Những bất cập từ sở hữu chéo ngân hàng

Bên cạnh tác động tích cực như giúp các ngân hàng nhỏ mở rộng được quy mô, nâng cao được năng lực về tài chính, công nghệ, nhân sự..., sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng đang bộc lộ nhiều bất cập.

[links()]Sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam thời gian đầu xuất phát chủ yếu do các ngân hàng quốc doanh góp vốn với tư cách cổ đông Nhà nước với mục đích giúp Nhà nước kiểm soát hoạt động của các ngân hàng cổ phần, về sau, các hình thức sở hữu chéo càng ngày càng đa dạng. Bên cạnh tác động tích cực như giúp các ngân hàng nhỏ mở rộng được quy mô, nâng cao được năng lực về tài chính, công nghệ, nhân sự..., sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng đang bộc lộ nhiều bất cập.

Khó xác định đúng nguồn lực ngân hàng

Trên thực tế, thông qua sở hữu chéo, cổ đông ngân hàng A có thể vay tiền ngân hàng B để góp vốn vào ngân hàng A và ngược lại. Tình trạng đó tạo ra tình trạng tăng vốn ảo trong các ngân hàng, và có nhiều ngân hàng đã được nâng cấp với số vốn tăng nhanh đáng ngạc nhiên, trong đó có thể có phần của sở hữu chéo giữa các ngân hàng thương mại, doanh nghiệp, công ty đầu tư.

Hệ lụy của vấn đề này khiến việc đánh giá rủi ro của hệ thống ngân hàng bị sai lệch, vì rất nhiều chỉ số dựa trên số vốn tự có, trong khi vốn đó là vốn ảo. Các chỉ số không chính xác lại dẫn đến sai lệch về quản trị ngân hàng cũng như việc giám sát đối với hệ thống tài chính. Rủi ro thị trường tài chính ngân hàng mang tính hệ thống vì đó là quan hệ giữa dòng tiền với nền sản xuất thực. Vì thế, khi những rủi ro bùng phát thì sẽ tác động đến cả nền sản xuất và tính bền vững của hệ thống ngân hàng.

Vô hiệu hóa quy định giới hạn tín dụng

Theo quy định, một cổ đông cá nhân không được sở hữu quá 5% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng, một cổ đông là tổ chức không được sở hữu quá 15% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng... nhằm hạn chế sự thâu tóm ngân hàng trái pháp luật.

“Song, khi sở hữu chéo thì quy định này sẽ bị vô hiệu hóa. Bởi lẽ, sở hữu chéo cho phép một doanh nghiệp, hay ngân hàng thương mại, có tỷ lệ cổ phần lớn trong các ngân hàng thương mại có thể gây áp lực để ngân hàng này cấp vốn đầu tư vào những dự án của doanh nghiệp hay ngân hàng “sân sau” của mình” – ông Nguyễn Quang Vinh, chuyên gia tài chính,bình luận.

Ông Vinh cho rằng, điều này sẽ dẫn đến nguy cơ là quy định bị “vượt rào”, bộ máy sàng lọc theo tiêu chí hiệu quả đầu tư của ngân hàng thương mại bị vô hiệu.

Các quy định về các đối tượng cấm cho vay, hạn chế cho vay cũng sẽ bị ảnh hưởng. Chẳng hạn, pháp luật không cho phép tổ chức tín dụng cho vay đối với Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc, người thân của họ và một số đối tượng khác. Tuy nhiên, những người này lại có thể vay ở tổ chức tín dụng khác mà tổ chức của mình là cổ đông lớn. Sở hữu chéo cũng giúp các ngân hàng có thể lách quy định về việc không được cho các cổ đông của mình vay vốn bằng cách cho các Cty con của các doanh nghiệp vay vốn.

“Trong bối cảnh hiện nay, ngân hàng thương mại rất dễ biến thành kênh huy động vốn cho Tập đoàn, các Cty con của Tập đoàn,...” – Thạc sĩ Trịnh Thanh Huyền (Vietinbank) nhận định – “Nhìn xa hơn, "mạng nhện" liên kết còn thể hiện ở những hoạt động kinh doanh thiếu kiểm soát, sự nhập nhằng trong việc cho vay, trong thẩm định và cung ứng vốn vay...”.

Thạc sĩ Huyền ví dụ, nhiều trường hợp ngân hàng A đang là cổ đông lớn chi phối ngân hàng B, không muốn thông qua một khoản vay, đã đẩy khách hàng cho ngân hàng B mà không gặp trở ngại gì do A đang nắm giữ cổ phần chi phối tại B. B biết khách hàng không đáp ứng tiêu chuẩn cho vay nhưng khó có thể từ chối vì đang được điều hành bởi người của A.

Một hệ lụy khác là sở hữu chéo cũng có thể cho phép ngân hàng A giấu nợ xấu của mình bằng cách không khai báo nợ xấu mà nhờ ngân hàng B, nơi A có sở hữu, cho vay, qua đó giảm được mức nợ xấu phải khai báo và không phải trích dự phòng rủi ro tương ứng. Đó cũng là một trong những lý do khiến Ngân hàng Nhà nước khó nắm được chính xác số nợ xấu của toàn bộ hệ thống ngân hàng.

Sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng Việt Nam có thể chia thành 6 nhóm:

1. Sở hữu của các NHTM nhà nước và NHTM nước ngoài tại các Ngân hàng liên doanh

2.Cổ đông chiến lược nước ngoài tại các NHTM

3.Cổ đông tại các NHTM là các Cty quản lý quỹ

4.Sở hữu của NHTM nhà nước tại các NHTM cổ phần

5. Sở hữu lẫn nhau giữa các NHTM cổ phần

6.Sở hữu NHTM cổ phần bởi các tập đoàn, tổng Cty Nhà nước và tư nhân

Nguồn: Báo cáo Kinh tế vĩ mô 2012 của Ủy ban Kinh tế Quốc hội.

Kim Hoa

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Bộ NN&PTNT: Hỗ trợ tích cực phòng chống dịch bệnh và xử lý môi trường

Bộ NN&PTNT: Hỗ trợ tích cực phòng chống dịch bệnh và xử lý môi trường
(PLVN) - Ngày 10/12, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Đức Luận cùng bà Aler Grubbs, Giám đốc quốc gia Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và bà Martina Stepheny, Giám đốc cấp cao tổ chức FOUR PAWS International (FPI) đồng chủ trì Diễn đàn cấp cao năm 2024 về Một sức khỏe phòng chống dịch bệnh từ động vật sang người.

Tận dụng các FTA giúp ngân hàng tăng doanh thu

Ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương).
(PLVN) - Ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương) cho biết, cơ hội từ các FTA giúp ngân hàng tăng được số lượng khách hàng, tăng doanh thu. Bởi số lượng doanh nghiệp tham gia xuất khẩu, tham gia vào các FTA, nếu họ tận dụng hiệu quả thì đây là nguồn khách hàng tiềm năng cho hệ thống ngân hàng. Như vậy, trước mắt các cán bộ ngân hàng phải hiểu rõ, hiểu sâu để tận dụng, thực thi các FTA.

Cơ bản đã đủ pháp lý để triển khai điện hạt nhân

Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân thông tin về dự án điện hạt nhân tại Ninh Thuận trong buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 11/2024. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Tái khởi động dự án điện hạt nhân đang nhận được sự đồng thuận của toàn xã hội. Trong đó, các chuyên gia về điện cho rằng, phát triển nguồn điện hạt nhân không chỉ giúp đa dạng nguồn cung, mà còn bảo đảm an ninh năng lượng và chuyển dịch năng lượng xanh.

FTA Index - công cụ 'hỗ trợ' Quốc hội giám sát, chỉ đạo công tác thực thi FTA

Nhiệm vụ quan trọng của Vụ Chính sách thương mại đa biên là hoàn thành báo cáo kết quả xây dựng Bộ Chỉ số và trình lên Thủ tướng Chính phủ.
(PLVN) - Thông qua FTA Index, cơ quan, doanh nghiệp địa phương có thể soi chiếu được việc thực hiện kế hoạch hành động của Chính phủ gắn với kế hoạch hành động của các tỉnh, thành phố xây dựng FTA Index để xác định được những điểm đã làm được và những điểm cần phải thúc đẩy hơn nữa, từ đó tìm ra những giải pháp, chính sách cụ thể hơn cho các doanh nghiệp trên địa bàn của mình tận dụng được FTA.

Địa chỉ tin cậy giúp địa phương và doanh nghiệp tối ưu hóa lợi ích từ FTA

Ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương).
(PLVN) - Cổng thông tin điện tử Hiệp định Thương mại tự do của Việt Nam (Vietnam FTA Portal, gọi tắt là Cổng FTAP tại địa chỉ fta.gov.vn) là một công cụ tra cứu các cam kết về Hiệp định thương mại tự do (FTA) và các thông tin liên quan một cách thông minh, tiên tiến, có ý nghĩa rất lớn trong việc giúp địa phương, cộng đồng doanh nghiệp và người dân tận dụng tối đa cơ hội từ các FTA .

Khởi động dự án nhà máy sản xuất ô tô điện VinFast Hà Tĩnh

Khởi động dự án nhà máy sản xuất ô tô điện VinFast Hà Tĩnh
(PLVN) - Dự án xây dựng nhà máy sản xuất ô tô điện VinFast tại KKT Vũng Áng (Hà Tĩnh) có công suất thiết kế 400.000 xe/năm với tổng mức đầu tư xây dựng 7.300 tỷ đồng. Dự kiến, tháng 6/2026, dự án hoàn thành tiến độ xây dựng cơ bản và đưa vào khai thác vận hành.

Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm cây ăn quả các tỉnh phía Bắc

Toàn cảnh diễn đàn.
(PLVN) - Chiều 6/12, Cục Trồng trọt, Hội Làm vườn Việt Nam, Sở NN-PTNT tỉnh Hòa Bình và các đơn vị liên quan phối hợp Báo Nông nghiệp Việt Nam tổ chức Diễn đàn “Nâng cao chất lượng, chuỗi giá trị và thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm cây ăn quả các tỉnh phía Bắc”.