Nhiều mô hình điểm về an toàn thực phẩm được duy trì và nhân rộng

Các đại biểu trao đổi tại hội nghị
Các đại biểu trao đổi tại hội nghị
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Mô hình điểm “Phụ nữ nói không với thực phẩm không an toàn” và nhiều mô hình hiệu quả về thực hiện an toàn thực phẩm được các cấp Hội phụ nữ duy trì và nhân rộng...

Hội nghị sơ kết 2 năm thực hiện Chương trình phối hợp “Tuyên truyền, vận động sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm chất lượng, an toàn vì sức khỏe cộng đồng, phát triển bền vững (chương trình phối hợp số 01)", giai đoạn 2021 – 2025, được tổ chức sáng 16/6, tại Hải Phòng.

Trong giai đoạn 2017-2020, chương trình phối hợp giữa Chính phủ với Hội LHPN Việt Nam và Hội Nông dân Việt Nam trong đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP) đã đạt nhiều kết quả khả quan. Tiếp đến giai đoạn 2021-2025, Chính phủ tiếp tục ký kết Chương trình phối hợp số 01 để phát huy vai trò của 02 Hội trong tuyên truyền, nâng cao ý thức, trách nhiệm tuân thủ pháp luật về ATTP của các tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm.

2 năm qua, Chương trình phối hợp số 01 đã được Hội LHPN Việt Nam triển khai nghiêm túc, hiệu quả với sự vào cuộc 100% tỉnh, thành Hội, đơn vị. Nội dung về ATTP được đưa vào Nghị quyết Đại hội Đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ XIII; lồng ghép trong triển khai thực hiện các tiêu chí Phong trào thi đua “Xây dựng người phụ nữ Việt Nam thời đại mới”, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, các chương trình, đề án của Chính phủ và các nhiệm vụ công tác Hội…

Gian hàng trưng bày sản phẩm an toàn của phụ nữ tại “Chợ quê an toàn” được tổ chức sáng 15/6 tại Hải Phòng

Gian hàng trưng bày sản phẩm an toàn của phụ nữ tại “Chợ quê an toàn” được tổ chức sáng 15/6 tại Hải Phòng

Đến nay, 51/63 tỉnh, TP đã có phối hợp với UBND các tỉnh và các đơn vị liên quan để triển khai thực hiện Chương trình. 12 tỉnh, thành còn lại xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chương trình phối hợp, lồng ghép các nội dung về ATTP vào kế hoạch triển khai hoạt động công tác Hội hằng năm.

Chỉ sau 2 năm, Hội LHPN Việt Nam đã tổ chức được trên 4.000 buổi truyền thông, trên 5.000 lượt tin bài trên hệ thống loa phát thanh, đài, truyền hình và các trang thông tin của Hội; tập huấn nâng cao năng lực cho 125 cán bộ chủ chốt của Hội LHPN 63 tỉnh/thành; 22.712 cuộc tập huấn, hội thảo, nói chuyện chuyên đề về công tác ATTP, giúp cho cán bộ Hội các cấp, đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên trong cả nước nâng cao kiến thức, kỹ năng tuyên truyền, vận động, hỗ trợ phụ nữ thực hiện đảm bảo ATTP.

Mô hình điểm “Phụ nữ nói không với thực phẩm không an toàn” và nhiều mô hình hiệu quả về thực hiện an toàn thực phẩm được các cấp Hội phụ nữ duy trì và nhân rộng như: mô hình “Làng 3 sạch” (Bắc Ninh), mô hình “2 dao 2 thớt”, “Nói không với chất cấm trong chăn nuôi, trồng trọt” (Bình Định)… Hơn 186.000 hội viên, phụ nữ, người dân sản xuất, kinh doanh ký cam kết tuân thủ quy định về ATTP, không mua bán hàng giả, hàng nhái, không rõ nguồn gốc và không sử dụng các chất cấm trong chăn nuôi, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất kháng sinh trong bảo quản, chế biến thực phẩm…

Công tác tuyên truyền, vận động được thực hiện nhiều hình thức đa dạng, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, mạng xã hội; các hoạt động hỗ trợ kết nối, tiêu thụ sản phẩm an toàn, những mô hình sáng tạo của Hội được đánh giá cao.

Phát biểu tại hội nghị, bà Hà Thị Nga, Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam thẳng thắn nhìn nhận, hiện nay, số lượng các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm trên toàn quốc vẫn còn rất lớn, chủ yếu là các cơ sở sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ; nguy cơ mất an toàn thực phẩm còn hiện hữu, nhiều vụ ngộ độc thực phẩm gây hậu quả nghiêm trọng... Do đó, bà Nga mong muốn hội nghị thẳng thắn phân tích nhìn nhận, những vấn đề hạn chế, bất cập cần được quan tâm tháo gỡ và rút kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo và tổ chức thực hiện, đề xuất những kiến nghị, giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả Chương trình phối hợp trong thời gian tới.

Các đại biểu tham dự hội nghị đã có những ý kiến đóng góp liên quan đến xây dựng mô hình thực hiện nông nghiệp cao, sản phẩm hữu cơ, chuỗi nông sản an toàn theo tiêu chuẩn trong nước và quốc tế theo quy mô hộ gia đình; cơ chế nguồn vốn ưu đãi để hỗ trợ các gia đình đầu tư sản xuất, kinh doanh sản phẩm an toàn.

