Nhật Bản chính thức bước vào “tình trạng khẩn cấp“

Người dân Tokyo đươc hướng dẫn chỉ ra đường trong trường hợp cần thiết.  Ảnh: Metropolis Magazine
Người dân Tokyo đươc hướng dẫn chỉ ra đường trong trường hợp cần thiết. Ảnh: Metropolis Magazine
(PLVN) - Thủ tướng Shinzo Abe tuyên bố tình trạng khẩn cấp tại Tokyo và 6 thành phố lân cận cho đến ngày 6/5 trước sự lây nhiễm virus corona đang lan rộng trên khắp Nhật Bản.

Sáng sớm nay - 7/4, Thủ tướng Shinzo Abe tuyên bố tình trạng khẩn cấp tại Tokyo và sáu TP lân cận do sự bùng phát của virus corona trong bối cảnh các dấu hiệu lây nhiễm đang lan rộng trên khắp Nhật Bản.

Ông Abe đã phải chịu sức ép từ các thống đốc và bác sĩ địa phương trong việc ban hành tình trạng khẩn cấp do lo ngại sự bùng nổ lây nhiễm virus corona sẽ làm căng thẳng hệ thống y tế của đất nước hơn nữa.

Tuyên bố, sẽ có hiệu lực cho đến ngày 6/5, sẽ bao gồm Tokyo và các quận lân cận của Chiba, Kanagawa và Saitama, cũng như Osaka, Hyogo và Fukuoka.

Nhật Bản chính thức bước vào “tình trạng khẩn cấp“ ảnh 1
 Thủ tướng Shinzo Abe sẽ tuyên bố tình trạng khẩn cấp tại Tokyo và sáu TP lân cận. Ảnh: Kyodo Times

Vậy cuộc sống sẽ thay đổi như thế nào đối với cư dân các địa phương bị áp dụng tình trạng khẩn cấp?

Theo Kyodo Times, mọi người sẽ được hướng dẫn ở nhà, chỉ ra ngoài khi cần thiết như mua thực phẩm và đồ dùng hàng ngày hoặc tìm kiếm sự chăm sóc y tế. Làm việc tại nhà sẽ được khuyến khích nhưng không bắt buộc ở các địa phương này.

Chính phủ đã khuyến cáo người dân không cần tích trữ các nhu yếu phẩm hàng ngày như giấy vệ sinh vì các cơ sở thiết yếu như siêu thị, cửa hàng tiện lợi và hiệu thuốc sẽ vẫn mở.

"Chúng tôi đang yêu cầu sự hợp tác của công chúng trong việc giảm tiếp xúc giữa người với người để hạn chế lây truyền virus corona", Thủ tướng Shinzo Abe nói với các phóng viên hôm 6/4.

Những nơi mà mọi người tụ tập với số lượng lớn như nhà hát, phòng hòa nhạc và sân vận động thể thao có thể được yêu cầu đóng cửa và các sự kiện lớn bị hủy bỏ hoặc hoãn lại.

Trước khi có tuyên bố của Thủ tướng, Tokyo và các khu vực đông dân cư khác đã tự thực hiện các biện pháp như vậy, với nhiều cửa hàng và nhà hàng đóng cửa vào cuối tuần và số người ra đường ít hơn nhiều so với bình thường.

Nhiều trường học cũng dự kiến cho hoc sinh nghỉ học cho đến khi kỳ nghỉ Tuần lễ vàng (kết thúc vào ngày 6/5), cùng ngày tình trạng khẩn cấp dự kiến sẽ được dỡ bỏ. Các cơ sở chăm sóc cho người già, cho đến nay vẫn còn mở, cũng có thể được yêu cầu đóng cửa.

Giao thông công cộng sẽ tiếp tục hoạt động, mặc dù có thể có thay đổi về lịch trình hoặc giảm các dịch vụ tùy theo nhu cầu.

Người dân Tokyo đươc hướng dẫn chỉ ra đường trong trường hợp cần thiết. Ảnh: Metropolis Magazine
 Người dân Tokyo đươc hướng dẫn chỉ ra đường trong trường hợp cần thiết. Ảnh: Metropolis Magazine

Công ty Đường sắt Đông Nhật Bản, phục vụ Tokyo và khu vực lân cận, đã báo cáo giảm 30% lượng hành khách trên Tuyến Yamanote vào cuối ngày 28 đến 29/3, khi Thống đốc Tokyo Yuriko Koike yêu cầu 14 triệu cư dân thủ đô ở nhà. Yêu cầu này vẫn sẽ được thực hiện vào cuối tuần sau.

Theo luật pháp Nhật Bản, việc phong tỏa trên toàn TP, như đã thấy ở các quốc gia khác bị ảnh hưởng nặng nề bởi virus corona như Trung Quốc và Pháp, không thể được thi hành. Song tuyên bố của ông Abe vẫn sẽ hạn chế quyền tự do của mọi người.

"Ông Abe dự kiến sẽ tổ chức một cuộc họp báo để giải thích quyết định của mình vào lúc 7 giờ tối nay", Văn phòng Thủ tướng cho biết.

Thủ tướng Abe đã hứa thực hiện các biện pháp kích thích "táo bạo nhất từ trước đến nay" để giúp các hộ gia đình và doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong bối cảnh dịch COVID-19. Mặc dù trước đó, các nhà kinh tế đã dự báo, Nhật Bản sẽ rơi vào suy thoái trong quý 1 năm nay do ảnh hưởng của đại dịch này.

Chính phủ đang kết hợp các biện pháp kích thích, trong đó sẽ bao gồm việc phát tiền mặt cho các hộ gia đình đang gặp khó khăn khi có tuyên bố tình trạng khẩn cấp vào hôm nay -7/4.

Năm 2008, Chính phủ đã từng có gói hỗ trợ hơn 56,8 nghìn tỷ yên (522 tỷ USD) để khôi phục nền kinh tế do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.