục xây dựng kết luận kiểm tra để đề nghị Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn xem xét, xử lý nội dung trái pháp luật. 

Về chuyên đề văn hóa - thể thao và du lịch, Cục đã tiến hành thu thập, phân loại và thực hiện kiểm tra đối với 67 VBQPPL. Qua đó, phát hiện 5 văn bản có nội dung trái pháp luật về nội dung, thẩm quyền; ra Kết luận kiểm tra đối với 1 văn bản có nội dung trái pháp luật cần phải xử lý ngay và đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch kịp thời ban hành văn bản xử lý. Đối với các văn bản còn lại, Cục đang tiếp tục hoàn thiện kết luận kiểm tra để đề nghị Văn hóa, Thể thao và Du lịch xem xét, xử lý nội dung trái pháp luật. 

Đặc biệt, trên cơ sở phản ánh của các nguồn thông tin (các phương tiện thông tin đại/ chúng, cơ quan, tổ chức và công dân), Cục đã tiến hành kiểm tra, phát hiện dấu hiệu trái pháp luật của nhiều văn bản, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền tự kiểm tra, xử lý các văn bản có nội dung trái pháp luật. Cụ thể như Quyết định số 1623/QĐ-UBND của UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế ban hành Quy chế quản lý và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận Bún bò Huế; Công văn số 2973/SNV-ĐTBDTD của Sở Nội vụ TP.Hà Nội về việc rà soát việc tính điểm tuyển dụng viên chức; Công văn số 557/BCĐ của Ban chỉ đạo bảo vệ bí mật nhà nước TP.Hải Phòng về việc máy tính Lenovo cài đặt phần mềm điều khiển trước khi xuất xưởng; Thông tư số 27/2012/TT-BCA của Bộ Công an quy định về mẫu Chứng minh nhân dân…

Phấn đấu thành địa chỉ cho người dân tìm đến phản ánh thông tin

Cũng trong năm 2016, Cục đã tham mưu cho Lãnh đạo Bộ thành lập Đoàn công tác liên ngành thực hiện việc kiểm tra văn bản theo địa bàn kết hợp kiểm tra công tác soạn thảo, ban hành, kiểm tra, xử lý và rà soát, hệ thống hóa VBQPPL tại 3 tỉnh Hậu Giang, Sóc Trăng, Hải Dương. Đồng thời thành lập các đoàn công tác của Cục thực hiện việc kiểm tra văn bản theo địa bàn và nắm tình hình thực hiện công tác kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa tại 10 địa phương (gồm Lai Châu, Thanh Hóa, Đồng Nai, Tây Ninh, Hòa Bình, Hà Nam, Bình Định, Phú Yên, Sơn La, Hà Tĩnh). 

Qua kiểm tra thấy rằng, công tác xây dựng, ban hành văn bản, công tác kiểm tra, rà soát, xử lý VBQPPL nhìn chung được các địa phương quan tâm chỉ đạo thực hiện, cơ bản đảm bảo được sự phối hợp giữa các cơ quan liên quan và vai trò Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp trong việc giúp cơ quan có thẩm quyền tại địa phương ban hành VBQPPL. Phần lớn VBQPPL của HĐND, UBND cấp tỉnh và cấp huyện đã được Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp tiến hành thẩm định trước khi ban hành, góp phần tích cực để đảm bảo chất lượng xây dựng, ban hành VBQPPL tại địa phương.

Tuy nhiên, số lượng công chức làm công tác xây dựng, kiểm tra, xử lý và rà soát hệ thống hóa VBQPPL tại Sở Tư pháp phần lớn vẫn còn quá mỏng so với khối lượng công việc và yêu cầu nhiệm vụ (chỉ có từ 3 – 4 biên chế); việc xây dựng cơ sở dữ liệu, sử dụng đội ngũ cộng tác viên kiểm tra, rà soát văn bản còn rất hạn chế. Do đó, việc kiểm tra, xử lý, rà soát văn bản vẫn gặp nhiều khó khăn, chưa được triển khai đầy đủ, kịp thời. Tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh hầu hết chưa có công chức pháp chế chuyên trách hoặc tổ chức pháp chế theo quy định, chỉ có công chức hoạt động kiêm nhiệm tại Văn phòng hoặc các phòng chuyên môn khác nhưng lại thường xuyên thay đổi, chưa thực sự có một bộ phận đầu mối phụ trách các nhiệm vụ của công tác pháp chế. Vì thế, chất lượng, hiệu quả của công tác pháp chế nói chung, công tác soạn thảo, trình ban hành, kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa VBQPPL nói riêng tại các địa phương còn hạn chế.

Nhằm khắc phục những điểm yếu trên, một số ý kiến cho rằng công tác kiểm tra cần gắn kết chặt chẽ hơn với công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật. Trong điều kiện Bộ Tư pháp đã chọn lĩnh vực trọng tâm, chuyên ngành để theo dõi là hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp thì nên chăng công tác kiểm tra cũng chọn một số lĩnh vực trọng tâm để thực hiện hoạt động của mình. Đồng tình với quan điểm này, Phó Cục trưởng Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật Hồ Quang Huy còn mong muốn, Cục Kiểm tra VBQPPL tăng cường kiểm tra theo chuyên đề.

Về phía Lãnh đạo Bộ Tư pháp, Thứ trưởng Phan Chí Hiếu cũng cho rằng trong thời gian tới cần chú trọng kiểm tra văn bản theo nguồn thông tin, làm sao cho người dân, doanh nghiệp biết đến Cục như một địa chỉ cho họ tìm đến phản ánh, kiến nghị. Bộ trưởng Lê Thành Long thì chỉ đạo phải xác định được lĩnh vực kiểm tra trọng tâm, trọng điểm và một khi đã tiếp nhận thông tin đầu vào từ các nguồn khác nhau là phải cơ chế phản hồi thông tin theo hướng đề cao trách nhiệm chủ yếu của Cục với tư cách cơ quan chuyên môn.

Tin cùng chuyên mục

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Đọc thêm

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
HĐND tỉnh Quảng Ninh nhất trí bầu bà Trịnh Thị Minh Thanh – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, làm Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh; ông Phạm Đức Ấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV...