Những câu chuyện ngoài số liệu về bình đẳng giới

Ảnh minh họa. (Nguồn: Hanoi Pride)
Ảnh minh họa. (Nguồn: Hanoi Pride)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Số liệu nghiên cứu không nói lên tất cả vấn đề về bình đẳng giới tại Việt Nam, đặc biệt là trong thời đại của sự khủng hoảng về giới và môi trường, hàng loạt góc nhìn luôn được đổi chiều theo thời gian. Tuy nhiên, có những diễn ngôn, câu chuyện chưa có thông số vẫn ngầm tồn tại gây ra nhiều tranh cãi.

“Khuôn vàng, thước ngọc” về giới

Có một sự thật, những khuôn mẫu truyền thống về giới tính không hoàn toàn biến mất, mà thậm chí đang được củng cố trong xã hội đương đại ở Việt Nam. Đó là các quy chuẩn về tố chất của người phụ nữ và đàn ông. PGS.TS Phạm Quỳnh Phương – Khoa Các khoa học liên ngành thuộc ĐHQG Hà Nội cũng đã chia sẻ: “Khi khảo sát trên mạng xã hội, một số báo chí online, những khuôn mẫu giới có tính truyền thống đã tồn tại lâu trong xã hội Việt Nam, vẫn được củng cố rất mạnh trong quan niệm của giới trẻ”.

Điều này còn thể hiện rất rõ qua những ngôn từ đã trở thành “mẫu số chung”, được thuộc lòng như vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam là nhân hậu, dịu dàng, trắc ẩn, yêu thương, thông qua hình ảnh cô Tấm, Thúy Kiều. Ngược lại, xã hội thường gắn cho nam giới những tố chất mạnh mẽ, dũng cảm, logic, phóng khoáng,… giống một số nhân vật đã trở thành “huyền thoại” với học sinh Việt Nam như Thạch Sanh, Tnú trong “Rừng xà nu”, Thánh Gióng…

“Quy ước ngầm” không số liệu khoa học trong xã hội về tố chất của hai giới nam và nữ đã chi phối đến việc chọn nghề của giới trẻ ở Việt Nam. Phần lớn gia đình hướng phụ nữ đi theo các ngành phù hợp với như văn phòng, chăm sóc, viết lách, xã hội. Còn nam giới sẽ được khuyến khích theo học những ngành như khoa học tự nhiên, kỹ thuật…

Theo báo cáo “Thị trường nhân lực ngành Công nghệ thông tin 2020” của VietnamWorks InTECH chỉ ra rằng, nữ giới chỉ chiếm 11% trong tổng số người theo học công nghệ thông tin. Số liệu của Trường Đại học Công nghệ thông tin, trong năm 2019 cũng cho thấy số lượng sinh viên nam chiếm tỷ lệ cao nhất với gần 80%, tương ứng với (1.430 sinh viên) so với hơn 20% sinh viên nữ. Trường Đại học Bách khoa có 4.273 sinh viên nam nhưng chỉ có 1.150 sinh viên nữ, tương đương với hơn 78% sinh viên nam so với 22% sinh viên nữ.

Điều này, tạo ra những áp lực vô hình cho cả hai giới, khi một mặt vẫn chịu những quy chuẩn về giới tính, mặt khác phải sống sao cho bình đẳng. Người phụ nữ trong thời kỳ hiện đại mỗi ngày vừa đi làm trong các cơ quan, tổ chức, nhưng vẫn phải làm tròn bổn phận chăm lo cho con cái, gia đình. Đồng thời, người đàn ông phải gánh áp lực về công việc, đồng thời, anh ta phải giúp đỡ vợ trong công việc gia đình, để tạo bình đẳng giới.

“Phụ nữ giờ sướng lắm, đàn ông mới khổ”

Thời gian gần đây, một số diễn ngôn “đàn ông cũng gặp phải áp lực về giới” được lan truyền rộng rãi trong xã hội Việt Nam. Đây là vấn đề còn gây ra nhiều tranh cãi, khi thực tế, bất bình đẳng đối với phụ nữ vẫn đang diễn ra tại Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung.

