Nhiều cơ sở thể thao chưa “mặn mà” với việc hỗ trợ dạy trẻ em bơi

Nhiều cơ sở thể thao vẫn chưa “mặn mà” với việc hỗ trợ dạy trẻ em bơi mà không có chi phí. (Ảnh minh họa)
Nhiều cơ sở thể thao vẫn chưa “mặn mà” với việc hỗ trợ dạy trẻ em bơi mà không có chi phí. (Ảnh minh họa)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Chủ trương phổ cập kiến thức và dạy bơi an toàn cho trẻ em đã có, các đơn vị nhà trường, trung tâm thể dục thể thao có trách nhiệm, phối hợp thực hiện. Tuy nhiên, ở nhiều nơi hiện nay, việc dạy bơi cho trẻ em mới chỉ dừng ở việc dạy “chay” tại nhà trường. Trong khi đó, nhiều cơ sở thể thao có hồ bơi và các cơ sở vật chất khác lại không mấy “mặn mà” với việc hỗ trợ dạy trẻ em bơi.

Mỗi nơi một kiểu

Khảo sát một số trung tâm dạy bơi trên địa bàn hai thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh, trung bình một khoá học bơi cho trẻ em từ 10 – 12 buổi, tương ứng với 3 tháng, có giá dao động từ 1.700.000 đến 3.500.000 đồng/khoá/học viên, với thời lượng buổi học khoảng hơn 1 tiếng đồng hồ. Trong đó, với những độ tuổi khác nhau, giá sẽ có sự chênh lệch. Ví dụ, một trung tâm dạy bơi ở TP Hồ Chí Minh định giá: dạy bơi trẻ em từ 3 - 5 tuổi trong 12 buổi là 3 triệu đồng; dạy bơi trẻ em từ 6 – 12 tuổi trong 12 buổi là 2,5 triệu đồng; dạy bơi người lớn là 2,5 triệu đồng cho 12 buổi học. Như vậy, có thể thấy không phải gia đình nào cũng đáp ứng được mức chi trả để cho con đi học bơi tại các trung tâm này.

Đáng chú ý, đuối nước là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong đối với trẻ em độ tuổi 2-15 ở Việt Nam, theo báo cáo của Cục Trẻ em – Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội. Tỷ lệ tử vong do đuối nước cao một phần do trẻ ít được tiếp cận các chương trình giáo dục kỹ năng chống đuối nước trong nhà trường.

Tuy nhiên thực tế hiện nay, quá trình triển khai chương trình phổ cập bơi cho học sinh vẫn còn nhiều bất cập. Ở các đô thị lớn và thành phố, việc xây bể bơi trong nhà trường đã phần nào mang lại hiệu quả, nhưng không phải trường nào cũng có khả năng chi trả cho việc này. Còn tại các cơ sở giáo dục vùng miền núi, nông thôn, vùng sâu, vùng xa... còn thiếu điều kiện cơ sở vật chất, vì thế việc dạy bơi và kỹ năng phòng, chống đuối nước cho các em học sinh trong nhà trường vẫn chưa thật sự phổ biến. Tỷ lệ trường học tổ chức dạy bơi cho học sinh còn rất thấp do thiếu bể bơi, thiếu thiết bị, điều kiện để tổ chức giảng dạy.

Với thực trạng nhiều trường học muốn dạy bơi nhưng không có bể bơi, nhà trường phải cần đến sự hỗ trợ của các đơn vị, trung tâm thể dục thể thao về cả cơ sở vật chất và con người mới có thể dạy và đảm bảo cho các em biết bơi. Tuy nhiên, do không được cấp ngân sách hoàn, nguồn lực thường huy động từ chính gia đình trẻ em, giá cả có thể rẻ hơn so với việc đi học tại trung tâm bơi, tuy nhiên về chất lượng thì tùy thuộc vào từng bên.

Như vậy, trên thực tế, đối tượng được học bơi vẫn chủ yếu là học sinh gia đình có điều kiện, học sinh ở thị trấn, thị xã, thành phố. Học sinh ở các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa ít có cơ hội được học bơi an toàn. Để tiết kiệm, những gia đình sống gần nơi có ao hồ, sông, nên tự dạy bơi cho con theo kinh nghiệm. Tuy nhiên, dạy bơi không bài bản sẽ khiến trẻ con không biết cách áp dụng và xử lý các tình huống thực tế, dẫn đến tai nạn thương tâm.

