Nhiều hoạt động văn hóa 'Giữ nghề xưa trên phố' năm 2024

Tái hiện không gian gia đình lương y làm Đông y xưa
Tái hiện không gian gia đình lương y làm Đông y xưa
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Ngày 19/4 - 12/5, nhiều hoạt động văn hóa “Giữ nghề xưa trên phố” năm 2024 được tổ chức tại các điểm di sản và không gian công cộng trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Chuỗi hoạt động “Giữ nghề xưa trên phố” tại các điểm di sản và không gian công cộng trên địa bàn quận Hoàn Kiếm được tổ chức nhân kỷ niệm 49 năm ngày Giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước và 138 năm Ngày Quốc tế Lao động; 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ và hướng đến sự kiện UNESCO vinh danh Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác được phê chuẩn danh sách các “Danh nhân văn hóa và sự kiện lịch sử niên khóa 2023 – 2024”.

Trong đó, tại Trung tâm Giao lưu Văn hóa Phố cổ Hà Nội - 50 Đào Duy Từ sẽ trưng bày giới thiệu nghề thuốc Đông y cổ truyền Việt Nam, tái hiện không gian hoạt động của gia đình lương y làm nghề thuốc đông y truyền thống như: Trưng bày giới thiệu cây thuốc dược liệu, sản phẩm thuốc, khu vực điều chế thuốc Đông y cổ truyền, không gian tư vấn bắt mạch…

Phó Trưởng ban phụ trách Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội Trần Thị Thúy Lan phát biểu tại lễ khai mạc ngày 19/4.

Phó Trưởng ban phụ trách Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội Trần Thị Thúy Lan phát biểu tại lễ khai mạc ngày 19/4.

Nhằm giúp những lương y làm nghề có cơ hội trao đổi kinh nghiệm và chia sẻ những khó khăn vướng mắc trong việc bảo tồn và gìn giữ phát triển nghề, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội phối hợp với Hội Đông Y Hoàn Kiếm tổ chức Toạ đàm: “Nghề thuốc Đông Y Hoàn Kiếm gắn với phát triển phố nghề Lãn Ông”.

Cũng trong không gian phố cổ Hà Nội có chương trình biểu diễn Âm nhạc truyền thống của nhóm Đông Kinh Cổ Nhạc; Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật - 22 Hàng Buồm phối hợp với UBND thị xã Sơn Tây tổ chức triển lãm mỹ thuật “Thăng Long hội tụ”;

Trung tâm Thông tin Di sản Phố cổ - 28 Hàng Buồm phối hợp với đơn vị du lịch tỉnh Phú Yên tổ chức giới thiệu về làng nghề thổ cẩm Xí Thoại - Khám phá nét đẹp truyền thống huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên;

Tại Đình Đồng Lạc - 38 Hàng Đào tổ chức trưng bày, giới thiệu nghề sơn mài Hanoia;

Tại Không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm (đoạn đối diện tượng đài vua Lê), Ban Quản lý phố cổ phối hợp cùng Bảo tàng chiến thắng B52 - Cục Chính trị, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội và Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam tổ chức triển lãm ảnh với chủ đề “Việt Nam - những chiến thắng làm thay đổi dòng chảy lịch sử Thế giới”…

Khu phố cổ Hà Nội, với kiến trúc độc đáo và bản sắc văn hóa rõ rệt, phổ biến các nghề thủ công truyền thống. Trong đó, phố Lãn Ông nổi tiếng là nơi tập trung của nghề đông y, buôn bán thuốc nam, thuốc bắc - loại thuốc y học cổ truyền. Phố chuyên doanh về Đông Nam dược, đặc trưng với các biển hiệu bằng gỗ, bằng đồng cổ kính ghi tên các nhà thuốc đã tồn tại hàng trăm năm.

Nghề thuốc Đông y ở phố Lãn Ông còn vang danh với các kỹ thuật nghề, các phương pháp điều trị đa dạng mà giá trị của nghề còn được thể hiện qua các Y huấn mà những bậc tiền nhân để lại, như Hải Thượng Lãn Ông với tư tưởng nhân văn “sống vì mọi người”, tinh thần “học tập suốt đời” cùng Y huấn về 8 điều nên làm của một vị lương y là “Nhân – Đức – Lượng – Khiêm – Minh – Trí – Thành – Cần” hay “Nam dược trị Nam nhân” của Thiền sư Tuệ Tĩnh.

Phố Lãn Ông còn là điểm giới thiệu Y học cổ truyền và các sản phẩm Đông Nam dược truyền thống. Điều này không chỉ góp phần vào việc chăm sóc sức khỏe của nhân dân mà còn kế thừa và phát huy tinh hoa y học của cha ông.

Tin cùng chuyên mục

Trong nghệ thuật tuồng, mặt nạ là điểm nhấn độc đáo tạo nên phần hồn của vở diễn.

'Ngàn xưa âm vọng' tôn vinh di sản tuồng Huế

(PLVN) - “Ngàn xưa âm vọng” là một sự kiện nghệ thuật tôn vinh di sản tuồng Huế trong dịp Festival Huế, tạo ra một lễ hội đường phố vui tươi, có khả năng thu hút du khách và người dân. Chương trình do Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức thực hiện với sự kết hợp giữa các yếu tố nghi lễ, quảng diễn (biểu diễn ở không gian rộng, đường phố) với trình diễn sân khấu, để lại nhiều ấn tượng cho người xem.

