Nhật Bản dỡ bỏ các hạn chế COVID-19 và nới lỏng kiểm soát biên giới

 Làn sóng lây nhiễm do biến thể Omicron ở Nhật Bản tiếp tục giảm. Ảnh: Reuters (chụp ngày 9/2/2022)
Làn sóng lây nhiễm do biến thể Omicron ở Nhật Bản tiếp tục giảm. Ảnh: Reuters (chụp ngày 9/2/2022)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Hôm nay (15/3), Nhật Bản sẽ thông báo về việc dỡ bỏ các hạn chế COVID-19 áp dụng đối với Tokyo và 17 tỉnh khác khi làn sóng lây nhiễm do biến thể Omicron tiếp tục giảm.

Thủ tướng Fumio Kishida dự kiến ​​phát biểu lúc 7 giờ tối (khoảng 17 giờ theo giờ Việt Nam) ​​thông báo dỡ bỏ các hạn chế COVID-19 vào ngày 21/3, cùng với việc nới lỏng hơn nữa các biện pháp kiểm soát biên giới, truyền thông địa phương đưa tin.

Một đợt Omicron đã dẫn đến tỷ lệ lây nhiễm kỷ lục ở thủ đô và khắp Nhật Bản vào tháng Hai, đợt đại dịch có tỷ lệ tử vong cao nhất của quốc gia này cho đến nay.

Sau khi khởi đầu chậm chạp, chương trình tăng cường vaccine COVID-19 của Chính phủ đã được đẩy nhanh, với khoảng 71% dân số già dễ bị tổn thương được tiêm liều thứ ba.

Các qui định tình trạng hạn chế khẩn cấp hiện đang được áp dụng tại 18 trong số 47 tỉnh của trung tâm Nhật Bản về việc giới hạn giờ làm việc cho các quán ăn và các cơ sở kinh doanh khác.

Các quan chức ở quận phía tây Osaka đã xem xét yêu cầu gia hạn các hạn chế do số người nhập viện cao, nhưng cũng đã quyết định dỡ bỏ, Kyodo News đưa tin.

Các biện pháp đã có tác động đến nền kinh tế, đặc biệt là khu vực dịch vụ. Daiju Aoki, nhà kinh tế trưởng Nhật Bản tại UBS SuMi TRUST Wealth Management, cho biết: “Một lượng nhu cầu dịch vụ nhất định sẽ được giải phóng nếu các hạn chế được dỡ bỏ vì các hộ gia đình hiện có khá nhiều tiền tiết kiệm và nó trùng với kỳ nghỉ xuân”.

Các chuyên gia y tế cho biết làn sóng Omicron hiện tại vẫn chưa kết thúc và các biến thể mới có thể xuất hiện bất cứ lúc nào. Nhưng các hạn chế, được sử dụng nhiều lần trong hai năm đại dịch, đã mất tác dụng đối với hành vi nơi công cộng, theo đánh giá của Giáo sư Hitoshi Oshitani của Đại học Tohoku, cố vấn chính về ứng phó đại dịch của Chính phủ.

Giáo sư Oshitani cho biết: “Chúng ta cần có một chiến lược khác để ngăn chặn sự lây truyền trong giai đoạn này. "Vẫn còn quá sớm để thảo luận về một loại chiến lược thoát khỏi loại virus này."

Thủ tướng Kishida cũng có khả năng sẽ thông báo nâng giới hạn lượng khách đến Nhật Bản hàng ngày lên 10.000 người kể từ tháng 4, từ mức 7.000 người hiện tại, theo phương tiện truyền thông, bước mới nhất trong việc nới lỏng các quy định biên giới cứng rắn, ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của doanh nghiệp và giáo dục.

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.