Đọc thêm

Diễn đàn kinh tế thường niên TP Cần Thơ năm 2024

Diễn đàn kinh tế thường niên TP Cần Thơ năm 2024
(PLVN) - Ngày 15/11, Viện Kinh tế - Xã hội TP Cần Thơ phối hợp với các sở, ban, ngành TP Cần Thơ tổ chức Diễn đàn kinh tế thường niên TP Cần Thơ năm 2024, với chủ đề “Đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư nhằm phát triển TP Cần Thơ nhanh và bền vững”. Đây là dịp để TP Cần Thơ nhận diện được các điểm nghẽn trong môi trường đầu tư, kinh doanh của thành phố từ góc nhìn chuyên gia, doanh nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước.

Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh làm việc với Chính ủy Hải quân

Ông Vũ Đại Thắng - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh tiếp và làm việc với Trung tướng Nguyễn Văn Bổng - Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Hải quân.
(PLVN) - Ngày 15/11, tại TP Hạ Long, ông Vũ Đại Thắng - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh đã tiếp và làm việc với Trung tướng Nguyễn Văn Bổng - Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Hải quân về một số nhiệm vụ quốc phòng - an ninh (QP-AN) trên địa bàn tỉnh.

Kinh nghiệm phát triển hài hòa từ Bà Rịa - Vũng Tàu

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Bà Rịa - Vũng Tàu từ lâu nay đã ý thức được giá trị quan trọng của nguồn tài nguyên nhân lực, phát huy hiệu quả tài nguyên con người; để thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương ngày càng phát triển; và sử dụng các thành quả phát triển để chăm lo đời sống Nhân dân...

Xu hướng tăng nhu cầu nhân lực kỹ năng nghề tại Lâm Đồng

Người lao động ở Lâm Đồng tìm cơ hội việc làm.
(PLVN) - Theo báo cáo của Trung tâm dịch vụ việc làm, Sở LĐ-TB&XH Lâm Đồng, quý III/2024, nguồn cung lao động trên địa bàn giảm so với cùng kỳ. Dự báo cuối năm, xu hướng tăng nhu cầu nhân lực kỹ năng nghề, đặc biệt trong dịch vụ và nông nghiệp, dịch vụ.

BHXH tỉnh Sơn La nỗ lực vì điểm tựa an sinh xã hội bền vững

Bảo hiểm xã hội tỉnh Sơn La tổ chức hội nghị triển khai nhiệm vụ quý IV/2024.
(PLVN) - Những năm qua, Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Sơn La đã cực triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, thực hiện có hiệu quả các chính sách BHXH, BHYT là hai trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống thông qua việc cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế, bảo đảm thu nhập và các dịch vụ xã hội cho người dân.

Trường Đại học Luật TP HCM tổ chức góp ý Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi)

Các đại biểu tại hội thảo khoa học cấp Quốc gia với chủ đề “Góp ý Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi)”
(PLVN) - Sáng 14/11/2024, tại TP HCM, Trường Đại học Luật TP HCM tổ chức hội thảo khoa học cấp Quốc gia với chủ đề “Góp ý Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi)”. Dự thảo Luật này đã được Chính phủ công bố và lấy ý kiến rộng rãi trong nhân dân. Nội dung của Dự thảo cũng đã có nhiều thay đổi lớn...

Cần Thơ: Diễn đàn 'Sinh viên với an toàn giao thông'

Các đại biểu tưởng niệm nạn nhân tử vong do TNGT. (Ảnh: Long Vĩnh)
(PLVN) - Ngày 14/11, Ban An toàn giao thông (ATGT) TP Cần Thơ phối hợp Trường ĐH Kỹ thuật - Công nghệ Cần Thơ tổ chức Diễn đàn tuyên truyền pháp luật về trật tự, ATGT tới đối tượng là sinh viên với chủ đề “Sinh viên với ATGT”. Sự kiện cũng nhằm hưởng ứng “Ngày thế giới tưởng niệm nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông (TNGT)”.

Tín dụng chính sách: Động lực đưa Trấn Yên thành cực tăng trưởng mới của Yên Bái

Tín dụng chính sách: Động lực đưa Trấn Yên thành cực tăng trưởng mới của Yên Bái
(PLVN) - Tín dụng chính sách đã và đang trở thành đòn bẩy quan trọng, góp phần thúc đẩy huyện Trấn Yên chuyển mình mạnh mẽ, trở thành một cực tăng trưởng mới của tỉnh Yên Bái. Với nguồn vốn ổn định và chính sách hỗ trợ linh hoạt, NHCSXH huyện Trấn Yên đã giúp người dân vươn lên thoát nghèo, xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế bền vững.

Kết quả nổi bật từ mô hình 'Xứ đạo an toàn về an ninh trật tự' ở Kiên Giang

Kết quả nổi bật từ mô hình 'Xứ đạo an toàn về an ninh trật tự' ở Kiên Giang
(PLVN) - Xứ đạo an toàn về an ninh trật tự (ANTT) là mô hình điểm trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc được xây dựng ở địa bàn có người dân theo đạo Công giáo tại thị trấn Tân Hiệp, huyện Tân Hiệp (tỉnh Kiên Giang). Sau 6 năm đi vào hoạt động, mô hình đã mang lại hiệu quả, góp phần bảo đảm trật tự an toàn xã hội ở cơ sở, phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế của địa phương.