Khi trẻ em không được truyền dạy những kỹ thuật bơi căn bản, khi gặp những trường hợp bất ngờ, nguy hiểm, trẻ thường lúng túng, không biết xử trí dẫn đến tai nạn... Trong khi đó, để an toàn trong môi trường nước thì biết bơi thôi là chưa đủ, mà còn phải thành thạo các kỹ năng an toàn để tự cứu mình trước những rủi ro.

Khó vì chưa có cơ chế phối hợp

Trong Chương trình bơi an toàn phòng, chống đuối nước trẻ em giai đoạn 2021-2030 của ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã đề ra các mục tiêu quan trọng như 100% các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai Chương trình bơi an toàn phòng, chống đuối nước cho trẻ em; Phấn đấu 60% trẻ em từ 6 đến dưới 16 tuổi biết kỹ năng an toàn trong môi trường nước năm 2025 và 70% vào năm 2030; 50% trẻ em từ 6 đến dưới 16 tuổi biết bơi an toàn năm 2025 và 60% vào năm 2030.

Trẻ em ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa thường khó tiếp cận các cơ hội được hỗ trợ học bơi.

Trẻ em ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa thường khó tiếp cận các cơ hội được hỗ trợ học bơi.

Trong đó có những giải pháp như phát động phong trào trẻ em học bơi và hướng dẫn các đơn vị, cơ sở tổ chức dạy bơi, dạy kiến thức, kỹ năng phòng, chống đuối nước cho trẻ em đảm bảo an toàn, hiệu quả; kiểm tra, đánh giá kết quả trẻ em học bơi theo quy định chung của ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch về tiêu chí đánh giá trẻ em biết bơi, kỹ năng phòng, chống đuối nước. Phối hợp ngành Giáo dục và Đào tạo, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh xây dựng và nhân rộng các mô hình tiên tiến về dạy bơi, dạy kiến thức kỹ năng phòng, chống đuối nước cho trẻ em và cộng đồng phù hợp với điều kiện thực tiễn tại các đơn vị, xã, phường, trường học, khu dân cư.

Mới đây, trong công điện của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường công tác phòng, chống đuối nước trẻ em, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch được giao cho các nhiệm vụ, bao gồm việc triển khai, hướng dẫn việc xây dựng, bảo dưỡng hệ thống bể bơi tại các thiết chế thể dục, thể thao và khuyến khích các cơ sở dịch vụ thể thao, du lịch có bể bơi hỗ trợ các lớp dạy bơi an toàn trong môi trường nước cho trẻ em.

Như vậy có thể thấy, mặc dù Nhà nước đã có chủ trương dạy bơi cho trẻ em trên cả nước, các cơ quan chức năng, đơn vị nhà trường, cơ sở thể thao cần phối hợp với nhau để tạo điều kiện cho trẻ em đi học bơi. Tuy nhiên, do chưa có cơ chế phối hợp được quy định cụ thể, thực tế xảy ra tình trạng mỗi nơi một kiểu, chỉ có chi phí thì mới hoạt động. Hầu hết các địa phương đều có đề án hoặc thí điểm việc phổ cập bơi phòng, chống đuối nước cho trẻ em, nhưng việc thực hiện còn nhiều khó khăn. Những người thiệt thòi nhất vẫn là trẻ em.

Năm 2018, khi thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung Luật Thể dục thể thao, các đại biểu đã tranh luận về việc quy định môn bơi trở thành môn học bắt buộc trong nhà trường. Sau nhiều phiên thảo luận, Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ ra bơi là kỹ năng sinh tồn, đặc biệt tại một đất nước có rất nhiều sông, hồ, đường biển kéo dài như nước ta. Tuy nhiên, với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta hiện nay, việc quy định bơi là môn bắt buộc trong chương trình chính khóa là khó khả thi. Việc tổ chức cho học sinh học bơi sẽ làm phát sinh chi phí, tạo gánh nặng cho học sinh, phụ huynh và nhà trường, đặc biệt đối với vùng sâu, vùng xa, miền núi.

Dù bơi không được quy định là môn học bắt buộc, nhưng Luật sửa đổi, bổ sung Luật Thể dục thể thao đã quy định trách nhiệm của bộ, cơ quan ngang bộ, UBND cấp tỉnh trong việc phối hợp giữa cơ sở thể thao công lập do mình quản lý với cơ sở giáo dục để sử dụng công trình thể thao phục vụ giáo dục thể chất và hoạt động thể thao trong nhà trường, tại khoản 5 Điều 21.

