Nhập thế để chia sẻ trách nhiệm xã hội và tham gia lãnh đạo toàn cầu

Đại lễ Vesak 2019 là dịp để các đại biểu trong nước và quốc tế cùng thảo luận về nhiều vấn đề nóng bỏng của thời đại hôm nay. Ảnh: Thiên Điểu
Đại lễ Vesak 2019 là dịp để các đại biểu trong nước và quốc tế cùng thảo luận về nhiều vấn đề nóng bỏng của thời đại hôm nay. Ảnh: Thiên Điểu
(PLVN) - Trải qua bao đổi thay, minh triết Phật giáo vẫn luôn trường tồn trong lịch sử văn minh nhân loại hơn 25 thế kỷ qua. Trước những thách thức và biến đổi của thế giới, giáo lý Phật giáo ngày càng chứng tỏ tính ưu việt nổi trội. 

Thế giới đang phải đối mặt với nhiều vấn đề nan giải như chiến tranh, xung đột, khủng bố, ô nhiễm môi trường, bất bình đẳng…, trong đó, khủng hoảng niềm tin lẫn nhau dẫn đến tình người bị mai một, sự ích kỷ lên ngôi, sự thiếu trách nhiệm chung để xây dựng một xã hội bền vững là những vấn đề có tính căn bản, cấp bách và bao trùm nhất. Trong bức tranh tưởng chừng u ám và bế tắc ấy, tính trong sáng của Phật giáo đem tới một góc tiếp cận đặc sắc để có thể hóa giải mọi khổ đau một cách vững bền. 

Phật giáo có thể hóa giải mọi khổ đau

Đó cũng chính là chủ đề chính của Đại lễ Phật đản Liên Hợp quốc Vesak 2019 năm nay, do Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Chính phủ Việt Nam vinh dự đăng cai lần thứ 3 tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Tam Chúc, tỉnh Hà Nam, Việt Nam. Đại lễ lần này là một minh chứng cho tầm vóc, ý thức trách nhiệm cao cả của Phật giáo trước những vấn đề thời sự cấp bách lớn lao của thời đại, đồng thời nói lên thái độ sống tích cực cũng như khẳng định niềm tin về khả năng đóng góp của Phật giáo cho thế giới. 

Thông thường, để giải quyết các vấn đề chung của xã hội, người ta có thể tiếp cận từ nhiều góc độ khoa học, thực tiễn khác nhau như chính trị học, kinh tế học, xã hội học… Cách tiếp cận của Phật giáo về sự lãnh đạo toàn cầu và trách nhiệm cùng chia sẻ vì xã hội bền vững là cách áp dụng những giá trị minh triết và phương thức xử lý vấn đề trong thực tiễn của Phật giáo đối với các vấn đề liên quan.

Cách tiếp cận này có tính nhân bản sâu sắc, xuất phát từ các giá trị cốt lõi của con người quay trở lại phục vụ việc hóa giải khổ đau, chữa lành tâm hồn con người để mỗi người được sống hạnh phúc và góp phần tạo nên một thế giới hạnh phúc. Tinh thần từ bi, vô ngã, khoan dung, vị tha, hòa hợp và hòa bình thông qua con đường Bát chính đạo là những giá trị cơ bản, trong sáng, hoàn toàn phù hợp mà đạo Phật có thể phát huy để góp phần giải quyết những vấn nạn của thời đại hiện nay.

Chẳng hạn, nếu như từ các lãnh đạo quốc gia đến những người dân bình thường đều thấu hiểu hai trụ cột triết lý của đạo Phật gồm trí tuệ (sự hiểu biết chân chính, không thiên lệch, chấp nhận sự đa dạng và khác biệt của nhau), và từ bi (sự yêu thương, sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau vô điều kiện), thì chắc hẳn những xung đột về lợi ích trong xã hội sẽ được giảm thiểu đi rất nhiều. 