Trong khi việc đấu tranh chống lại bất bình đẳng của phụ nữ đã có số liệu, cấu trúc lịch sử, thậm chí được nghiên cứu thành một hệ thống thì việc bất bình đẳng người đàn ông chỉ là một vài áp lực xuất hiện trong những năm gần đây.

Theo báo cáo hằng năm về khoảng cách giới toàn cầu do Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) công bố, trung bình khoảng cách giữa nam và nữ ở bốn chỉ số đo lường bình đẳng giới (bao gồm sức khỏe, giáo dục, kinh tế và chính trị) đã được rút ngắn 68% và với tốc độ như hiện nay, mất đúng 100 năm nữa, khoảng cách này mới có thể bị xóa bỏ hoàn toàn.

Một vài nghiên cứu về giới sẽ cho thấy điều này, theo thống kê của ISDS “Nam giới và nam tính tại Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa” vào năm 2020 cho thấy 17.51% nam giới thành thị cảm thấy cô đơn, lạc lõng, 13.09% ở nông thôn cảm thấy chán nản thất vọng, do phải chịu áp lực “nam tính”, trở thành người trụ cột.

Tại Việt Nam, trong vài chục năm gần đây, phụ nữ đối mặt với hàng loạt các vấn đề về giới liên quan đến cả thể xác và tinh thần. Theo thống kê, tỷ lệ mắc trầm cảm sau sinh của phụ nữ rơi vào khoảng 33% sản phụ. Nhưng có tới 50% số đó không được chẩn đoán bởi chuyên gia y tế, trong đó có rất nhiều người gặp áp lực do không sinh được con trai.

Theo một kết quả của Viện Nghiên cứu quốc gia về bạo lực đối với phụ nữ ở Việt Nam năm 2019, cứ 3 phụ nữ thì có gần 2 người (chiếm 63%) đã từng bị một hoặc hơn một hình thức bạo lực trong đời, bao gồm bạo lực thể xác, bạo lực tâm lý, bạo lực kinh tế, kiểm soát hành vi… Ngoài ra, còn các vấn đề về bất bình đẳng về tiền lương trong các doanh nghiệp khi phụ nữ bị trả thấp hơn đàn ông.

Ảnh minh họa. (Nguồn:eten.edu)

Ảnh minh họa. (Nguồn:eten.edu)

Hay các vấn đề nhức nhối về nạn quấy rối tình dục, theo nghiên cứu vào năm 2017, có đến 87% phụ nữ Việt Nam từng là nạn nhân của vấn đề này. Thậm chí vào năm 2017, trên thế giới đã nổ ra “làn sóng” Metoo được rất nhiều nghệ sĩ, giới trẻ Việt Nam ủng hộ. Phong trào kêu gọi cộng đồng chống lại hành vi quấy rối tình dục mà nạn nhân là những người phụ nữ. Như vậy, các số liệu này cho thấy, phụ nữ không chỉ gặp một hay vài áp lực như người đàn ông, mà là một chuỗi, hệ thống vấn đề về bất bình đẳng giới.

Ủng hộ sản phẩm “đam mỹ” là ủng hộ LGBT?

Không chỉ các vấn đề về những người phụ nữ, mà ngay cả cộng đồng LGBT cũng đang chịu ảnh hưởng từ những câu chuyện không số liệu. Thế giới ngày càng cởi mở đối với xu hướng tình dục của mỗi người, tuy nhiên, có nhiều cá nhân, doanh nghiệp lợi dụng hình ảnh của cộng đồng này, để trục lợi, thay vì thật sự quan tâm đến việc phát triển sự đang dạng về giới.