Như vậy, việc dạy bơi cho học sinh đã được đưa vào luật, cũng như yêu cầu các cơ sở thể thao phối hợp với các cơ sở giáo dục để dạy trẻ em bơi. Tuy nhiên, việc nhiều địa phương vẫn chưa sát sao, đẩy mạnh sự phối hợp triển khai giữa các bên khiến cho việc dạy bơi cho học sinh trở nên khó khăn. Thiết nghĩ, nếu mỗi cơ quan chức năng, đơn vị nhà trường, cơ sở thể thao đều thực hiện đúng trách nhiệm của mình thì việc phổ cập bơi cho trẻ em sẽ được cải thiện rất nhiều, giúp các em có những kỹ năng sinh tồn dưới nước, tránh được những tai nạn thương tâm. Nhờ vậy mục tiêu của Chương trình bơi an toàn phòng, chống đuối nước trẻ em trên cả nước mới có thể đạt được.

Tin cùng chuyên mục

HLV Kim Sang Sik cho rằng đội tuyển Việt Nam có cơ hội chiến thắng Indonesia (Ảnh: VFF)

Sắp 'đối đầu với tiền bối', HLV Kim Sang Sik nói gì?

(PLVN) - "Chúng tôi cũng có thời gian ở cùng phòng. Tôi luôn xem ông Shin là tiền bối. Tôi rất tôn trọng ông ấy. Tôi mong chờ trận đấu ngày mai, khi cả hai cùng ở cương vị huấn luyện trưởng đội tuyển quốc gia và sẽ đối đầu nhau. Tôi sẽ gạt bỏ hết những suy nghĩ cá nhân để tập trung cho trận đấu”, HLV trưởng ĐT Việt Nam nói.

Đọc thêm

Giải Taekwondo Cảnh sát Châu Á mở rộng 2024 tại Việt Nam thành công tốt đẹp

Trao giải tại Lễ bế mạc.
(PLVN) - Ngày 9/12, Giải Taekwondo Cảnh sát châu Á mở rộng năm 2024 đã bế mạc sau 4 ngày diễn ra nhiều giải đấu sôi nổi. Giải Taekwondo Cảnh sát châu Á mở rộng năm 2024 do Bộ Công an đăng cai, Hiệp hội Thể thao CAND Việt Nam và Liên đoàn Taekwondo Cảnh sát thế giới phối hợp tổ chức, diễn ra từ ngày 6 - 9/12 tại Khu liên hợp thể thao tỉnh Quảng Ninh.

Hành trình người khuyết tật chinh phục đấu trường thể thao quốc tế

Những gương mặt vàng của làng thể thao người khuyết tật Việt Nam. (Ảnh: Tổng hợp)
(PLVN) - Thời gian qua, thể thao người khuyết tật đã đóng góp không nhỏ vào bảng vàng thành tích của thể thao Việt Nam. Rất nhiều gương mặt vận động viên người khuyết tật đã được vinh danh trên các đấu trường thể thao khu vực và quốc tế. Trong số đó, nhiều tài năng nổi bật đã được phát hiện thông qua các câu lạc bộ văn hóa thể thao và các giải đấu dành cho người khuyết tật tại cơ sở.

Mãn nhãn đêm nhạc chào mừng Giải Taekwondo Cảnh sát châu Á tại Quảng Ninh

Mãn nhãn đêm nhạc chào mừng Giải Taekwondo Cảnh sát châu Á tại Quảng Ninh
(PLVN) - Tối 7/12, tại Quảng trường 30/10 (phường Hồng Hải, TP Hạ Long), Bộ Công an và UBND tỉnh Quảng Ninh phối hợp tổ chức Đêm nhạc chào mừng Giải Taekwondo Cảnh sát châu Á mở rộng năm 2024 với chủ đề “Rạng rỡ Việt Nam”. Các vị đại biểu, người dân và du khách không khỏi trầm trồ trước những tiết mục thể hiện tại chương trình chào mừng Giải.

"Chúng tôi quyết tâm có 3 điểm"

Đội tuyển Thái Lan đã có mặt tại Hà Nội (Ảnh FAT)
(PLVN) - Trước trận đấu giữa  đội tuyển Timor Leste  và Thái Lan, HLV HLV Masatada Ishii  của đội tuyển Thái Lan đặt mục tiêu có điểm.

AFF Cup: Chờ Chiến thắng đầu tay của ông Kim Sang Sik

Huấn luyện viên Kim Sang Sik cùng đội tuyển Việt Nam hướng tới mục tiêu có 3 điểm trước đội tuyển Lào. (Ảnh: VFF)
(PLVN) - Ngày 9/12 tới tại Viêng Chăn, đội tuyển Việt Nam sẽ đối đầu với đội tuyển Lào tại AFF Cup 2024. Với đối thủ không cùng đẳng cấp, khả năng rời nước bạn với 3 điểm nằm trong tay học trò ông Kim Sang Sik.