Sự tác động của các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 và xu hướng toàn cầu hóa đang kết nối thế giới thành một mạng lưới chung, vừa đem lại nhiều cơ hội nhưng cũng tiềm ẩn nguy cơ xung đột, bạo lực và cực đoan. Niềm tin vào Phật tính trong mỗi con người bình đẳng không phân biệt chủng tộc, giới tính, giàu nghèo… đã góp phần hình thành sáng kiến liên kết mọi người trên thế giới trong một tinh thần hòa hợp dựa trên giáo lý và giải pháp của Phật giáo.

Phật giáo thế giới khi đoàn kết, liên hiệp lại có thể phát huy mạnh mẽ vai trò lãnh đạo toàn cầu bằng chính tính trong sáng (vô ngã) của mình để cùng với các thiết chế chính trị, văn hóa, xã hội khác kiến tạo một thế giới hòa bình, thịnh vượng, phát triển bền vững trong sự trân trọng giá trị của mọi sinh linh. Sự lãnh đạo toàn cầu để giải quyết các vấn nạn thời đại tiếp cận từ giáo lý của Phật giáo không chỉ đề xuất một mô hình lãnh đạo hữu hình với các công cụ quản lý cụ thể, mà còn kêu gọi sự tự lãnh đạo, tự làm chủ bản thân từ bên trong mỗi cá nhân dựa theo các giá trị căn bản của đạo Phật.

Trong đó, đạo Phật hướng con người đến khả năng trau dồi trí tuệ để tăng cường hiểu biết và có chính niệm, khả năng rèn luyện lòng yêu thương, sẵn sàng giúp đỡ mọi người vô điều kiện để thấy nụ cười của người khác là niềm hạnh phúc của chính mình. Đó chính là tính trong sáng của đạo Phật. Đại lễ Vesak 2019 lần này có sứ mệnh là tìm ra được tiêu chuẩn hạt giống thiện lành để gieo vào thế giới này.

Trên tinh thần đó, hoạt động giáo dục và truyền bá giáo lý nhà Phật sẽ là nòng cốt để dẫn dắt quá trình tự điều chỉnh bản thân của mỗi người nhằm đạt được cuộc sống hạnh phúc hơn cho mình và cho cộng đồng. 

Nhằm xây dựng một xã hội bền vững theo các mục tiêu thiên niên kỷ của Liên Hợp quốc, tinh thần “hiểu để thương” của Phật giáo sẽ có khả năng định hướng cho cá nhân và cộng đồng sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau, cùng gánh vác và chia sẻ trách nhiệm chung, hạn chế tiến tới gạt bỏ sự ích kỷ cá nhân. Các tính chất ưu việt mà giáo lý Phật giáo đề xuất là những góc tiếp cận giúp Phật giáo hiện thực hóa các trách nhiệm của Tăng già, Phật tử cũng như mọi cá nhân cho cộng đồng.

Giáo lý của Phật giáo khi được thông tỏ sẽ giúp từng cá nhân cũng như các tập thể tu tập để hạn chế sự ích kỷ, mở rộng lòng yêu thương, sẵn sàng giúp đỡ mọi người nhằm kiến tạo và duy trì môi trường sống hòa hợp, hạnh phúc trên ngôi nhà chung trái đất của chúng ta.

Hãy đoàn kết và dấn thân hành động nhập thế

Với hơn hai ngàn năm hoằng pháp độ sinh trên đất nước và hòa mình vào trong dân tộc, đạo Phật ở Việt Nam với tinh thần nhập thế luôn là một thành viên được tin cậy trong khối đại đoàn kết toàn dân trong suốt dòng lịch sử dựng nước và giữ nước, trong sự nghiệp giải phóng dân tộc trước đây cũng như công cuộc đổi mới, xây dựng đất nước hiện nay.