Có một thời gian, nam ca sĩ Nguyễn Trần Trung Quân đã “gây bão” với câu chuyện đồng tính thông qua MV “Tự tình” được thực hiện rất nghệ thuật, chỉn chu, nhận được sự yêu mến từ khán giả. Tuy nhiên, nam ca sĩ ngày càng lạm dụng trên sân khấu hình ảnh này, gây ra sự khó chịu, “tẩy chay” trong dư luận. Hay đó là những câu chuyện về “Sơn Tinh – Thủy Tinh”, Nguyễn Huệ và Nguyễn Ánh… được sáng tác lại dựa trên tình yêu đồng giới một cách phản cảm, thiếu tôn trọng lịch sử.

Vì vậy, có nhiều người lầm tưởng chỉ cần đón nhận những sản phẩm sử dụng hình ảnh của người đồng tính nam, có nghĩa là ủng hộ bình đẳng giới. Điều đó không đúng vì LGBT là tên viết tắt các chữ cái đầu của một cộng đồng những người đồng tính nữ (Lesbian), đồng tính nam (Gay), song tính (Bisexual) và người chuyển giới (Transgender) chứ không chỉ riêng những người đồng tính nam. Tiếp theo, đó là sử dụng hình ảnh đồng tính một cách lịch sự, văn minh, chứ không thể thô tục, bất chấp nhằm lôi kéo ủng hộ của mọi người. Giống như những người phụ nữ, đàn ông cảm thấy bị xúc phạm về giới, nếu cơ thể, chuyện tình dục của được phô bày phản cảm trên truyền thông.

Hơn cả, câu chuyện bình đẳng giới dành cho cộng đồng LGBT cần nhiều số liệu hơn, không thể chỉ ca ngợi qua những sản phẩm hay những câu chuyện, khi hiện nay, vẫn còn nhiều kỳ thị ngầm xảy ra đối với họ trong trường học và nơi làm việc. Như ở thành phố Hồ Chí Minh đã từng có câu chuyện tại một Trường THPT đã ban hành quy định: “Không được bố trí nam nữ ngồi chung bàn, đặc biệt các em nam/nữ có vấn đề về giới tính (đồng tính nữ/nam) cần được bố trí ngồi riêng”. Theo khảo sát của Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE) năm 2016 trên 2.300 người LGBT chỉ ra rằng 2/3 người được hỏi từng nhìn thấy những nhận xét, hành động tiêu cực với người thuộc LGBT từ bạn bè, 1/3 đã chứng kiến lối hành xử tương tự từ giáo viên.

Điều đó, không có nghĩa bác bỏ những sản phẩm tích cực về cộng đồng người LGBT. Tuy nhiên, bên cạnh bộ phim, quảng cáo, câu chuyện sử dụng hình ảnh của người đồng tính, cần phải tuyên truyền, thay đổi, giúp mọi người hiểu rõ hơn về sự đa dạng của giới. Quan trọng hơn, đó là hành động để tạo ra một môi trường bình đẳng giới ngay trong các cơ quan, đoàn thể, trường học.

Thạc sĩ Lương Thế Huy – Viện trưởng Viện nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường đã chia sẻ: “Cách tuyệt vời nhất để ủng hộ LGBT, đó là ủng hộ những tháng không phải tháng Pride (tháng 6 hàng năm là tháng của cộng đồng LGBT), bạn có thể công bố vào tháng 6, nhưng hãy thực hiện nó quanh năm”.

Nam giới đấu tranh đòi bình đẳng với ai?

Với phụ nữ hay cộng đồng LGBT? Họ sẽ đấu tranh trong lĩnh vực nào khi phần lớn quyền lực, hệ thống giá trị vẫn đang chịu sự chi phối của một thời đại phụ hệ. Nam giới đấu tranh đòi điều gì? Đòi lại các quyền lợi mà người phụ nữ đã mất hàng trăm năm để có được, hay những đặc quyền vừa mới được nhen nhóm của cộng đồng LGBT?

Thực tế, hiện nay, phụ nữ và những người thuộc cộng đồng LGBT vẫn còn chịu sự chi phối rất nhiều về quan niệm của nam tính, ví dụ như trong lực lượng lao động, ngay cả ngôn ngữ quản trị hiện tại cũng bị ảnh hưởng bởi sự tính nam: cạnh tranh, hiệu quả, chuyên nghiệp hóa, đột phá, tối đa hóa giá trị...

