Nhật Bản siết chặt qui định về đầu tư nước ngoài trước lo ngại ảnh hưởng của Trung Quốc

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường nghe Chủ tịch Toyota Motor Corp Akio Toyoda giới thiệu về nhà máy của Tập đoàn Toyota Motor ở Tomakomai (Nhật Bản) tháng 5/2018. Ảnh: Kyodo/Getty Images
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường nghe Chủ tịch Toyota Motor Corp Akio Toyoda giới thiệu về nhà máy của Tập đoàn Toyota Motor ở Tomakomai (Nhật Bản) tháng 5/2018. Ảnh: Kyodo/Getty Images
(PLVN) - Toyota Motor Corp và Sony Corp cùng 516 hãng khác đã được đưa vào danh sách "an ninh quốc gia" để đối phó với ảnh hưởng ngày càng tăng của các nhà đầu tư Trung Quốc tại thị trường Nhật Bản.

Theo danh sách do Bộ Tài chính Nhật Bản công bố, nước này xác định, 518 công ty trong số khoảng 3.800 công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán trị giá 5,4 nghìn tỷ USD của nước này "có hoạt động cốt lõi đối với an ninh quốc gia" sẽ được áp dụng các quy định nghiêm ngặt về đầu tư nước ngoài có hiệu lực từ 8/5.

Đó là các quy định về đầu tư nước ngoài trong 12 lĩnh vực quan trọng đối với an ninh quốc gia, như dầu mỏ, đường sắt, tiện ích, vũ khí, không gian, năng lượng hạt nhân, hàng không, viễn thông và an ninh mạng.

Các nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần từ 1% trở lên tại các công ty Nhật Bản trong 12 lĩnh vực này phải được sàng lọc trước về nguyên tắc. Trước đây, qui định sáng lọc này áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần từ 10% trở lên.

Các nhà phê bình cho rằng, quy định này không khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường chứng khoán Nhật Bản và ngăn cản những nỗ lực của Chính phủ nhằm thu hút đầu tư để hồi sinh nền kinh tế. 

Nhưng Bộ trưởng Bộ Tài chính Taro Aso cho biết, công nghệ và bằng sáng chế cần được bảo vệ từ quan điểm an ninh quốc gia. Do đó, Luật Đầu tư nước ngoài sửa đổi (được thông qua vào tháng 11/2019) nhằm mục đích đẩy nhanh đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Nhật Bản và phản bác những chỉ trích rằng Nhận Bản hạn chế đầu tư nước ngoài.

Một số nhà phân tích nhận định, Luật sửa đổi này phản ánh mối quan tâm của Tokyo đối với ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc trong các ngành công nghiệp như quốc phòng, có nguy cơ rò rỉ thông tin bí mật và "chảy máu" công nghệ.

Nền kinh tế lớn thứ ba thế giới này đã có mức tăng trưởng đáng ngạc nhiên là 2,1% trong quý I/2020 do Chính phủ đã tung ra gói hỗ trợ trị giá 1 nghìn tỷ USD để bảo vệ việc làm.

Các nhà đầu tư nước ngoài có ảnh hưởng rất lớn đến giá cổ phiếu của Nhật Bản khi họ sở hữu khoảng 30% trong số 5,4 nghìn tỷ USD trên thị trường chứng khoán và chiếm khoảng 60% doanh thu giao dịch tại nước này.

Đọc thêm

Những lý do đằng sau việc Mỹ muốn đòi lại Kênh đào Panama?

Những lý do đằng sau việc Mỹ muốn đòi lại Kênh đào Panama?
(PLVN) - Tổng thống đắc cử Donald Trump mới đây đã tuyên bố sẽ mở rộng lãnh thổ và sự kiểm soát của quốc gia này, trong đó bao gồm việc sẽ giành lại quyền kiểm soát Kênh đào Panama. Tầm ảnh hưởng của Kênh đào Panama lớn tới đâu và lý do của Mỹ khi bày tỏ mong muốn “đòi lại” con kênh đào này là gì?

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Tuần qua, thế giới chứng kiến hàng loạt sự cố khiến nhiều người chết và bị thương, từ vụ cháy rừng kinh hoàng ở California, va chạm tàu điện tại Pháp, nổ trạm xăng tại Yemen... đến những tai nạn giao thông nghiêm trọng ở Cuba, Pakistan và Nam Phi.

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân
(PLVN) - Bác sĩ quân y Michael Stockin đã nhận tội lạm dụng tình dục hàng chục binh sĩ tại căn cứ Lewis-McChord, Washington, Mỹ. Vụ việc được xem là một trong những bê bối lạm dụng tình dục lớn nhất trong lịch sử quân đội Mỹ, đặt ra yêu cầu khẩn cấp về việc giám sát và cải thiện chính sách tuyển dụng trong quân đội.

Đã có ít nhất 125 người thiệt mạng trong vụ động đất ở Tây Tạng, Trung Quốc

Những ngôi nhà bị hư hại được chụp ảnh sau trận động đất (Ảnh: Reuters)
(PLVN) - Trận động đất mạnh 7,1 độ richter đã xảy ra tại khu vực hẻo lánh ở phía nam Tây Tạng, gần biên giới Trung Quốc và Nepal, khiến ít nhất 125 người thiệt mạng và 188 người bị thương. Sự kiện đau lòng này đã làm sụp đổ hàng nghìn ngôi nhà và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân địa phương.

Phát hiện thi thể một nhà báo chống tham nhũng trong bể phốt

Nhà báo Mukesh Chandrakar (Ảnh: The Guardian)
(PLVN) - Anh Mukesh Chandrakar, một nhà báo nổi tiếng ở bang Chhattisgarh, Ấn Độ, đã bị phát hiện tử vong trong một bể phốt với dấu hiệu bị sát hại. Sự việc gây chấn động dư luận và đặt ra yêu cầu cấp bách về việc bảo vệ an toàn cho các nhà báo trong môi trường làm việc nguy hiểm.