Những nỗi khổ đau mà nhiều thế hệ người dân Việt Nam từng trải qua trong nhiều cuộc chiến tranh đã tạo nên trong họ năng lực khoan dung, thấu hiểu để trân trọng cuộc sống, yêu thương con người – những hạt giống tâm hồn quý giá mà đạo Phật luôn trân trọng, nâng niu và tìm cách gieo vào mọi miền đất của thế giới. Một trong những biểu tượng nổi bật của văn hóa Phật giáo Việt Nam là hình ảnh Phật Bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay với các giá trị của Phật giáo được biểu hiện đầy tinh tế.

Những đôi mắt tượng trưng cho nhận thức, chính kiến, hiểu biết, trí tuệ và cũng là cửa sổ tâm hồn, những bàn tay trong hình tượng Phật biểu thị cho hành động trong sáng, rộng lượng và sẵn sàng đưa tay chia sẻ, giúp đỡ nhân gian. “Giàu hai con mắt, khó hai bàn tay” – cặp phạm trù con mắt – bàn tay này cũng là cách biểu đạt giá trị của một con người với khả năng tri nhận và hành động đúng đắn để hoàn thiện bản thân và đóng góp cho thế giới.

Hình tượng bàn tay trong bức tượng Phật có tuổi đời hàng trăm năm này đã truyền cảm hứng vào logo của đại lễ Vesak Liên Hợp quốc 2019 lần này, khi ta thấy vòng ngoài của logo là những cánh hoa sen hồng như những bàn tay úp vào nhau nối thành một vòng tròn gắn kết, chở che và chia sẻ.

 Từ cảm hứng của tinh thần Phật giáo nhập thế trên mảnh đất Việt Nam xinh đẹp, giàu bản sắc văn hóa, đã trải qua nhiều hi sinh mất mát này, đại lễ Vesak Liên Hợp quốc 2019 là một diễn đàn để các cộng đồng và tổ chức Phật giáo thế giới thảo luận và tìm kiếm giải pháp Phật giáo cho các mục tiêu mà Liên Hợp quốc theo đuổi, bao gồm các khía cạnh như: sự lãnh đạo bằng chính niệm vì hòa bình bền vững; cách tiếp cận của Phật giáo về gia đình hòa hợp, chăm sóc sức khỏe và xây dựng xã hội bền vững; về giáo dục đạo đức toàn cầu; về Cách mạng công nghiệp 4.0; và về tiêu thụ có trách nhiệm, vì môi trường bền vững. 

Thông điệp của đại lễ Vesak Liên Hợp quốc 2019 tại Việt Nam kêu gọi lãnh đạo Phật giáo thế giới hãy đoàn kết và dấn thân hành động nhập thế, chia sẻ và thực thi các giải pháp trị liệu đối với các thách thức xã hội mang tính toàn cầu trong thời đại chúng ta.

Đại lễ Vesak cũng là dịp để tất cả chúng ta suy ngẫm và tôn vinh những giá trị trường tồn trong tư tưởng nhân văn của Phật giáo, khuyến khích mỗi cá nhân và cộng đồng kiến tạo và duy trì hạnh phúc không chỉ bằng việc tìm kiếm các giá trị vật chất mà hơn thế, là đạt tới sự an lạc trong tâm hồn, từ đó góp phần xây dựng một thế giới chung hạnh phúc.

Tin cùng chuyên mục

Diễn đàn Quốc gia Phát triển kinh tế số và xã hội số lần thứ II

Diễn đàn Quốc gia Phát triển kinh tế số và xã hội số lần thứ II

(PLVN) - Sáng 14/11, tại tỉnh Bình Dương, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương và UBND tỉnh Bình Dương tổ chức Diễn đàn Quốc gia Phát triển kinh tế số và xã hội số lần thứ II với chủ đề “Sáng tạo ứng dụng công nghệ số vào các ngành, lĩnh vực để phát triển kinh tế số và nâng cao năng suất lao động”. Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình dự và chỉ đạo hội nghị.

