Đẩy mạnh vốn tín dụng cho doanh nghiệp khu vực Đông Nam Bộ

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -Khu vực 12 thuộc vùng Đông Nam Bộ, là trung tâm kinh tế năng động với tốc độ tăng trưởng cao, đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế Việt Nam.

Thành lập NHNN Khu vực 12 và định hướng phát triển tín dụng

Ngày 1/4, tại tỉnh Đồng Nai, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam tổ chức Lễ công bố Quyết định thành lập và ra mắt NHNN Khu vực 12, đồng thời triển khai Hội nghị chuyên đề với chủ đề "Đẩy mạnh tín dụng ngân hàng nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế khu vực 12".

Tham dự Hội nghị có, Phó Thống đốc NHNN Phạm Tiến Dũng, cùng đại diện lãnh đạo các sở, ngành, hiệp hội và cộng đồng doanh nghiệp đến từ các tỉnh thuộc khu vực 12, bao gồm Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước và Tây Ninh. Việc thành lập NHNN Khu vực 12 được kỳ vọng sẽ nâng cao hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ, thúc đẩy tăng trưởng tín dụng và góp phần ổn định hệ thống tài chính khu vực.

Hội nghị chuyên đề với chủ đề "Đẩy mạnh tín dụng ngân hàng nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế khu vực 12” tổ chức vào ngày 1/4

Hội nghị chuyên đề với chủ đề "Đẩy mạnh tín dụng ngân hàng nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế khu vực 12” tổ chức vào ngày 1/4

Khu vực 12 thuộc vùng Đông Nam Bộ là trung tâm kinh tế trọng điểm của Việt Nam, đóng vai trò chủ chốt trong tăng trưởng GDP cả nước. Theo số liệu từ NHNN, dư nợ tín dụng đến cuối tháng 3/2025 của khu vực đạt hơn 1.189.327 tỷ đồng, tăng 0,86% so với đầu năm. Việc duy trì tốc độ tăng trưởng tín dụng ổn định tại khu vực này không chỉ giúp thúc đẩy sản xuất kinh doanh mà còn tạo điều kiện nâng cao năng lực cạnh tranh, thu hút đầu tư và phát triển bền vững.

Theo đánh giá của NHNN, khu vực Đông Nam Bộ có nhiều tiềm năng thu hút vốn đầu tư và tăng quy mô dư nợ tín dụng nhờ vào những dự án kinh tế lớn như Cảng hàng không quốc tế Long Thành, dự án điện khí Nhơn Trạch 3, 4, cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu... Các dự án này sẽ tạo động lực mạnh mẽ cho sự chuyển đổi toàn diện của nền kinh tế khu vực.

Trong thời gian qua, NHNN đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm thúc đẩy tăng trưởng tín dụng, hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp và người dân. Các gói tín dụng ưu đãi được triển khai hiệu quả, bao gồm tín dụng lãi suất thấp cho ngành lâm sản, thủy sản, cùng với gói tín dụng 145.000 tỷ đồng cho vay nhà ở xã hội. Ngoài ra, NHNN cũng đã thực hiện các chính sách cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ theo Thông tư 02/2023/TT-NHNN, góp phần tháo gỡ khó khăn tài chính cho doanh nghiệp.

Phó thống đốc NHNN Việt Nam Phạm Tiến Dũng phát biểu tại hội nghị

Phó thống đốc NHNN Việt Nam Phạm Tiến Dũng phát biểu tại hội nghị

Hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội khu vực 12 hiện đang cấp tín dụng cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách thông qua 21 chương trình tín dụng khác nhau. Tính đến ngày 28/2/2025, tổng dư nợ cho vay từ hệ thống này đạt 25.470 tỷ đồng, góp phần quan trọng trong việc hỗ trợ an sinh xã hội và phát triển kinh tế địa phương.

Mục tiêu và giải pháp mở rộng tín dụng hỗ trợ tăng trưởng kinh tế

Tại hội nghị, các đại biểu đã tập trung thảo luận về các chính sách tín dụng ưu tiên, định hướng mở rộng tín dụng hiệu quả trong năm 2025 nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững. Theo kế hoạch, NHNN đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng cả nước ở mức 16%, tương ứng với 2,5 triệu tỷ đồng, trong đó khu vực 12 cần mở rộng quy mô tín dụng khoảng 189.000 tỷ đồng.

Phó Thống đốc NHNN Phạm Tiến Dũng nhấn mạnh: Ngành ngân hàng khu vực 12 cần quán triệt tinh thần tiên phong trong việc thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô. Phó Thống đốc cũng đề xuất các ngân hàng thương mại trong khu vực tích cực triển khai các giải pháp mở rộng tín dụng, tập trung vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, xuất khẩu, tiêu dùng và phát triển cơ sở hạ tầng.