Đọc thêm

Cần đẩy mạnh công tác phòng, chống lao trong trại giam

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) - Tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh lao của phạm nhân trong các trại giam của nước ta vẫn cao, nhận thức của phạm nhân về bệnh lao, đặc biệt là lao/HIV, lao đa kháng thuốc còn hạn chế nên nguy cơ lây nhiễm trong môi trường này rất lớn...

Bãi biển đẹp nhất Quảng Ngãi bị sạt lở, uy hiếp đường giao thông

Bãi biển đẹp nhất Quảng Ngãi bị sạt lở, uy hiếp đường giao thông
(PLVN) - Bờ biển Mỹ Khê (xã Tịnh Khê, TP Quảng Ngãi) được xem là bãi biển đẹp nhất tỉnh nhưng đang bị nước biển xâm thực, sạt lở nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống, sản xuất của người dân. Sạt lở bờ biển cũng uy hiếp các công trình hạ tầng đường giao thông, dầu khí, đồn biên phòng…

10 sự kiện, hoạt động công đoàn tiêu biểu năm 2024

10 sự kiện, hoạt động công đoàn tiêu biểu năm 2024
(PLVN) -  Năm 2024 là một năm đặc biệt đối với Công đoàn Việt Nam, đánh dấu kỷ niệm 95 năm thành lập và là năm đầu tiên triển khai Nghị quyết Đại hội XIII của Công đoàn. Các hoạt động nổi bật của tổ chức công đoàn đã không chỉ củng cố niềm tin của người lao động, mà còn khẳng định vai trò quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi của đoàn viên.

Ngắm nhìn vẻ đẹp hoang sơ, lạ mắt của rừng ngập mặn Bàu Cá Cái

Ngắm nhìn vẻ đẹp hoang sơ, lạ mắt của rừng ngập mặn Bàu Cá Cái
(PLVN) - Bàu Cá Cái (Quảng Ngãi) là rừng ngập mặn được bao bọc xung quanh bởi các dãy núi và đồi cát hình thành cách đây hơn 200 năm với những vết tích xưa cũ. Nơi đây không chỉ có tác dụng phòng hộ, chắn sóng mà còn mở ra hướng thoát nghèo, tạo sinh kế bền vững cho người dân sống trong vùng nhờ những sản vật từ rừng và phát triển du lịch cộng đồng.

Gần 3.000 người cao tuổi Hà Nội tham gia Ngày hội rèn luyện sức khoẻ người cao tuổi

Gần 3.000 người cao tuổi Hà Nội tham gia Ngày hội rèn luyện sức khoẻ người cao tuổi
(PLVN) -  Sáng 13/12, tại phố đi bộ Trịnh Công Sơn (quận Tây Hồ, Hà Nội), Sở Văn hóa Thể thao Hà Nội phối hợp với Hội Sức khỏe ngoài trời người trung cao tuổi Hà Nội tổ chức Ngày hội rèn luyện sức khoẻ người cao tuổi TP Hà Nội năm 2024 nhằm chào mừng kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024). Sự kiện có sự đồng hành của Vinamilk và nhãn hàng sữa Sure Prevent Gold.

Đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024: Tại sao thí sinh 'lệch' khối thi xã hội?

Những năm gần đây, thí sinh lựa chọn khối ngành xã hội luôn áp đảo khối tự nhiên. (Ảnh minh họa - Nguồn: ĐHKHXHNV- ĐHQGHN)

(PLVN) - Năm 2024, hơn 1 triệu thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT, chỉ 37% chọn bài thi Khoa học tự nhiên, số học sinh chọn bài thi Khoa học xã hội cao áp đảo chiếm 63%. Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), so với năm 2023, số thí sinh chọn bài thi Khoa học xã hội tăng 7,7% và cao nhất kể từ năm 2017 trở lại đây..