Đọc thêm

Tuyên bố chung Việt Nam - Peru

Tuyên bố chung Việt Nam - Peru
Nhân dịp Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm chính thức Peru theo lời mời của Tổng thống Dina Ercilia Boluarte Zegarra, ngày 13/11 theo giờ địa phương, hai bên đã ra tuyên bố chung về việc tăng cường quan hệ song phương giữa nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa Peru. Trân trọng giới thiệu toàn văn Tuyên bố chung:

Hội thảo khoa học quốc gia 'Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn'

Ảnh minh họa. Nguồn: VOV
Ngày mai - 15/11, Hội thảo khoa học quốc gia với chủ đề “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn” diễn ra tại Hà Nội. Hội thảo do Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức.

Việt Nam - Peru hướng tới đưa quan hệ lên một tầm cao mới

Lễ đón Chủ tịch nước Lương Cường tại Sân bay Quốc tế Jorge Chávez ở Lima, Peru. (Ảnh: TTXVN).
(PLVN) - Chuyến thăm chính thức nước Cộng hòa Peru của Chủ tịch nước Lương Cường và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam diễn ra đúng vào dịp hai nước kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao. Chuyến thăm được kỳ vọng sẽ là dấu mốc lịch sử, góp phần củng cố nền tảng quan hệ chính trị tốt đẹp giữa hai nước, nâng cao hiệu quả hợp tác trong các lĩnh vực tiềm năng và hướng tới đưa quan hệ lên một tầm cao mới.

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 50 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 50 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Từ ngày 11 đến ngày 13/11/2024,tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 50. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp. Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung sau:

Giao địa phương cơ chế đặc thù giải phóng mặt bằng cho đường sắt tốc độ cao

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng trình bày Tờ trình của Chính phủ về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam. (Ảnh: Phạm Thắng)
(PLVN) - Thảo luận về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Thủy đề nghị Chính phủ cần nghiên cứu kinh nghiệm, cơ chế giải quyết những dự án trước; đồng thời mạnh dạn giao địa phương có cơ chế đặc thù giải phóng mặt bằng để dự án có thể bảo đảm tiến độ đề ra.

Chủ tịch nước đến Lima, bắt đầu chuyến thăm chính thức Peru và tham dự Tuần lễ Cấp cao APEC

Chủ tịch nước đến Lima, bắt đầu chuyến thăm chính thức Peru và tham dự Tuần lễ Cấp cao APEC
Theo đặc phái viên TTXVN, vào lúc 15h45 chiều 12/11 theo giờ địa phương, chuyên cơ chở Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Jorge Chavez ở thủ đô Lima, bắt đầu đầu chuyến thăm chính thức Cộng hoà Peru và tham dự Tuần lễ Cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) 2024 tại Lima, Peru theo lời mời của Tổng thống Dina Ercilia Boluarte Zegarra.

Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Hoàn thành toàn bộ chương trình phiên chất vấn và trả lời chất vấn

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn khẳng định, phiên chất vấn đã thành công tốt đẹp với những cam kết mạnh mẽ trong chỉ đạo, quản lý, điều hành. (Ảnh: TTXVN).
(PLVN) -  Chiều 12/11, phát biểu kết luận phiên chất vấn và trả lời chất vấn, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, sau 2 ngày làm việc nghiêm túc và trách nhiệm cao, với tinh thần đổi mới, đồng hành cùng với Chính phủ, cùng các cơ quan, tổ chức trong cả hệ thống chính trị, quyết tâm vượt qua khó khăn, thách thức, phấn đấu hoàn thành cao nhất các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 và những năm tiếp theo...

Phải gỡ vướng về thể chế, mới đạt được mục tiêu 100 năm đã đề ra

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm rõ các vấn đề có liên quan đến công tác điều hành của Chính phủ và trực tiếp trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội. (Ảnh: quochoi.vn)
(PLVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng, nếu cứ tăng trưởng với tốc độ 6-7%/năm như hiện nay thì ta rất khó đạt được mục tiêu 100 năm đã đặt ra. Để thực hiện được ưu tiên tăng trưởng, phải tháo gỡ vướng mắc thể chế để huy động mọi nguồn lực của Nhà nước, Nhân dân, xã hội, của nước ngoài trực tiếp và gián tiếp.