Ra mắt Ngân hàng Nhà nước khu vực 12

Ra mắt Ngân hàng Nhà nước khu vực 12

Đồng thời, NHNN khu vực 12 cần tăng cường phối hợp với chính quyền địa phương để triển khai các chính sách tín dụng phù hợp, tạo kết nối chặt chẽ giữa ngân hàng và doanh nghiệp, bảo đảm việc tiếp cận vốn nhanh chóng, giúp giảm thiểu rủi ro, góp phần vào sự phát triển bền vững của hệ thống tài chính.

Việc đẩy mạnh tín dụng ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế khu vực Đông Nam Bộ, góp phần đạt mục tiêu tăng trưởng trên 8% trong năm 2025. NHNN khu vực 12 cần tiếp tục thích nghi với mô hình hoạt động mới, chủ động kết nối với chính quyền và doanh nghiệp để nâng cao hiệu quả cung cấp tín dụng. Sự phối hợp giữa hệ thống ngân hàng, doanh nghiệp và các cơ quan quản lý nhà nước sẽ là yếu tố then chốt cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế khu vực trong thời gian tới.

Tin cùng chuyên mục

Ảnh minh hoạ.

Nghiên cứu bổ sung và xác định lộ trình phát triển công nghiệp hàng không Việt Nam

(PLVN) -  Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo số 303/TB-VPCP ngày 16/6/2025 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại cuộc họp chính sách Luật Hàng không dân dụng Việt Nam (thay thế). Theo đó, trong Thông báo kết luận, Phó Thủ tướng yêu cầu nghiên cứu bổ sung và xác định lộ trình phát triển công nghiệp hàng không trong dự thảo Luật Hàng không dân dụng Việt Nam

Đọc thêm

Cụm thi đua số 2 Tổng kết công tác thi đua, khen thưởng tại Quảng Ninh

Quang cảnh hội nghị.
(PLVN) - Ngày 16/6, tại TP Hạ Long (Quảng Ninh) Ủy ban Kiểm tra Trung ương tổ chức Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng nhiệm kỳ 2020 - 2025 Cụm thi đua số 2, gồm các tỉnh: Quảng Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Yên Bái, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Cao Bằng, Lào Cai, Tuyên Quang, Hà Giang, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu.

Ngân sách sẽ hỗ trợ 30.000 tỷ để miễn, giảm học phí từ năm học 2025-2026

Quang cảnh phiên thảo luận về 2 dự thảo Nghị quyết. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Theo Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp cùng Bộ Tài chính tính toán mức sàn để hỗ trợ miễn, giảm học phí từ năm học 2025-2026 là 30.000 tỷ đồng, đã căn cứ vào mức hỗ trợ thực tế đang chi của Hội đồng nhân dân các tỉnh, thành phố, trong đó đã tính đến 10 tỉnh, thành phố thực hiện miễn học phí và cả các địa phương không tự cân đối được.

6 nội dung quan trọng trong Luật Nhà giáo

Ảnh minh họa
(PLVN) - Luật Nhà giáo vừa được Quốc hội thông qua là đạo luật chuyên ngành đầu tiên quy định đầy đủ về vị trí pháp lý, quyền, nghĩa vụ và các chính sách dành cho đội ngũ nhà giáo.

Biến đổi khí hậu không còn là nguy cơ xa vời mà là vấn đề cấp bách toàn cầu

Phó Tổng Biên tập Báo Kinh tế & Đô thị Nguyễn Xuân Khánh phát biểu tại Toạ đàm.
(PLVN) -  Đó là chia sẻ của Phó Tổng Biên tập Báo Kinh tế & Đô thị Nguyễn Xuân Khánh tại tọa đàm “Hoán đổi xanh: Cầu nối cho tài chính khí hậu và phát triển bền vững”, diễn ra vừa qua tại Trường Đại học Cần Thơ. Sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động hướng tới kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025), với mục tiêu thúc đẩy đối thoại, kết nối nguồn lực và truyền thông về thích ứng biến đổi khí hậu tại Việt Nam.

Vai trò của báo chí trong thay đổi nhận thức xã hội về phụ nữ trong khoa học - công nghệ

Chương trình “Phụ nữ khởi nghiệp” do Hội LHPN Việt Nam triển khai từ năm 2017 đến nay được giới thiệu rộng rãi qua các kênh báo chí địa phương và trung ương. (Nguồn: Hội LHPNVN)
(PLVN) - Việt Nam đang bước vào kỷ nguyên chuyển đổi số mạnh mẽ. Nếu không khai thác tốt nguồn lực nữ giới trong khoa học công nghệ (KH-CN), chúng ta sẽ bỏ lỡ một nửa tiềm năng phát triển. Do vậy, thay đổi nhận thức thông qua truyền thông chính là “chìa khóa” quan trọng để mở cánh cửa bình đẳng giới trong lĩnh vực mang tính dẫn dắt của thế kỷ 21.

Bệnh sốt xuất huyết ngày càng khó lường

Ảnh minh họa
(PLVN) - Nhận định trên được đưa ra tại Tọa đàm trực tuyến với chủ đề "Hướng tới không còn ca tử vong do sốt xuất huyết (SXH): Hiệp lực phòng bệnh bằng giải pháp tích hợp" vừa được tổ chức mới đây.