Đọc thêm

Chiêm ngưỡng tác phẩm nghệ thuật và kỷ vật quý của vị vua yêu nước

Cuốn sách Hàm Nghi Hoàng đế lưu vong - nghệ sỹ ở Alger. (Ảnh: Thùy Dương)
(PLVN) - Những hậu duệ của Vua Hàm Nghi đã hiến tặng các tác phẩm nghệ thuật và kỷ vật quý của Vua Hàm Nghi cho các bảo tàng, di tích Việt Nam. Những tác phẩm nghệ thuật và kỷ vật hiến tặng ấy minh chứng sống động cho một giai đoạn đầy thăng trầm trong lịch sử Việt Nam. Việc hiến tặng các kỷ vật của Vua Hàm Nghi có ý nghĩa quan trọng đối với công tác bảo tồn di sản, tôn vinh các giá trị lịch sử của dân tộc. Các kỷ vật được hồi hương, mở ra thêm cơ hội để người dân trong nước, đặc biệt là thế hệ trẻ được chiêm ngưỡng và tìm hiểu về vị vua yêu nước.

Lễ cầu ngư, thả hoa đăng trên sông Đà

Lễ cầu ngư, thả hoa đăng trên sông Đà
(PLVN) - Tối 15/11, tỉnh Hòa Bình tổ chức Lễ cầu ngư, thả hoa đăng trên sông Đà. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ của Lễ hội cá tôm sông Đà lần thứ 2 năm 2024.

Thành cổ giữa lòng thành phố Biên Hoà

Thành cổ giữa lòng thành phố Biên Hoà
(PLVN) - Thành cổ Biên Hoà được người dân xây dựng vào đầu thời nhà Nguyễn. Đến năm 1834 vua Minh Mạng thứ 18 cho đắp lại bằng đất theo hình cánh cung, bốn mặt thành đều dài 70 trượng, cao 4 thước 3 tấc, dày 1 trượng, mở 4 cửa hào rộng 2 trượng sâu 6 thước, đặt tên là Thành Cựu

Vang xa những làn điệu Quan họ Bắc Ninh

Hát Quan họ trên thuyền. (Ảnh: Thanh Tùng)
(PLVN) - Sau khi Dân ca Quan họ được vinh danh, Bắc Ninh có nhiều hoạt động cụ thể, thiết thực nhằm thực hiện tốt cam kết với UNESCO về bảo tồn và phát huy giá trị của di sản thế giới. Nhân kỷ niệm 15 năm Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) tỉnh Bắc Ninh cho biết, từ ngày 11 - 30/11/2024 sẽ có nhiều hoạt động đặc sắc.

Thêm hiểu sâu sắc về tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương của dân tộc Việt Nam

NSND Vương Duy Biên, nguyên Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tặng hoa chúc mừng Ban tổ chức chương trình. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Được sự nhất trí của UBND huyện, Phòng Văn hóa Thông tin huyện Cẩm Khê, hôm nay - ngày 10/11, Đảng ủy - Hội đồng Nhân dân - Ủy ban Nhân dân - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã Tuy Lộc và Ban quản lý di tích lịch sử Đình Hội tổ chức Lễ động thổ Đình Hội cùng các công trình phụ trợ và Tọa đàm Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương.

'Tấm vé' về với Hà Nội xưa

'Tấm vé' về với Hà Nội xưa
(PLVN) - Thủ đô nghìn năm văn hiến Hà Nội được ví như bảo tàng sống với hàng ngàn di tích lịch sử, văn hóa nổi bật. Vì thế, Hà Nội luôn là nguồn cảm hứng bất tận, là đề tài rung động tâm hồn các nghệ sỹ trong nỗ lực gìn giữ văn hóa đất Kinh kỳ.

Đồng dao - Đi tìm di sản tuổi thơ xưa trong thời hiện đại

Đồng dao - Đi tìm di sản tuổi thơ xưa trong thời hiện đại
(PLVN) - Trong ký ức của nhiều thế hệ, đồng dao gắn liền với tiếng cười hồn nhiên của trẻ thơ vang vọng khắp sân làng, những trò chơi tuổi thơ đơn sơ mà thú vị. Những bài đồng dao ấy không chỉ là những lời ca vui vẻ, mà còn chứa đựng trong mình cả nền văn hóa, lịch sử và giá trị truyền thống của dân tộc.

Tôn vinh cây trà tổ 400 tuổi ở Suối Giàng

Tôn vinh cây trà tổ 400 tuổi ở Suối Giàng
(PLVN) -  Lễ hội tôn vinh cây trà tổ Shan tuyết hơn 400 tuổi được tổ chức trang trọng với nhiều hoạt động sôi nổi, đặc sắc nhằm gửi gắm ước mơ và cảm tạ trời đất đã ban phước lành cho dân bản. 

Rộn ràng Xẩm từ miền quê huyền thoại

Nhiều thế hệ cùng tham gia CLB hát xẩm Hà Thị Cầu.
(PLVN) - Ninh Bình được coi là một trong những cái nôi của Xẩm, gắn liền với cố nghệ nhân hát Xẩm nổi tiếng Hà Thị Cầu. Việc bảo tồn giá trị nghệ thuật hát Xẩm đang được tỉnh Ninh Bình thực hiện với mục tiêu tạo thành sản phẩm du lịch, góp phần định vị điểm đến của du lịch Ninh Bình trên bản đồ du lịch Việt Nam.

Về miền “Tháng tám giỗ cha, tháng ba giỗ mẹ”…

Di tích Đền Trần Nam Định.
(PLVN) - Ở Nam Định, nếu như Đền Trần tượng trưng cho tín ngưỡng thờ Cha thì Phủ Dầy gắn với tín ngưỡng thờ Mẫu (Mẹ). Nếu như Đền Trần có nghi lễ khai Ấn đêm 14 tháng Giêng thì Phủ Dầy gắn liền với chợ Viềng mỗi năm chỉ họp một phiên…