Nhật Bản sẽ xả nước thải nhà máy Fukushima ra biển

Những bể chứa nước thải hạt nhân tại nhà máy điện Fukushima số 1.
Những bể chứa nước thải hạt nhân tại nhà máy điện Fukushima số 1.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Chính phủ Nhật Bản ngày 13/4 cho biết tiến hành xả nước nhiễm phóng xạ nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi vào Thái Bình Dương.

Theo Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản, việc xả thải có kiểm soát này trong khoảng 2 năm tới mới có thể diễn ra, do Công ty Điện lực Tokyo (METI) cần có thêm thời gian chuẩn bị. 

METI cho biết, lượng nước nhiễm phóng xạ sẽ được pha loãng trước khi xả ra ngoài biển, và Chính phủ Nhật sẽ tăng cường nỗ lực giám sát hoạt động xả thải.

Chính phủ Nhật Bản sẽ hợp tác với  Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) và chính quyền các địa phương để kiểm tra sự an toàn trong việc xả thải và duy trì sự minh bạch.

Theo trang tin Bloomberg, quyết định trên đã chấm dứt nhiều năm tranh cãi về việc làm thế nào để loại bỏ lượng nước nhiễm phóng xạ đủ để lấp đầy hơn 500 bể bơi tiêu chuẩn Olympic, vốn bị rò rỉ từ nhà máy điện hạt nhân bị hư hại sau thảm họa kép động đất và sóng thần năm 2011.

Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide cho biết: “Việc xả lượng nước đã qua xử lý là một vấn đề không thể tránh khỏi đối với việc ngừng vận hành nhà máy điện hạt nhân Fukushima".

Động thái này của Nhật Bản cũng bị hai quốc gia láng giềng là Trung Quốc và Hàn Quốc chỉ trích.

Hôm 12/4, Hàn Quốc bày tỏ "quan ngại nghiêm trọng" về hoạt động xả thải sắp tới, trong khi Trung Quốc kêu gọi Nhật Bản xử lý vấn đề này một cách thận trọng. Các nhóm ngư dân địa phương ở tỉnh Fukushima cũng cho biết họ cực lực phản đối việc xả thải.

Nhật Bản đã tiến hành xử lý nước nhiễm phóng xạ bằng hệ thống ALPS, và chứa trong các bồn của nhà máy. Hiện khối lượng nước tại đây đã hơn 1,25 triệu tấn, và TEPCO chuẩn bị hết chỗ chứa vào mùa thu năm sau.

Tin cùng chuyên mục

Hình ảnh tại cuộc họp.

Hoạt động mới của Tổng thống Ukraine Zelensky

(PLVN) - Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 28/3 đã gặp phái đoàn của nhóm Đổi mới châu Âu thuộc Nghị viện châu Âu do Chủ tịch nhóm Valérie Hayer đứng đầu, tờ Ukrinform dẫn thông tin từ Văn phòng Tổng thống Ukraine cho biết.

Đọc thêm

Việt Nam phát biểu chung đại diện nhóm các nước tại Khóa họp 55 Hội đồng Nhân quyền

 Đại sứ Mai Phan Dũng, Trưởng Phái đoàn Thường trực của Việt Nam tại Liên hợp quốc phát biểu tại Phiên họp. Ảnh: Anh Hiển/TTXVN
(PLVN) - Theo tin từ Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam bên cạnh Liên hợp quốc (LHQ), Tổ chức Thương mại thế giới và các Tổ chức quốc tế khác tại Geneva, trong khuôn khổ Khóa họp 55 của Hội đồng Nhân quyền (HĐNQ) LHQ tại Geneva, Thụy Sĩ, ngày 27/3, Đại sứ Mai Phan Dũng, Trưởng Phái đoàn đã có bài phát biểu chung trong Phiên thảo luận chung tại đề mục về việc theo sát và thực hiện Tuyên bố và Chương trình hành động Vienna (VDPA) với chủ đề về bảo vệ cơ sở hạ tầng thiết yếu người dân trong xung đột vũ trang, thu hút đông đảo các nước tham gia quan tâm và đồng bảo trợ.

Việt Nam – Hoa Kỳ thúc đẩy việc triển khai các thỏa thuận cấp cao

Hình ảnh tại Đối thoại.
(PLVN) - Nhận lời mời của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken và triển khai thực hiện Tuyên bố chung giữa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden tháng 9/2023 về nâng cấp quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ lên Đối tác chiến lược toàn diện, ngày 25/3, tại thủ đô Washington D.C., Hoa Kỳ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và Ngoại trưởng Antony Blinken đã đồng chủ trì Đối thoại cấp Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam - Hoa Kỳ lần thứ nhất.